Năm 2024: Kỳ vọng vốn FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng kỷ lục


(CHG) Theo chuyên gia đến từ Cushman & Wakefield (NYSE: CWK) - Công ty tư vấn dịch vụ bất động sản hàng đầu thế giới cho rằng, kết thúc năm 2023 vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được coi là một điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam và dự báo, dòng vốn này sẽ tiếp tục chảy nhiều vào Việt Nam trong năm 2024, nhất là lĩnh vực vi mạch bán dẫn, công nghệ cao, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng.
Vốn FDI tăng vọt
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn (FDI) tính đến hết ngày 20/1/2024 bao gồm; cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMCP) đã đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó vốn đầu tư đăng ký mới vẫn tăng mạnh.
Cụ thể, có 75 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 15,7% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 235,4 triệu USD (giảm 23,1% so với cùng kỳ); có 174 lượt GVMCP  (giảm 14,7% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 116,5 triệu USD (giảm 33,1% so với cùng kỳ).
Lĩnh vực công nghệ cao đang thu hút mạnh các nhà ĐTNN
Lĩnh vực công nghệ cao, bán dẫn đang thu hút mạnh các nhà ĐTNN (Ảnh: Internet)
Đặc biệt, có 190 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 24,2% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 66,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có dự án quy mô lớn (hơn 600 triệu USD) là một trong những nhân tố chính thúc đẩy vốn ĐTNN tăng mạnh.
Về lĩnh vực đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 15 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, kinh doanh BĐS dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1,27 tỷ USD, chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 2 lần so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 926 triệu USD, chiếm 39,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 65,2 triệu USD và gần 54,5 triệu USD.
Về số lượng dự án, bán buôn, bán lẻ là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 38,9%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 49,4%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng số lượt điều chỉnh vốn cao nhất (73,3%).
Từ đầu năm đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 35 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 867 triệu USD, chiếm 36,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 39,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Bà Rịa-Vũng Tàu đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 282 triệu USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Sau đó lần lượt là Bắc Giang, Bắc Ninh, Đồng Nai…
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư của Hà Nội tăng mạnh do có dự án đầu tư mới lớn với tổng vốn đầu tư hơn 662 triệu USD với mục tiêu đầu tư dự án khu đô thị mới ở Hà Nội. Nếu xét về số dự án, TP.HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 42,1%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 78,2%). Bắc Ninh dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 16%).
Kỳ vọng tăng tốc dòng vốn FDI
Theo bà Trang Bùi, chuyên gia đến từ Cushman & Wakefield, thì cơ hội thu hút đầu tư FDI của Việt Nam trong năm 2024 và những năm tới đang mở ra như năm 2008 - thời điểm Việt Nam vừa tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Kiểm soát tốt kinh tế vĩ mô là một trong những điều kiện để nhà ĐTNN tin tường
Kiểm soát tốt kinh tế vĩ mô là một trong những điều kiện để nhà ĐTNN tin tưởng (Ảnh: Bảo Lan)
“Các điều kiện đảm bảo cho ĐTNN có hiệu quả, chính là sự ổn định về chính trị, tầm kiểm soát lạm phát, duy trì phát triển kinh tế vĩ mô và cơ sở hạ tầng “cứng” bao gồm hệ thống giao thông, bến cảng, logistics… đều đã được Việt Nam tăng cường. Cùng với đó, nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư nước ngoài cũng sẽ tiếp tục là điểm cộng để nhà đầu tư tin tưởng”. Bà Trang Bùi phân tích.
Cùng với chương trình hành động của chính phủ được nhất quán và thực thi từ trung ương xuống tới địa phương. Đơn cử, Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp có các cuộc đối thoại, gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp FDI, lắng nghe kiến nghị, từ đó chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tháo gỡ nhiều vướng mắc. Chính phủ cũng liên tục cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng.
Với một nền kinh tế có độ mở rất cao, khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, trong đó có 16 FTA đang được thực thi hiệu quả, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế. Kỳ vọng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thu hút FDI chất lượng cao từ các doanh nghiệp lớn trên thế giới như: vi mạch bán dẫn, công nghệ cao, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng.
Nhận định về dòng vốn FDI trong năm 2024, chuyên gia đến từ Cushman & Wakefield cũng cho rằng, cú huých nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước như Nhật Bản và EU… và đặc biệt, sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ - Joe Biden vào tháng 9/2023 vừa qua, đã tạo hiệu ứng lan tỏa tới dòng vốn FDI từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… gia tăng vào Việt Nam.
Một yếu tố nữa, đó chính là cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động, tích cực, vượt khó, tìm kiếm dự án và nhà ĐTNN thích hợp, để tiến hành hợp tác đầu tư theo đúng xu hướng đầu tư mới trên thế giới hướng vào đầu tư xanh, công nghệ cao… phù hợp với định hướng hợp tác đầu tư nước ngoài trong gian đoạn hiện nay và các năm tới của Việt Nam.
Chuyên gia Cushman & Wakefield cũng chú ý, đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2024 và những năm tới được kỳ vọng phụ thuộc nhiều vào việc thực thi những cam kết của Mỹ trong nâng cấp quan hệ với Việt Nam và nếu đạt được mọi thỏa thuận thì “Việt Nam có thể đón đợt bùng nổ đầu tư nước ngoài lần thứ tư”. Báo Nikkei của Mỹ nhận định.
Còn lại: 1000 ký tự
Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của dân trí tài chính số tới quyết định sử dụng các dịch vụ tài chính số của GenZ tại Việt Nam

Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của dân trí tài chính số tới quyết định sử dụng các dịch vụ tài chính số của GenZ tại Việt Nam do Nguyễn Quỳnh Anh - Nguyễn Huyền Anh (Trường Đại học Điện lực) thực hiện

Xem chi tiết
Nghiên cứu phỏng vấn sự khác nhau về tâm lý khách hàng đối với ý định chuyển đổi sang mua online theo nhóm hàng

Nghiên cứu phỏng vấn sự khác nhau về tâm lý khách hàng đối với ý định chuyển đổi sang mua online theo nhóm hàng do TS. Phan Duy Hùng* (Trường Đại học Điện lực) thực hiện

Xem chi tiết
Khó khăn và thách thức khi áp dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam

Đề tài Khó khăn và thách thức khi áp dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam do ThS. Đỗ Ngọc Phương Anh (Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Chính sách và Phát triển) thực hiện.

Xem chi tiết
Thực trạng tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp công nghiệp tại Hà Nội

Đề tài Thực trạng tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp công nghiệp tại Hà Nội do Phạm Mai Chi 1- Nguyễn Quang Chương1 (1Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ) thực hiện.

Xem chi tiết
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3