Nhận thức về chuyển đổi số trong sinh viên ngành Xây dựng - Thực trạng và giải pháp


TÓM TẮT:

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về nhận thức của sinh viên (SV) ngành Xây dựng thuộc Khoa Kỹ thuật và Công nghệ (KT&CN) Trường Đại học Trà Vinh. Kết quả khảo sát cho thấy, 16,9% SV và 32,47 SV chưa hiểu rõ về chuyển đổi số (CĐS) trong giáo dục và trong ngành Xây dựng. Do đó, khi đánh giá về mức độ tác động của CĐS đến học tập, đến ngành nghề hiện tại và tương lai thì chưa đến 50% số SV đánh giá ở mức ảnh hưởng và rất ảnh hưởng. Đồng thời, tác giả cũng đánh giá được các mức độ thành thạo của SV khi ứng dụng các phần mềm phục vụ học tập. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và tiến tới sử dụng thành thạo các sản phẩm ứng dụng, phần mềm phục vụ trong lĩnh vực xây dựng.

Từ khóa: chuyển đổi số, số hóa trong xây dựng, sinh viên ngành Xây dựng.

1. Đặt vấn đề

Sự phát triển ngày càng sâu rộng của khoa học và công nghệ  đã mở ra một kỷ nguyên mới về số hóa trong tất cả các lĩnh vực. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 749/QĐ-TTg về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm giúp các đơn vị, doanh nghiệp và các trường hợp nắm bắt được định hướng của Chính phủ.

Trước thực tế CĐS phát triển ngày càng mạnh mẽ, Trường Đại học Trà Vinh đã nhanh chóng bắt kịp với xu thế phát triển của đất nước, từng bước xây dựng trường đại học thông minh. Bộ môn Xây dựng thuộc Khoa KT&CN Trường Đại học Trà Vinh với mục tiêu đào tạo SV sau khi ra trường sẽ đạt được những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao trong phân tích các vấn đề về công tác tổ chức giám sát, kiểm soát, lập dự toán, quản lý thi công và quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông. Để thực hiện được mục tiêu trên, tập thể GV tại bộ môn đã hoàn thiện chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận thực tế nhằm nâng cao tính ứng dụng để SV ra trường có thể nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc. Do vậy, việc đánh giá được mức độ hiểu biết thực tế của SV đang được đào tạo trong lĩnh vực xây dựng về CĐS là rất cần thiết. Từ đó sẽ đề xuất được các giải pháp nhằm phát nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình, đồng thời giúp lực lượng kỹ sư trong tương lai có thể bắt kịp với sự chuyển đổi nhanh chóng của KT&CN trong lĩnh vực mà họ đang hoạt động.

2. Tổng quan nghiên cứu

CĐS trong giáo dục nói chung và trong ngành Xây dựng nói riêng tác động rất lớn đến các đối tượng tham gia học tập và làm việc trong môi trường này. Trên thế giới và trong nước đều có những tác giả đã phân tích về vấn đề này. Ayokunle O. Olanipekun và Monty Sutrisna (2021) chứng minh cách triển khai công nghệ kỹ thuật số giúp nâng cao hiểu biết và tạo cơ sở cho việc chuyển đổi kỹ thuật số trong xây dựng; tác động của việc triển khai công nghệ kỹ thuật số trong xây dựng và xác định các công nghệ kỹ thuật số khác nhau đang được triển khai trong ngành, chẳng hạn như mô hình hóa thông tin tòa nhà (BIM), thực tế ảo và tăng cường (AR/VR), quét laser, rô-bốt, in 3D, đúc sẵn và nền tảng DfMa, phần mềm phân tích và chuỗi khối [1]. Một loạt các nghiên cứu [2-4] cho thấy, chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành Xây dựng có thể mang lại nhiều lợi ích. Chẳng hạn như tăng năng suất, cải thiện sự cộng tác của nhân viên, quản lý rủi ro tốt hơn, giảm chi phí, tạo điều kiện hợp tác, bền vững về môi trường, tăng độ an toàn và độ chính xác cao hơn.

