Thí điểm thiết lập một số điểm du lịch cộng đồng nghề cá


(CHG) Theo Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững, tại các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Kiên Giang sẽ triển khai Dự án thí điểm gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển.

 

 

Du khách tham quan mô hình nuôi thủy sản trên vịnh Vân Phong, Khánh Hòa. Ảnh: TTXVN

Theo Quyết định 1090/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030, với ưu tiên thí điểm phát triển du lịch cộng đồng nghề cá ven biển góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống. 

Đặc biệt là bản sắc văn hóa của các vùng miền ven biển, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất của người dân đồng thời thay đổi nhận thức về sinh kế để giảm nghèo bền vững.

Trong đó, từ 2022-2030, mỗi tỉnh xây dựng ít nhất một mô hình thí điểm du lịch cộng đồng tại các làng (xã) ven biển tại mỗi địa phương trong giai đoạn 2021-2025 và nhân rộng ra các tỉnh, thành phố ven biển có điều kiện phù hợp.

Đồng thời, chuyển đổi một số tàu cá khai thác sang phục vụ phát triển du lịch. Hỗ trợ quy hoạch, đầu tư hạ tầng tại các điểm phát triển du lịch cộng đồng; hỗ trợ xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá du lịch cộng đồng.

Ngoài ra, chương trình ưu tiên 5 dự án: Dự án dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản hiệu quả; Dự án thí điểm thiết lập chợ đầu mối thủy sản, chợ bán đấu giá hải sản gắn với các càng cá, trung tâm nghề cá của vùng, khu vực; Dự án nâng cao thương hiệu, giá trị của hải sản Việt Nam; Dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nâng cao hiệu quả khai thác, bảo quản sản phẩm; Dự án xây dựng mô hình quản trị số hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3