TÓM TẮT:
Tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trên toàn thế giới. Điều này tạo ra cách tiếp cận mới về phát triển kinh tế bền vững, hướng tới sự phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, chăm sóc cuộc sống con người và giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu. Cùng với xu thế chung trên toàn cầu, tăng trưởng xanh đang trở thành mô hình phát triển mới hướng đến sự tăng trưởng và bền vững trên mọi khía cạnh, trở thành quyết sách trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của đại đa số quốc gia trên thế giới. Bài viết tập trung nghiên cứu phương pháp xây dựng kế hoạch tăng trưởng xanh cho địa phương trên cơ sở bám sát mục tiêu chung của quốc gia và phát huy thế mạnh riêng trong khu vực.
Từ khóa: Tăng trưởng xanh, tăng trưởng và bền vững, địa phương.
Các quốc gia, khu vực, tổ chức khác nhau sẽ có tầm nhìn khác nhau về tăng trưởng xanh1phù hợp theo điều kiện, định hướng riêng. Do đó, việc xác định mục tiêu, cách thức, kế hoạch tăng trưởng xanh (TTX) cũng khác nhau.
Theo UNEP (2008), TTX là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự bất bình đẳng xã hội. TTX không chỉ là sự lồng ghép vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế, mà còn chú trọng phát triển cân bằng, hài hòa giữa các mục tiêu.
TTX là xây dựng nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tận dụng vị thế tiên phong trong phát triển công trình, công nghệ mới - công nghệ xanh, áp dụng sâu rộng lưới điện thông minh, sử dụng công nghệ thông tin, tận dụng mạng lưới toàn EU, củng cố tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong kinh doanh, hỗ trợ người tiêu dùng đánh giá đúng tầm quan trọng của việc tiết kiệm tài nguyên (EU, 2010).
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD (2011), TTX là cách để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển trong khi bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên. Mô hình TTX giúp các quốc gia vừa đạt được các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, vừa bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; Để thực hiện được điều này, TTX phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới.
Theo một số tổ chức khác, TTX được hiểu là mô hình tăng trưởng chú trọng vào quá trình phát triển kinh tế đảm bảo bền vững về môi trường, thúc đẩy phát triển các-bon thấp và xã hội toàn diện (UNESCAP, 2012); là mô hình tăng trưởng đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên, sạch với việc tối thiểu hóa ô nhiễm và các tác động môi trường (World Bank, 2011)
Quan điểm TTX ở Việt Nam hiện nay đã được nhận định rõ ràng trong các văn bản, chính sách ở nhiều cấp độ. Trong QĐ1658/TTg-CP Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 nêu rõ “Tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, hiện thực hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030, hệ thống quy hoạch quốc gia, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực”. Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chiến lược là “góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu”.
Ở cấp độ khu vực, cấp tỉnh, địa phương, trên cơ sở chiến lược chung của quốc gia, TTX cũng được nhìn nhận như mô hình tăng trưởng tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế khu vực, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua các giải pháp như nghiên cứu công nghệ tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật mới, phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, thúc đẩy hình thành cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến khích để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực bền vững.
Ngày 07/4/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư đã ban hành Quyết định số 600 QĐ-BKHĐT “Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động và tích hợp tăng trưởng xanh vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội các cấp”. Trong đó, giới thiệu cách tiếp cận, quy trình, phương pháp và công cụ hỗ trợ xây dựng Kế hoạch hành động TTX.
Theo Quyết định số 600/QĐ-BKHĐT, Kế hoạch hành động TTX các cấp cần phản ánh được và phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Chiến lược và Kế hoạch hành động TTX quốc gia, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng ngành, lĩnh vực tại địa phương. Như vậy, khi xây dựng kế hoạch TTX cho địa phương (cấp tỉnh/thành phố) cần chú ý một số nguyên tắc chung:
Trên cơ sở “Chiến lược quốc gia về TTX giai đoạn 2021 - 2030” và “KHHĐ quốc gia về TTX giai đoạn 2021 - 2030”, khi xây dựng kế hoạch tăng trưởng xanh cho địa phương cần bám sát theo 10 chủ đề ngành, lĩnh vực ưu tiên và 8 chủ đề tổng thể. Trong đó, 10 chủ đề ngành, lĩnh vực ưu tiên theo các chủ điểm kinh tế quan trọng gồm Năng lượng, Công nghiệp, Giao thông vận tải và dịch vụ logistics, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quản lý chất thải, chất lượng không khí, Quản lý tài nguyên, quản lý rủi ro thiên tai, Kinh tế biển xanh, Y tế, Du lịch. Cùng với 8 chủ đề tổng thể bao quát các nội dung như thể chế chính sách, truyền thông giáo dục, nguồn nhân lực và việc làm xanh, tài chính và đầu tư xanh, công nghệ đổi mới sáng tạo, hội nhập và hợp tác quốc tế, bình đẳng trong chuyển đổi xanh, thúc đẩy tiêu dùng và mua sắm xanh.
Việc xây dựng kế hoạch TTX địa phương được hướng dẫn theo qui trình chung kết hợp xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh (KHHĐ TTX) và tích hợp TTX vào hệ thống Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội (KT-XH) các cấp nhằm đảm bảo sự đồng bộ với Chiến lược và KHHĐ TTX quốc gia, đồng thời nâng cao tính khả thi và hiệu quả khi triển khai thực hiện. Trong đó, việc xây dựng kế hoạch TTX cho địa phương được khuyến khích thực hiện theo trình tự như sau:
Một là, xác định phạm vi xây dựng kế hoạch TTX: để xác định được phạm vi xây dựng kế hoạch TTX, bước đầu tiên cần xem xét việc thành lập tổ công tác xây dựng kế hoạch TTX, trong đó xác định cơ quan đầu mối TTX tại các bộ, ngành và địa phương nhằm đảm bảo có đủ đại diện của các ngành, lĩnh vực trọng tâm trong các hoạt động TTX.
Hai là, đánh giá thực trạng và xác định định hướng phát triển: bước này nhằm định vị ngành và địa phương trong quá trình phát triển theo định hướng TTX của quốc gia, tức là nhận diện rõ các vấn đề TTX của địa phương. Phạm vi của kế hoạch TTX là toàn bộ các khía cạnh phát triển Kinh tế - Xã hội - Môi trường của ngành, địa phương theo các chủ đề TTX đã được định hướng. Trong bước này, cần sử dụng các công cụ phân tích cùng với các dữ liệu và thông tin chuyên ngành theo các khía cạnh KT-XH-MT, từ đó xác định các vấn đề và khoảng trống của ngành và địa phương đối với TTX. Tiếp đó, khẳng định lại định hướng phát triển và mục tiêu tổng quát phù hợp với điều kiện ngành, địa phương và các mục tiêu phát triển KT-XH tổng thể theo chiến lược chung của quốc gia. Đồng thời, tổng hợp được tất cả các giải pháp tiềm năng có thể thực hiện TTX. Đây là cơ sở để xây dựng các kịch bản phát triển ở bước tiếp theo.
Ba là, xây dựng, phân tích và lựa chọn kịch bản TTX khả thi: trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng, địa phương sẽ xác định hướng phát triển mong muốn và tổng hợp các giải pháp TTX tiềm năng ở bước trên, bước này sẽ xây dựng và xác định các kịch bản TTX khả thi. Đây là một trong các cơ sở để xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động và dự án TTX ở bước sau.
Bốn là, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động, dự án tăng trưởng xanh và huy động nguồn lực: trên cơ sở đánh giá thực trạng và kịch bản TTX khả thi lựa chọn, bước này sẽ xác định các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động và các dự án TTX để đưa vào kế hoạch.
Năm là, tổ chức thực hiện: có thể chỉ định một cơ quan làm đầu mối chịu trách nhiệm theo dõi và tổng hợp báo cáo từ các cơ quan liên quan; hoặc thành lập một Ban chỉ đạo TTX của ngành và địa phương dưới sự chủ trì và chỉ đạo của một lãnh đạo ngành, địa phương (được hỗ trợ điều phối bởi một cơ quan đầu mối). Đồng thời, cần quy định về hệ thống giám sát, đánh giá và báo cáo TTX ngành, địa phương phù hợp với hệ thống quốc gia theo “Hướng dẫn Giám sát đánh giá TTX” của Bộ Kế hoạch Đầu tư.
Trên cơ sở các văn bản, chính sách, quy định, hướng dẫn liên ngành về xây dựng kế hoạch đầu tư TTX theo mục tiêu chiến lược quốc gia, kế hoạch TTX cho địa phương được tiếp cận ở cấp độ khu vực hẹp hơn, theo điều kiện và định hướng phát triển đặc thù, nhưng vẫn bao quát và bám sát theo chiến lược chung của quốc gia. Trong giai đoạn 2021 - 2030, kế hoạch TTX cho địa phương được xây dựng chia theo các vùng miền và thí điểm cho một số tỉnh/thành phố.
Dưới đây là mô tả tóm lược trình tự xây dựng kế hoạch TTX cấp địa phương áp dụng ở cho tỉnh/thành phố giai đoạn 2021 - 2030 trên cơ sở tài liệu “Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động và tích hợp tăng trưởng xanh vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp” ban hành theo QĐ600/QĐ-BKHĐT.