Trần Công Phong và cộng sự (2019) [5] đã chỉ ra một bức tranh tổng thể về CĐS cùng với công nghệ 4.0 và chỉ ra những mặt hạn chế trong nghiên cứu triển khai chuyển đổi số trong Giáo dục. Nghiên cứu cũng chỉ ra khái niệm và các nhân tố để cấu thành một trường đại học thông minh. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra để xây dựng và phát triển thành công môi trường học tập thông minh tại Việt Nam cần có một khung pháp lý phù hợp, kiến trúc vật lý và logic rõ ràng với các tiêu chuẩn công nghiệp, các kịch bản triển khai phù hợp. TS. Bùi Thị Huế và cộng sự cũng đưa ra nhiều thực trạng và thách thức đối với CĐS trong giáo dục Việt Nam hiện nay. Đồng thời cũng đề ra 4 giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của CĐS trong giáo dục [6].

3. Phương pháp nghiên cứu

Qua quá trình trực tiếp giảng dạy SV ngành Xây dựng tại Trường Đại học Trà Vinh, nhóm tác giả cũng đã lược khảo rất nhiều nghiên cứu liên quan về CĐS trong giáo dục và đặt biệt là đối với các ngành kỹ thuật. Từ việc tham khảo và phát triển bảng hỏi của Shelley R. Hart, et. al. (2011) [7] nhóm tác giả đã xây dựng phiếu khảo sát gồm 3 phần: phần 1 bao gồm các thông tin chung, phần 2 là mức độ hiểu biết của SV về CĐS, phần 3 là ý kiến của sinh viên. Phiếu khảo sát được gửi đến SV và thu trực tiếp. Dựa vào kết quả thu được, nhóm tác giả phân tích, thảo luận, từ đó đưa ra những giải pháp cần thiết giúp SV tại trường nhanh chóng bắt kịp tiến trình CĐS với ngành mà họ đang theo học.

4. Kết quả và thảo luận

Tác giả thực hiện nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu lý thuyết, từ đó xây dựng phiếu khảo sát và phân tích kết quả thu được.

Số lượng SV nữ tham gia khảo sát là 17 SV (chiếm 22,08%), đây cũng chính là đặc điểm tại Khoa KT&CN, chỉ có hơn 100 SV nữ trên tổng số hơn 1.000 SV. Do đặc thù các ngành KT&CN được xem là khô khan, tính toán nhiều và đôi khi rất vất vả, có khi phải thực hiện một khối lượng lớn công việc chuyên môn. Hơn nữa, cũng do quan niệm cũ rằng các ngành kỹ thuật chỉ phù hợp với nam giới từ đó tạo rào cản lớn về tâm lý, khiến nữ giới thiếu tự tin và thậm chí còn áp lực khiến họ không tự tin hoặc không muốn tham gia vào các ngành học này. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, các công việc đòi hỏi quá nhiều công sức và rất khó khăn dần được thay thế bởi các phần mềm, máy móc, thiết bị; Vai trò của nữ giới trong các ngành kỹ thuật ngày một được khẳng định, do đó các SV nữ được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, giảm bớt những căng thẳng trong học tập và công việc.

Hình 1: Tỷ lệ sinh viên nam/nữ tham gia khảo sát

ngành Xây dựng

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2023

Để đánh giá được mức độ hiểu biết của SV đối với CĐS trong ngành Xây dựng, đòi hỏi phải đánh giá tổng thể các SV ở những năm học khác nhau. Cụ thể: tổng số SV đang theo học tại khóa này so với các khóa học khác. Trong tổng số SV tham gia khảo sát có 51 SV ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng (chiếm 66,2%) và 26 SV (chiếm 33,8%) ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông. Do nhu cầu xã hội cao cũng như tiềm năng về cơ hội việc làm rộng mở nên số lượng SV tham gia học tập ngày càng tăng và tập trung nhiều vào lĩnh vực Xây dựng dân dụng. Do vậy, để đáp ứng được yêu cầu về Chuẩn đầu ra cũng như tạo cơ hội việc làm cho tất cả SV, đòi hỏi SV phải bắt kịp sự phát triển của công nghệ kỹ thuật. Hình 2 trình bày mức độ hiểu biết cá nhân của SV về CĐS trong giáo dục.

Hình 2: Mức độ hiểu biết về chuyển đổi số trong giáo dục

ngành Xây dựng

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2023

Kết quả cho thấy, đến thời điểm hiện tại có 54,5% SV tương đối biết về CĐS và tổng số có 28,6% SV có mức độ hiểu biết và rất hiểu biết về CĐS. Tuy nhiên vẫn còn 5,2% SV hoàn toàn không biết gì về CĐS và 11,7% SV không biết về CĐS. Đây cũng là một vấn đề cần quan tâm khi vẫn còn một số SV vẫn chưa quan tâm về công nghệ số trong một xã hội phát triển như hiện nay.

Do đó, đối với ngành mà SV đang theo học mức độ hiểu biết của họ về CĐS cũng tương đồng với mức độ hiểu biết về CĐS trong giáo dục. Kết quả khảo sát tại Hình 3 cũng cho thấy có 28,58% SV có mức hiểu và rất hiểu về CĐS trong ngành Xây dựng và có 38,96% có mức độ hiểu biết tương đối về vấn đề này. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại 31,17% không biết về CĐS đối với ngành học của mình và 1,3% trên tổng số SV được khảo sát hoàn toàn không biết gì về vấn đề này.

Vì mức độ hiểu biết của SV về CĐS còn thấp nên việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của vấn đề này đến các yếu tố học tập, ngành nghề hiện tại, nghề tương lai có nhiều sự nhận định khác nhau từ phía SV.

Bảng 1. Kết quả tự đánh giá của SV về tác động của CĐS

ngành Xây dựng

Nguồn: Khảo sát của Tác giả, 2023

Cụ thể, có 1,3% SV cho rằng CĐS rất không ảnh hưởng đến việc học tập hiện tại, ngành Xây dựng và nghề nghiệp trong tương lai. Tiếp đó, lần lượt có đến 14,3%, 10,4%, 9,1% số SV đánh giá CĐS không ảnh hưởng đến các yếu tố vừa nêu trên. Số SV khẳng định CĐS ảnh hưởng đến việc học tập hiện tại là 41,6% và tổng là 42,9% cho rằng CĐS ảnh hưởng đến học tập. 24,7% và 23,4% SV đánh giá yếu tố tác động của CĐS đến ngành Xây dựng ở mức ảnh hưởng và rất ảnh hưởng. Có 23,4% và 28,6% SV đồng ý CĐS rất ảnh hưởng đến ngành Xây dựng và nghề nghiệp trong tương lai. Qua đó, cần có một số kế hoạch để phát triển của số SV chưa nhận thức được tầm quan trọng và sự tác động của CĐS đến học tập và công việc của họ. Hình 3 cũng thể hiện rõ sự tương đồng với các kết quả nêu trên khi SV tự đánh giá về khả năng sử dụng thiết bị, phần mềm liên quan.

Hình 3: Mức độ hiểu biết về chuyển đổi số trong xây dựng

ngành Xây dựng

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2023

Có 14,3% SV sử dụng không thành thạo và 85,7% SV sử dụng tương đối thành thạo trở lên các ứng dụng Google meet, Microsoft team… Tương tự như vậy, số SV ở mức độ đánh giá rất không thành thạo và không thành thạo là 9,1% và 32,5% cho 2 yếu tố là sử dụng các ứng dụng trong khóa học và sử dụng phần mềm trong xây dựng. 2 giá trị này có giá trị chênh lệch lớn vì số lượng lớn các SV tham gia khảo sát là SV năm 1 và năm 2 nên chưa có cơ hội tiếp xúc với các phần mềm chuyên ngành. Tuy nhiên, khi nói về trí tuệ nhân tạo AI, có đến 35,1% lượng SV chưa thành thạo về vấn đề này.

Hình 4: Mức độ sử dụng công cụ và ứng dụng

ngành Xây dựng

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2023

Hình 4 cho thấy, còn khoảng 9,1% SV sử dụng không thành thạo máy tính các loại để phục vụ học tập và chỉ đạt 15,6% số SV rất thành thạo. Trong khi đó, số SV sử dụng điện thoại di động là 27,3%, cao hơn 11,7%. Hơn nữa, tin học ứng dụng là nền tảng cơ bản để phục vụ tất cả các ứng dụng, phần mềm khác thì vẫn có 1,3% rất không thành thạo tin học cơ bản và các ứng dụng như Elearning, đánh giá rèn luyện,…

5. Đề xuất giải pháp

Thông qua các nghiên cứu và kết quả khảo sát, tác giả đề xuất một số giải pháp để giúp SV thuộc lĩnh vực xây dựng tại Khoa KT&CN nâng cao khả năng thích nghi với việc CĐS trong học tập và công việc trong tương lai, như sau:

Ngay từ những năm đầu tiên, các SV ngành Xây dựng cần đầu tư thời gian để tiếp cận các kiến thức, ứng dụng, phần mềm, công nghệ liên quan đến chuyên ngành Xây dựng. Vào những năm tiếp theo của chương trình học, các SV càng phải nâng cao năng lực tự học nhằm nghiên cứu sâu hơn các vấn đề liên quan đến công nghệ và số hóa bằng cách tham gia tích cực các học phần chuyên ngành hoặc tự học qua tài liệu hoặc Internet thông qua sự hướng dẫn của GV. SV nên chủ động tìm hiểu các phần mềm thiết kế, mô phỏng, công nghệ xanh và bền vững, công nghệ thông minh, quản lý thông minh và các lĩnh vực khác có thể kết nối với ngành Xây dựng. 

Trong quá trình tham gia các học phần SV cần tìm cơ hội để thực hành các ứng dụng liên quan đến công nghệ thông tin từ cơ bản đến nâng cao. Chẳng hạn như ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản để viết thuyết minh, thiết kế các bài trình chiếu, sử dụng thành thạo các bảng tính trong năm học đầu tiên. Sau đó có thể tìm hiểu cơ bản và sử dụng các phần mềm để thiết kế 2D, mô phỏng 3D, tìm hiểu cách sử dụng các máy móc tự động hoặc thậm chí là Robot liên quan đến công nghệ xây dựng.

SV phải tự cập nhật thường xuyên xu hướng phát triển của công nghệ xây dựng mới trong và ngoài nước trên các tạp chí chuyên ngành, hoặc có thể tham gia các trang mạng chính thống, các hội nhóm của các kỹ sư chuyên ngành xây dựng. Điều này có thể giúp các SV không bị lạc hậu về công nghệ và định hướng được cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Sự hợp tác nhóm của các SV thuộc các ngành khác nhau cũng là một giải pháp rất quan trọng để SV phát triển nhanh chóng. SV có thể trao đổi với nhau về kiến thức và kỹ năng bằng cách tham gia các câu lạc bộ học thuật, nghiên cứu,… trong và ngoài trường. Hơn nữa, SV phải không ngừng sáng tạo và nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề vì nó là một đặc trưng cơ bản của một người kỹ sư xây dựng trong tương lai.

6. Kết luận

Bài nghiên cứu đã khảo sát mức độ nhận thức về CĐS của 77 SV ngành Xây dựng thuộc Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, Trường Đại học Trà Vinh. Kết quả khảo sát cho thấy có 16,9% SV và 32,47 SV chưa hiểu rõ về CĐS trong giáo dục và trong ngành Xây dựng. Do đó, khi đánh giá về mức độ tác động của CĐS đến học tập, đến ngành nghề hiện tại và tương lai thì chưa đến 50% số SV đánh giá ở mức ảnh hưởng và rất ảnh hưởng. Về mức độ thành thạo của SV khi ứng dụng các phần mềm phục vụ học tập cũng chỉ đạt được ở mức thành thạo và rất thành thạo cũng chưa được cao. Trước tình hình thực tế của SV trường về nhận thức CĐS và sự thành thạo khi ứng dụng các phần mềm phục vụ học tập, bài nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và tiến tới sử dụng thành thạo các sản phẩm ứng dụng, phần mềm phục vụ trong lĩnh vực xây dựng như: SV cần đầu tư thời gian để tiếp cận các kiến thức, ứng dụng, phần mềm, công nghệ liên quan đến chuyên ngành Xây dựng, SV cần tìm cơ hội để thực hành các ứng dụng liên quan đến công nghệ thông tin từ cơ bản đến nâng cao, SV cần thường xuyên cập nhật xu hướng phát triển của công nghệ xây dựng mới trong và ngoài nước, SV cần nâng cao khả năng hợp tác nhóm trong và ngoài ngành học của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Ayokunle O. Olanipek-un and Monty Sutrisna (2021). Facilitating Digital Transformation in Construction - A Systematic Review of the Current State of the Art. Frontiers in Built Environment, 7, 1-21.
  2. Oro Team (2022). Digital Transformation in Construction: How Technology Changed the Building Industry. [Online] Availabile at https://oroinc.com/b2b-ecommerce/blog/digital-transformation-in-construction/?42cc0e 4945e162021sfdd993f4c1104d=3
  3. Shehmir Javaid (2023). Re-thinking Construction with Digital Transformation in 2023. [Online] Availabile at https://research.aimultiple.com/digital-transformation-construction/
  4. Tefi Alonso (2023). Digital Transformation in Construction: Rebuilding an Outdated Industry. [Online] Availabile at https://www.cascade.app/blog/digital-transformation-construction
  5. Trần Công Phong và Cộng sự (2019). Chuyển đổi số trong giáo dục. Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, 17, 1-7.
  6. TS Bùi Thị Huế, TS Bùi Đức Thịnh, TS Vũ Thị Tuyết Lan (2022). Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo: Thực trạng và Giải pháp. Truy cập tại http://vjst.vn/vn/tin-tuc/6707/chuyen-doi-so-trong-giao-duc-va-dao-tao--thuc-trang-va-giai-phap.aspx.
  7. Shelley R. Hart, Kaitlyn Stewart, Shane R. Jimerson, (2011). The Student Engagement in Schools Questionnaire (SESQ) and the Teacher Engagement Report Form-New (TERF-N): Examining the Preliminary Evidence, Contemporary School Psychology. Contemporary School Psychology, 15, 67-79.

THE PERCEPTION OF CONSTRUCTION ENGINEERING

STUDENTS TOWARDS DIGITAL TRANSFORMATION

• Master. HUYNH THI MY DUNG

• Master. THACH VU DINH VI

Department of Civil Engineering

 School of Engineering and Technology, Tra Vinh University  

ABSTRACT:

This study explores the perception of construction engineering students studying  at the Faculty of Engineering and Technology (Tra Vinh University) towards digital transformation. The study finds that 16.9% of students and 32.47 students do not understand what digital transformation is in education and in the construction industry. Therefore, less than 50% of surveyed students rate the impact of digital transformation on learning and future professions at influential and very influential. The study also assesses the proficiency levels of students when they use equipment, machines, applications, and service software for learning. Based on the study’s findings, some solutions are proposed to help students better access and use construction software.

Keywords: digital transformation, digitization in construction, construction engineering students.

Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3