(CHG) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành trong đó có Bộ Công Thương thực hiện các giải pháp trọng tâm ổn định kinh tế, lạm phát. Tại chỉ thị này, Thủ tướng nhấn mạnh việc theo dõi sát tình hình xăng dầu, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, tích trữ và đảm bảo việc cung ứng xăng dầu.
Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ tích trữ, đảm bảo việc cung ứng xăng dầu. (Ảnh minh họa)
Đảm bảo cung ứng xăng dầu phải chăng khó?
Thời gian vừa qua, thị trường xăng dầu tiếp tục "nóng" với nhiều biến động phức tạp, một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu ngừng bán hàng, một số doanh nghiệp đề xuất dừng tạm kinh doanh do khó khăn về nguồn hàng, không đảm bảo kinh doanh.
Đặc biệt, trước kỳ điều hành giá ngày 12/9 nhiều cửa hàng xăng dầu đã đóng cửa, ngừng bán hàng. Theo Tổng cục Quản lý thị trường, các cây xăng dừng hoạt động chủ yếu diễn ra nhiều tại khu vực phía Nam, còn thời điểm trước, trong và sau đợt điều chỉnh giảm xăng dầu vừa qua tại khu vực phía Bắc, các cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động đã ít hơn.
Tại tỉnh Tiền Giang, từ ngày 11/9 đến ngày 13/9/2022, có 5 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã bị phản ánh đóng cửa, ngưng bán hàng. Vào ngày 13/9/2022, Đội QLTT số 1 cũng giám sát 1 cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho. Cửa hàng này ngưng hoạt động do bồn chứa xăng dầu bị hư hỏng đang sửa chữa và có văn bản đồng ý của Sở Công Thương cho cửa hàng tạm ngưng hoạt động từ ngày 12/9 đến hết ngày 12/12/2022.
Cũng trong ngày 13/9/2022, Đội QLTT số 2 tiến hành giám sát 3 cửa hàng bán lẻ xăng dầu sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân qua đường dây nóng. Theo đó, một cửa hàng ở huyện Gò Công Đông bị phản ánh lúc 8h30 ngừng bán xăng. Qua giám sát lúc 9h00, cửa hàng vẫn mở cửa bán dầu nhưng hết xăng (kết quả đo bồn đã hết xăng, dầu DO 0,05S-II còn 1.300 lít), đang chờ nhập hàng.
Hai cửa hàng tại thị xã Gò Công bị phản ánh đóng cửa, ngưng hoạt động, qua giám sát thực tế đều hết xăng dầu. Đại diện các cửa hàng trình bày hiện đã hết xăng dầu, do kinh doanh không hiệu quả nên đã làm đơn gửi Sở Công Thương xin tạm ngưng hoạt động từ ngày 12/9/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Đội QLTT số 2 đã mời chủ các cửa hàng đến làm việc về lý do ngưng hoạt động, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý theo quy định.
Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định 27/QĐ-TTR về việc thanh tra đột xuất hoạt động kinh doanh xăng dầu đối với một số cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
Thời điểm kiểm tra đột xuất cửa hàng xăng dầu Bính Tứ (xóm 3, xã Nghĩa Đông, huyện Tân Kỳ), cửa hàng không thực hiện bán hàng, ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo quy định. Đoàn công tác đã lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt với số tiền là 15 triệu đồng về hành vi trên theo quy định tại điểm b, khoản 4, điều 35 Nghị định số 99/2020/ NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra Thanh tra Sở còn hướng dẫn các huyện tiến hành lập biên bản các hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh xăng dầu để đảm bảo thông suốt thị trường xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Ngày 12/9/2022, Phòng kinh tế hạ tầng huyện Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An) cũng đã tiến hành kiểm tra một loạt cửa hàng xăng dầu về việc cung cấp xăng dầu trên địa bàn, trong đó có cửa hàng xăng dầu Vân Văn tại Khối Tân Hương, thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu. Thời điểm kiểm tra, cửa hàng này không bán Xăng sinh học E5RON 92 do hết hàng.
Ngày 15/9, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh có cuộc họp với một số đầu mối xăng dầu. Đại diện nhiều doanh nghiệp xăng dầu cho biết, chiết khấu (hoa hồng được doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối dành lại cho đại lý) sau kỳ điều hành ngày 12/9 giảm nhanh, chỉ còn một nửa so với trước thời điểm giá xăng dầu được điều chỉnh.
Mức chiết khấu hiện dao động 550-900 đồng/lít đối với dầu diesel, tùy kho nhập hàng (chênh lệch chiết khấu giữa miền Bắc và Nam cũng khá lớn). Còn xăng RON 95-III, chiết khấu dao động 50- 100 đồng một lít, tùy khu vực.
Mức chiết khấu này khiến doanh nghiệp kinh doanh không bị lỗ. Theo tính toán của các doangnghiệp bán lẻ, mức chiết khấu tối thiểu là 700 đồng/lít mới đạt điểm hoà vốn; phải từ 1.000- 1.500 đồng/lít thì họ mới đảm bảo được hoạt động kinh doanh.
Hình ảnh cây xăng tại Nghệ An không bán xăng.
Kiên quyết bình ổn xăng dầu
Hiện tượng cửa hàng đóng cửa do thiếu xăng dầu, chiết khấu quá thấp, kinh doanh không hiệu quả vẫn đang xuất hiện. Tại Đồng Tháp, có khoảng 10/549 cây xăng xin tạm đóng cửa, ngưng hoạt động; Vĩnh Long có 10/320 cây xăng xin tạm ngừng bán; Hậu Giang và Bến Tre cũng có một số cây xăng xin phép tạm dừng bán.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đề xuất tăng mức chiết khấu cho đại lý kinh doanh xăng dầu nhằm tính đúng, tính đủ, khuyến khích đại lý duy trì việc bán xăng dầu ổn định đã được Bộ Công Thương nhiều lần nêu ra.
Cụ thể, từ thời điểm tháng 2/2022, Bộ đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cả cơ sở mặt hàng xăng dầu như mức chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức do đã áp dụng từ năm 2014.
Bên cạnh đó, rà soát lại phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam và các loại thuế, nhất là thuế bảo vệ môi trường cho phù hợp nhằm tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu.
Tiếp đó, đến tháng 7/2022, Bộ Công Thương đã nêu quan điểm với Bộ Tài chính về công thức giá cơ sở, khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, khoản premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng trong giá cơ sở xăng dầu.
Các cơ quan chức năng vào cuộc để kiểm tra, xử lý các vi phạm về xăng dầu.
Ngày 13/9, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã yêu cầu Ban Chỉ đạo 138 Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Công an toàn quốc tăng cường công tác nắm tình hình, xây dựng kế hoạch đấu tranh, triệt phá các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là đối với các loại mặt hàng xăng dầu, khoáng sản, thép, linh kiện điện tử, gỗ và sản phẩm từ gỗ, dược phẩm, thực phