Thương mại điện tử: Cơ hội vàng cho hàng hóa Việt Nam


(CHG) Theo đánh giá của Sách trắng thương mại điện tử, người tiêu dùng Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến có tỷ lệ cao nhất trong khu vực. Đây là động lực giúp hàng Việt khẳng định vị thế trên sân nhà và là cơ hội vàng cho xuất khẩu.

Ảnh minh họa

Động lực giúp thương hiệu nội địa chinh phục người dùng

Xu thế chuyển đổi số cùng hàng loạt công cụ thương mại điện tử đang giúp sức cho thương hiệu nội địa chinh phục người tiêu dùng Việt tại thị trường trong nước.

Theo thống kê của Bộ Công thương, đến năm 2021, các thương hiệu Việt chứng minh ưu thế trước hàng ngoại khi chiếm giữ đến hơn 90% tại các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước. Thậm chí, tại các hệ thống siêu thị nước ngoài ở Việt Nam, tỷ lệ hàng nội địa cũng chiếm tới 60-96%.

Xu hướng này vẫn duy trì ngay cả trong nhóm ngành mua sắm trực tuyến. Tháng 1/2022, Tập đoàn Lazada đã tiến hành khảo sát Nghiên cứu diện rộng về hành vi mua sắm trực tuyến tại 6 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Khảo sát cho thấy, 52% số người Việt được hỏi có xu hướng chọn thương hiệu sản xuất trong nước.

Những năm gần đây, thương hiệu Việt đã dần giải quyết được những bài toán về chất lượng sản phẩm và đa dạng mẫu mã nhờ chịu thay đổi, học hỏi ở doanh nghiệp nước bạn. 

Việc ứng dụng công nghệ hiện đại và công cụ hỗ trợ trên sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp phần nào tháo gỡ những trở ngại về mặt phân phối, vận hành, từ đó đưa được sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. 

Điển hình như thương hiệu Beyours đồ nội thất tiên phong khai thác dòng sản phẩm lắp ráp, gây ấn tượng với các thiết kế trẻ trung, bắt kịp xu hướng, sử dụng những nguyên liệu đặc trưng như gỗ thông, cao su hay sợi lục bình. 

Kinh doanh giữa thời đại công nghệ 4.0, thương hiệu sớm chủ động chuyển đổi số để bắt kịp thời đại. Kênh trực tuyến trên mạng internet tập trung bán sản phẩm nhỏ gọn, dễ lắp ráp và vận chuyển, Beyours dần dẫn dắt người dùng đến cửa hàng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm có kích thước lớn và phức tạp hơn.

Tương tự như Beyours, thương hiệu thời trang nam Coolmate đã tham gia thị trường thương mại điện tử và từng bước nắm được thị trường cả trực tuyến lẫn các kênh phân phối trực tiếp. 

Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn tới môi trường kinh doanh trực tiếp, nhưng cũng mở ra cơ hội lớn đối với thị trường kinh doanh trên các nền tảng công nghệ, đặc biệt là các sàn thương mại điện tử. 

Bằng việc chuyển đổi mô hình hoạt động, thích ứng với bối cảnh thực tế, doanh nghiệp đã từng bước đứng vững, duy trì doanh số ổn định, nếu làm tốt, còn có thể đạt doanh số cao hơn kỳ vọng nhờ thương mại điện tử.

Phân loại hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Lazada. Ảnh: TTXVN

Cơ hội vàng cho xuất khẩu hàng hóa Việt

Ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Thương mại điện tử, Bộ Công thương, cho biết: Doanh thu Thương mại điện tử theo mô hình B2C (B2C là mô hình bán lẻ hàng hóa từ nhà sản xuất tới thẳng người tiêu dùng) toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt 2.883 tỉ USD. Đặc biệt thị trường thương mại điện tử của các quốc gia là đối tác xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các quốc gia EU ngày càng tăng, sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp có sản phẩm tốt, phù hợp với thị trường.

Việc tận dụng được thương mại điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được các thị trường khó tính, vốn tồn tại nhiều rào cản và chi phí vận hành thực tế lớn.

Theo báo cáo về xu hướng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam do Hãng Amazon vừa công bố, doanh thu bán lẻ hàng xuyên biên giới (B2C) của Việt Nam ước tăng trưởng trên 20%/năm, đạt 75.400 tỉ đồng (3,3 tỉ USD) trong năm 2021, dự kiến đạt 256.100 tỉ đồng (11,1 tỉ USD) vào năm 2026. Trong đó, hơn 64% doanh số do các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tạo ra.

Báo cáo cũng khẳng định, thương mại điện tử B2C sẽ là ngành xuất khẩu thế mạnh, đứng thứ 5 tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới. Các loại hàng hóa xuất khẩu nhiều nhất hiện nay là nông sản thành phẩm, thủ công mỹ nghệ, nội thất, gia dụng, chăm sóc sức khỏe, dụng cụ y tế.

Theo kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 đã được Chính phủ phê duyệt, sẽ xây dựng gian hàng quốc gia trên một số sàn thương mại điện tử lớn của thế giới, tổ chức các không gian hàng Việt là nơi tập trung các thương hiệu uy tín, có hàm lượng nội địa hóa cao, được cơ quan quản lý Nhà nước thẩm định và đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng xác định hướng tới các thị trường lớn như Đông Nam Á, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ…

Với nhiều ưu điểm hiện có của thương mại điện tử, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia thị trường tiềm năng này để thúc đẩy doanh số và giảm chi phí vận hành. 

Cơ hội này san đều cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp địa phương, các hợp tác xã, thậm chí là cá nhân làm sản xuất. Đây cũng là thế mạnh để các sản phẩm Việt Nam gây ấn tượng và tiếp cận thị trường quốc tế nhanh chóng hơn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn.

 

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3