Bước 1: Xác định phạm vi xây dựng kế hoạch TTX
Bước 2: Đánh giá thực trạng và xác định định hướng phát triển: Đánh giá thực trạng cần chú ý đánh giá trên 2 khía cạnh gồm phát triển KT-XH-MT và khung thể chế, chính sách thúc đẩy TTX. Tiếp đó, trên cơ sở các nội dung đánh giá thực trạng, địa phương cần nhận diện được các vấn đề liên quan đến TTX và xác định các định hướng phát triển trong tương lai.
Khi đánh giá thực trạng phát triển KT-XH-MT, cần chú ý các nội dung sau:
Đối với việc đánh giá thực trạng khung thể chế, chính sách thúc đẩy TTX cần xem xét ở 2 góc độ chính gồm:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng theo 2 nội dung trên, ở bước này có thể sử dụng công cụ phân tích SWOT để nhận diện các vấn đề liên quan đến TTX và xác định các định hướng phát triển. Phân tích SWOT giúp tổng hợp lợi thế - điểm mạnh - cơ hội, vấn đề - điểm yếu - thách thức, từ đó xác định các vấn đề và khoảng trống đối với TTX, xác định định hướng phát triển và tổng hợp các giải pháp tiềm năng để thực hiện TTX.
Bước 3: Xây dựng và lựa chọn kịch bản phát triển khả thi
Bước 4: Xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và dự án TTX, ở bước này có 3 nội dung chính cần thực hiện bao gồm:
Thứ nhất, xác định quan điểm TTX dựa trên quan điểm của Chiến lược TTX quốc gia; từ kết quả phân tích kịch bản TTX khả thi xác định các mục tiêu TTX định lượng (như mục tiêu giảm phát thải KNK và các mục tiêu phát triển ngành, lĩnh vực có đóng góp vào quá trình xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng của TTX địa phương). Ngoài ra, xác định bổ sung thêm các mục tiêu định lượng, bán định lượng, định tính khác để phản ánh đầy đủ hơn cho kế hoạch TTX (trên cơ sở rà soát các mục tiêu hiện có ở các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển các cấp và văn bản chính sách khác; và kết quả phân tích SWOT ở bước 2).
Thứ hai, xác định nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động: xây dựng danh mục các nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động cụ thể để có thể thực hiện kịch bản TTX khả thi đã chọn ở bước 3 căn cứ vào kết quả phân tích SWOT và tổng hợp các giải pháp tiềm năng ở bước 2; cùng với kết quả phân tích lựa chọn kịch bản TTX ở bước 3. Sau đó, phân công trách nhiệm, xác định khung thời gian, nguồn lực có thể huy động thực hiện và mức độ ưu tiên.
Thứ ba, xây dựng danh mục dự án TTX và huy động nguồn lực thực hiện: trước hết, rà soát các dự án đầu tư TTX hiện có và xây dựng danh mục dự án TTX căn cứ theo loại dự án; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và hoạt động đã nêu; kết quả đánh giá thực trạng ở bước 2; kết quả rà soát dự án hiện có. Tiếp đến, cần xác định mức độ ưu tiên của các dự án và ước tính nhu cầu đầu tư cho chúng. Sau đó, nghiên cứu rà soát các nguồn tài chính công và tư. Cuối cùng là phân công trách nhiệm, xác định khung thời gian, mức đầu tư và nguồn lực.
Bước 5: Tổ chức thực hiện: bước này địa phương xem xét lựa chọn phương án tổ chức thực hiện cho phù hợp, đồng thời xây dựng quy định chung về giám sát, đánh giá và báo cáo.
Ở cấp khu vực, cấp tỉnh/địa phương, TTX được nhận định như mô hình tăng trưởng tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế khu vực, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Mỗi tỉnh, thành phố đều có đặc thù riêng về môi trường, địa lý, khí hậu và đều có thế mạnh cũng như thách thức khác nhau trong phát triển kinh tế xã hội chung. Do đó, kế hoạch TTX của mỗi địa phương cũng khác nhau trên cơ sở bám sát mục tiêu chung của quốc gia và phát huy thế mạnh riêng trong khu vực.
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:
[1]Theo GGGI 2014
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
A study on methods to develop green growth plans for localities
Ph.D Truong Huy Hoang1
Master. Ngo Anh Tuyet1
1Faculty of Industrial and Energy Management, Electric Power University
ABSTRACT:
Green growth is becoming an inevitable trend of the world. This trend is creating a new sustainable economic development approach towards the restoration and conservation of natural ecosystems, taking care of people's lives, and mitigating the impacts of climate change. Along with the general global trend, green growth is also becoming a new sustainable development model in all aspects, becoming a socio-economic development strategy of many countries. This study explores methods to develop green growth plans for localities based on the national common goals and local strengths.
Keywords: green growth, growth and sustainability, localities.
[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 12 tháng 5 năm 2023]
(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương do TS. Nguyễn Đồng Anh Xuân (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết