Ngành TMĐT bùng nổ kéo theo nhu cầu về bất động sản hậu cần đô thị


(CHG) - Báo cáo thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020 - 2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đạt 52 tỷ USD. Điều này giúp Việt Nam trở thành một trong những thị trường TMĐT tiềm năng nhất khu vực ASEAN.
TMĐT làm bùng nổ loại hình mới
Báo cáo trên cũng chỉ ra rằng, người tiêu dùng (NTD) Việt Nam ngày càng ưa chuộng sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến. Điều này sẽ thúc đẩy làn sóng dịch chuyển lưu trữ hàng hóa từ cửa hàng bán lẻ sang không gian kho hàng.
Giám đốc cấp cao của 
Cushman & Wakefield (NYSE: CWK) – Trang Bùi cũng cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT đang định hình lại thị trường logistics và tạo ra nhiều loại tài sản đa dạng hơn, trong đó, nổi bật nhất là BĐS hậu cần đô thị và đây cũng là lĩnh vực đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới truyền thông và giới đầu tư.
Cushman & Wakefield
TMĐT bùng nổ đã kéo theo sự phát triển của mô hình hậu cần đô thị (Đồ thị: Cushman & Wakefield)
Theo bà Trang Bùi, hiện nay vẫn có sự nhầm lẫn giữa BĐS hậu cần đô thị với mô hình đô thị logistics. Trong khi đô thị logistics có thể hiểu là mô hình đô thị gắn liền với việc phát triển dịch vụ logistics, lấy dịch vụ logistics làm ngành kinh tế mũi nhọn.
Bên cạnh đó, đô thị logistics cũng sẽ gắn liền với một loại hình cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ cho dịch vụ logistics như cảng biển quốc tế, sân bay quốc tế. Hậu cần đô thị lại lấy đô thị làm trung tâm, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu tiêu dùng tại các thành phố.
Nghiên cứu của Cushman & Wakefield về xu hướng nhân khẩu học, cho thấy sự gia tăng của đơn giao hàng chặng cuối ở khu vực đô thị. “Điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam, nơi có gần 40 triệu dân số sinh sống ở các thành phố”.
Tuy nhiên,”Chi phí giao hàng trong đô thị cũng ngày càng tăng cao, lên tới 50% hoặc hơn tổng chi phí chuỗi cung ứng. Do đó, các nhà đầu tư thương mại điện tử rất mong muốn có được BĐS hậu cần có khả năng tiếp cận nội thành trong thời gian 30 phút lái xe. Đây cũng là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của những nhà phát triển để gia tăng lợi thế cạnh tranh”. Bà Trang Bùi nêu quan điểm.
Số liệu của Cushman & Wakefield cho thấy, hiện nay do chi phí đất đắt đỏ đối với khu vực trung tâm, nên các dự án hậu cần đô thị chủ yếu nằm ở vùng cận trung tâm hoặc ngoại ô. Cụ thể, trong quý 4 2023, vùng kinh tế trọng điểm miền Nam ghi nhận tổng nguồn cung kho vận khoảng 5.5 triệu m2 sàn, trong đó TP.HCM chiếm khoảng 14% tổng nguồn cung. Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc ghi nhận nguồn cung kho vận khoảng 2.2 triệu m2 sàn, trong đó Hà Nội chiếm 12% và Hải Phòng chiếm 26% tổng nguồn cung.
Sự cần thiết của hậu cần đô thị
Hệ thống hậu cần là nền tảng cho dịch vụ kho vận hay còn gọi là dịch vụ hoàn tất đơn hàng, gồm 2 phần: xử lý đơn hàng và vận chuyển đến tay người mua. Thông thường, để phục vụ cho nhu cầu của đô thị, các khu hậu cần được chia thành 3 vùng tính từ lõi trung tâm.
Cushman & Wakefield
Hậu cần đô thị chính là nhu cầu lớn đối với các thành phố có mật độ dân số đông (Đồ thị: Cushman & Wakefield)
Theo phân tích Cushman & Wakefield, Vùng (1) sẽ là các trung tâm phân phối và kho hàng chặng cuối, với khoảng cách đến đô thị trong 10km, trong mức 30 phút lái xe tải, thường nằm ở khu vực vành đai tiếp cận thành phố và các tỉnh; Vùng (2) sẽ bao gồm các trung tâm chia chọn, tập trung chủ yếu ở rìa thành phố, cạnh bến xe, nhà ga, sân bay và các giải pháp vận chuyển hàng hóa khác; Vùng (3) nằm trong nội thành với mật độ hàng hóa cao nhất, chủ yếu là các điểm giao và nhận hàng tại các cửa hàng hiện có, điểm thu gom như tủ đựng đồ, kệ hàng được phục vụ bởi đội xe giao hàng nhỏ hơn.
Nhu cầu quy mô hoạt động khác nhau, dẫn đến nhu cầu xây dựng BĐS hậu cần cũng khác nhau. Tuy nhiên, Bà Trang Bùi cho rằng, tại Tp.HCM và Hà Nội, việc khan hiếm quỹ đất và cơ sở hậu cần sẵn có, đã khiến các nhà phát triển phải tận dụng nhiều loại BĐS khác nhau, thường là những tòa nhà cũ hoặc khu đất trống và tất nhiên là họ có thể cải tạo mới lại.
Mặc dù vậy, vị trí kho hậu cần nằm gần các điểm giao hàng nội thành vẫn là ưu tiên hàng đầu của nhà bán lẻ TMĐT và công ty bưu kiện. . . Trong khi đó, dự kiến đến năm 2050, vùng đô thị Tp.HCM sẽ có 28 – 30 triệu người và tỷ lệ đô thị hóa khoảng 90%.
TMĐT phát triển và mật độ đô thị cao hơn, đồng nghĩa với nhu cầu cần phát triển mô hình hậu cần đô thị, nhưng điều này cũng là những trở ngại lớn hơn đối với việc sử dụng đất hậu cần. Nên một kịch bản tương lai có thể xảy ra là nhà kho được xây dựng dưới lòng đất, xe tải được chuyển đổi sang xe tải điện.
Do đó, muốn duy trì tính cạnh tranh, hấp dẫn và thân thiện với môi trường, chính quyền địa phương và các nhà đầu tư cần phải lên chiến lược cho mô hình hậu cần đô thị.
Đồng thời, phải tham gia vào các giải pháp giúp giảm chi phí và khó khăn của hậu cần đô thị, như: tập trung đầu tư phát triển hạ tầng vận tải hành khách, hạ tầng logistics, nâng công suất xếp dỡ hàng hóa, công suất các kho chứa cảng biển, đầu tư đón đầu các chuỗi cung ứng nhằm hình thành trung tâm cung ứng dịch vụ logistics tầm cỡ khu vực. Đồng thời sẽ từng bước cơ cấu lại thị phần, ưu tiên phát triển thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không nhằm giảm áp lực vận tải đường bộ. Bà Trang Bùi kết luận.
Còn lại: 1000 ký tự
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

(CHG) Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội.

Xem chi tiết
2
2
2
3