Nghiên cứu hành vi sử dụng thư viện điện tử của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội


Đề tài Nghiên cứu hành vi sử dụng thư viện điện tử của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội do Vũ Ngọc Kiên1 - Nguyễn Việt Hùng1 - Phạm Hữu Lương1 (1Sinh viên Trường Đại học Thương mại) thực hiện.

TÓM TẮT:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thư viện điện tử của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 239 sinh viên sử dụng thư viện điện tử và được phân tích bằng phương pháp PLS-SEM. Các phát hiện nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi, thói quen và thái độ đều đóng vai trò quyết định hành vi sử dụng thư viện điện tử. Một số hàm ý được đề xuất tới các bên liên quan nhằm tăng cường việc sử dụng thư viện điện tử của sinh viên tại các trường đại học trong tương lai.

Từ khóa: thư viện điện tử, sinh viên, hành vi sử dụng, các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

1. Đặt vấn đề

Thư viện tại các trường đại học được coi là giảng đường thứ hai, đóng vai trò quan trọng đối với cả sinh viên và người dạy trong việc truy cập thông tin, tra cứu tài liệu phục vụ mục tiêu học tập và nghiên cứu. Cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện và sự ra đời của dịch vụ thư viện điện tử trở thành xu hướng tất yếu. Đầu tư cho thư viện điện tử luôn là mục tiêu quan trọng trong quá trình đầu tư của nhiều cơ sở giáo dục đại học, đồng thời cũng ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng đào tạo và hình ảnh của các trường đại học tại Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, tần suất, mức độ sử dụng và khai thác dữ liệu thông qua hệ thống thư viện điện tử tại một số cơ sở giáo dục đại học còn nhiều hạn chế. Điều này gây lãng phí nguồn lực, đồng thời chưa phát huy được những lợi thế của thư viện điện tử trong việc cung cấp thông tin đa dạng, cập nhật, nhanh chóng và thuận tiện. Nghiên cứu này nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thư viện điện tử của sinh viên, từ đó hàm ý một số giải pháp cho các bên liên quan nhằm thúc đẩy và tăng cường hành vi sử dụng dịch vụ này của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Theo lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ mới meta-UTAUT do  Dwivedi và cộng sự (2019) phát triển từ mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng - UTAUT1 (Venkatesh, Morris, Davis, & Davis, 2003). Mục tiêu của mô hình meta-UTAUT nhằm dự đoán hành vi chấp nhận và sử dụng công nghệ của một tổ chức hay cá nhân. Theo đó, tác giả đã loại đi 4 biến điều tiết trong mô hình UTAUT1 và bổ sung mối quan hệ giữa điều kiện thuận lợi và ý định sử dụng theo kết quả của Ajzen (1991). Sau đó, tác giả tiếp tục bổ sung biến thái độ và chứng minh đây là một biến trung gian có ý nghĩa quan trọng để giải thích sự chấp nhận công nghệ của người dùng. Từ đó, mô hình meta-UTAUT ra đời với các biến số: kỳ vọng hiệu quả, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi, ý định sử dụng, hành vi sử dụng (được kế thừa từ mô hình UTAUT gốc) và thái độ (được kế thừa từ mô hình TAM). Mô hình meta-UTAUT có thể nói là đã khắc phục được sự không toàn diện của mô hình TRA (Ajzen & Fishbein, 1975), TAM (Davis, 1989), TPB (Ajzen, 1991), UTAUT1 và UTAUT2 (Venkatesh, Thong, & Xu 2012). Nghiên cứu này dựa trên mô hình meta-UTAUT, đồng thời bổ sung thêm một số biến mới để phù hợp với đặc điểm văn hóa và mức độ phát triển công nghệ trong ngành thư viện.

Từ đó, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như Hình 1.

thư viện điện tử

H1: Kỳ vọng nỗ lực có tác động tích cực tới thái độ sử dụng thư viện điện tử của sinh viên

H2: Hoạt động truyền thông có tác động tích cực tới thái độ sử dụng thư viện điện tử của sinh viên

H3: Tính đổi mới có tác động tích cực tới thái độ sử dụng thư viện điện tử của sinh viên

H4: Kỳ vọng hiệu quả có tác động tích cực tới thái độ sử dụng thư viện điện tử của sinh viên

H5: Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực tới ý định sử dụng thư viện điện tử của sinh viên

H6: Thói quen có tác động tích cực tới ý định sử dụng thư viện điện tử của sinh viên

H7: Điều kiện thuận lợi có tác động tích cực tới ý định sử dụng thư viện điện tử của sinh viên

H8: Thái độ có tác động tích cực tới ý định sử dụng thư viện điện tử của sinh viên

H9: Ý định sử dụng có tác động tích cực tới hành vi sử dụng thư viện điện tử của sinh viên 

3. Phương pháp nghiên cứu

Thang đo lường được phát triển từ các nghiên cứu trước đó và được thay đổi dựa trên bối cảnh dịch vụ thư viện điện tử. Thang đo Likert bảy mức độ được áp dụng cho mỗi câu hỏi (1) - “Hoàn toàn không đồng ý” đến (7) - “Hoàn toàn đồng ý”. Trong đó, thang đo Kỳ vọng nỗ lực, Kỳ vọng hiệu quả, Thói quen, Điều kiện thuận lợi, Ảnh hưởng xã hội được kế thừa từ Venkatesh & cộng sự (2012); Hoạt động truyền thông được hiệu chỉnh từ Chi & Dũng (2015); Tính đổi mới được kế thừa của Agarwal & Prasad (1998); Thái độ được hiệu chỉnh từ nghiên cứu của Davis & cộng sự (1989); Ý định và hành vi sử dụng được kế thừa từ nghiên cứu của Tapanainen & cộng sự (2019).

Nghiên cứu sử dụng phương pháp bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng. Cụ thể, nghiên cứu định tính thông qua việc tổng hợp các lý thuyết và kết quả của nghiên cứu trước đó để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất. Sau đó, nhóm tác giả tiến hành thảo luận với 5 chuyên gia làm việc tại thư viện các trường đại học để hiệu chỉnh thang đo, từ đó tác giả hoàn thiện bảng khảo sát. Tiếp theo, tác giả tiến hành nghiên cứu thử nghiệm trên 40 sinh viên để đánh giá sơ bộ thang đo trước khi nghiên cứu chính thức.

Mẫu nghiên cứu là sinh viên đang sử dụng thư viện điện tử tại các trường đại học tại Hà Nội. Phiếu khảo sát được gửi tới đáp viên theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Tổng cộng 404 phiếu đã được thu về có 239 phiếu đạt yêu cầu được đưa vào phân tích.

Sau khi thu thập dữ liệu, phần mềm SmartPLS 4.0 được sử dụng để xử lý dữ liệu thông qua các bước: (1) Đánh giá mô hình đo lường và (2) Đánh giá mô hình cấu trúc.

4. Kết quả nghiên cứu và kiểm định giả thuyết nghiên cứu

4.1. Kết quả đánh giá mô hình đo lường

Các kết quả (Bảng 1) cho thấy các giá trị đạt được đều lớn hơn mức tham chiếu. Thứ nhất, hệ số tải ngoài của các nhân tố trong mô hình đều đạt giá trị lớn hơn so với mức đề xuất 0,7; hệ số Cronbach's alpha của các yếu tố trong mô hình có giá trị cao hơn mức khuyến nghị 0,7; Thứ hai, độ tin cậy tổng hợp (CR) của thang đo trong mô hình nghiên cứu đều đạt giá trị lớn hơn 0,7 thể hiện các nhân tố trong mô hình đảm bảo tính nhất quán; Thứ ba, hệ số phương sai trích (AVE) nhỏ nhất của các yếu tố đều lớn hơn giá trị yêu cầu 0,5), do đó đạt tính hội tụ (Hair & cộng sự, 2014).

Bảng 1. Kết quả đánh giá độ tin cậy, hội tụ của thang đo

Biến và thang đo

Hệ số tải

Cronbach's Alpha

CR

AVE

Ảnh hưởng xã hội (XH)

0,789-0,903

0,911

0,934

0,739

Tính đổi mới (DM)

0,895-0,919

0,931

0,95

0,828

Kỳ vọng hiệu quả (HQ)

0,879-0,927

0,949

0,961

0,832

Hành vi sử dụng (HV)

0,894-0,93

0,896

0,935

0,828

Kỳ vọng nỗ lực (NL

0,73-0,920

0,935

0,951

0,794

Thái độ (TD)

0,887-0,921

0,928

0,948

0,822

Điều kiện thuận lợi (TL)

0,860-0,906

0,932

0,948

0,786

Thói quen (TQ)

0,863-0,908

0,933

0,949

0,789

Hoạt động truyền thông (TT)

0,875-0,911

0,95

0,96

0,799

Ý định sử dụng (YD)

0,839-0,909

0,86

0,915

0,782

Hành vi sử dụng (HV)

0,842-0,927

0,833

0,937

0,789

Ngoài ra, kết quả hệ số HTMT đạt giá trị cao nhất 0,869 thấp hơn so với ngưỡng 0,9 (Henseler et al., 2015), do đó, các thang đo trong mô hình đều đảm bảo giá trị phân biệt.

4.2. Kết quả đánh giá mô hình cấu trúc (Hình 2)

thư viện điện tử

 

Kết quả kiểm định giả thuyết (Bảng 2) cho thấy, yếu tố ý định sử dụng có tác động rất mạnh tới  yếu tố cuối cùng là yếu tố hành vi sử dụng (β = 0,791; p=1,673). Trong đó thái độ có tác động lớn nhất tới ý định sử dụng (β = 0,368; p=0,118). Tiếp đó là ảnh hưởng xã hội (β = 0,23; p=0,055), điều kiện thuận lợi (β = 0,228; p=0,055) và cuối cùng là thói quen đến ý định sử dụng (β = 0,104; p=0,019). Đối với yếu tố thái độ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố được sắp xếp theo thứ tự từ cao tới thấp lần lượt là tính đổi mới đến thái độ (β = 0,263; p=0,115), kỳ vọng hiệu quả (β = 0,262; p=0,092), hoạt động truyền thông (β = 0,231; p=0,060), kỳ vọng nỗ lực (β = 0,216; p=0,053).

Bảng 2. Kết quả đánh giá tác động trực tiếp

Giả thuyết

Mối quan hệ

Beta

t

p

Kết quả

 
 

H1

XH -> YD

0,23

3,051

0,002

Chấp nhận

 

H2

DM -> TD

0,263

4,166

0

Chấp nhận

 

H3

HQ -> TD

0,262

3,781

0

Chấp nhận

 

H4

NL -> TD

0,216

3,353

0,001

Chấp nhận

 

H5

TD -> YD

0,368

5,159

0

Chấp nhận

 

H6

TL -> YD

0,228

2,734

0,006

Chấp nhận

 

H7

TQ -> YD

0,104

2

0,046

Chấp nhận

 

H8

TT -> TD

0,231

3,002

0,003

Chấp nhận

 

H9

YD -> HV

0,791

30,349

0

Chấp nhận

 

Kết quả đánh giá cho thấy, ảnh hưởng của kỳ vọng hiệu quả lên thái độ của nhóm sinh viên năm thứ nhất thấp hơn so với nhóm sinh viên năm 2 (β = -0,64; p=0); tác động của tính đổi mới đến thái độ của nhóm sinh viên năm thứ nhất nhỏ hơn của nhóm sinh viên năm thứ ba (β = -0,282; p=0,047). Trong khi mức độ ảnh hưởng kỳ vọng nỗ lực đến thái độ của nhóm sinh viên năm thứ nhất lại lớn hơn so với sinh viên năm thứ ba (β = 0,385; p=0,006). Vai trò của yếu tố điều kiện thuận lợi đối với ý định sử dụng của nhóm sinh viên năm nhất thấp hơn so với sinh viên năm thứ hai (β = -0,317; p=0,003) và tương tự yếu tố hoạt động truyền thông đến thái độ của nhóm sinh viên năm thứ nhất lớn hơn so với nhóm sinh viên năm thứ hai (β = 0,26; p=0,003).

5. Kết luận và hàm ý quản trị

Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu cơ chế tác động tới hành vi sử dụng dịch vụ thư viện điện tử của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả kiểm định giả thuyết cho thấy, tất cả giả thuyết nghiên cứu đều đáp ứng đối với các trường hợp thư viện điện tử tại các trường đại học tại địa bàn Hà Nội. Trong đó, yếu tố ý định sử dụng có tác động rất mạnh tới yếu tố hành vi sử dụng. Các yếu tố ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi, thói quen và thái độ đều có ảnh hưởng tích cực tới yếu tố ý định sử dụng. Và yếu tố thái độ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố là kỳ vọng hiệu quả, hoạt động truyền thông và kỳ vọng nỗ lực. Các kết quả trên tương thích với nghiên cứu của Dwivedi và cộng sự (2019).

Từ các phát hiện nghiên cứu, một số hàm ý được đề xuất bao gồm: Thứ nhất, các trường đại học cần tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng giao diện, chất lượng hệ thống, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của tài liệu thuộc thư viện điện tử để thu hút người dùng; phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới của thư viện điện tử để phục vụ người dùng cũng như liên tục nâng cấp, đưa ra những chức năng, giao diện có áp dụng công nghệ mới. Thứ hai, cán bộ quản lý, cơ sở giáo dục cần có sự hỗ trợ cơ sở hạ tầng, truy cập Internet tiện lợi để sinh viên khai thác thư viện điện tử cũng như cần liên tục hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, nhu cầu của người dùng nhanh và kịp thời nhất. Thứ ba, các nhà quản trị cần nâng cao giá trị, độ nhận diện thương hiệu của thư viện điện tử đến sinh viên, xây dựng và áp dụng mạnh mẽ phương thức marketing trực tuyến để giúp thông tin và hình ảnh của thư viện điện tử được truyền tải hiệu quả và sâu rộng hơn, đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động quan hệ công chúng tới sinh viên.

Nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Đầu tiên, quy mô mẫu nghiên cứu nhỏ, tập trung chủ yếu tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Tiếp theo, các phân tích về sự khác biệt theo nhóm người dùng như mục đích, tần suất chưa được đề cập trong nghiên cứu này. Do đó, cần thực hiện các nghiên cứu tiếp theo nhằm khắc phục một số hạn chế nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Agarwal, R. & Prasad, J., (1998), “A Conceptual & Operational Definition of Personal Innovativeness in the Domain of IT”, Information Systems Research, 9(2), June, 1998, 204-215.
  2. Ajzen, I., (1991), “The Theory of Planned Behavior University of Massachusetts at Amherst Cronin”, J. J., & Taylor, S. A. (1992), “Measuring Service Quality: A Reexamination & Extension”, Journal of Marketing, 56(3), 55-68.
  3. Davis, F.D., Bagozzi, R.P. & Warshaw, P.R., (1989), “User acceptance of computer technology: A comparison of two theoretical models”, Management Science, 35(8), 982-1003
  4. Dwivedi, Y.K., Rana, N.P., Jeyaraj, A., Clement, M. & Williams, M.D., (2019), “Reexamining the unified theory of acceptance and use of technology (UTAUT): Towards a revised theoretical model”, Information Systems Frontiers, 21(3), 719-734.
  5. Fishbein, M. & Ajzen, I., (1975), “Belief, attitude, intention, & behavior: An introduction to theory & research”, Reading, MA: Addison-Wesley.
  6. Tapanainen, T., Dao, K. T., Nguyen, H. T., & Nguyen, H. T. T., (2019), “4G adoption: A survey of Vietnam  market”,  Journal  of  Information  Technology Applications  &  Management, 26(1), 1-19.
  7. Venkatesh, V., Morris, M.G., Davis, G.B. & Davis, F.D., (2003), “User acceptance of information technology: Toward a unified view”, MIS Quarterly, 27(3), 425-478.
  8. Venkatesh, V., Thong, J.Y. & Xu, X., (2012), “Consumer acceptance and use of information technology: extending the unified theory of acceptance and use of technology”, MIS Quarterly, 36(1), 157-178.
  9. Hoàng Lệ Chi, Hồ Tiến Dũng, (2015), “Ảnh hưởng của hiệu quả truyền thông marketing lên hành vi truyền miệng - Trường hợp khách hàng là thuê bao di động tại khu vực nông thôn”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 221, 63 - 73.

A study on the behavior of university students towards the use of e-libraries in Hanoi

Vu Ngoc Kien1

Nguyen Viet Hung1

Pham Huu Luong1

1Student, Thuongmai University

Abstract:

This study determined the factors that influence the behavior of university students towards the use of e-libraries in Hanoi. The study’s data was collected from 239 students who have used e-libraries in Hanoi, and the PSLS-SEM analysis method was used to analyze the collected data. The study’s results showed that social factors, good conditions, habits, and attitudes all affect the behavior of university students towards the use of e-libraries. Based on the study’s findings, some suggestions are proposed for stakeholders to encourage university students to use e-libraries in the future.

Keywords: e-library, student, usage behavior, universities in Hanoi.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 3 tháng 2 năm 2024]

Nguồn: Tạp chí công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3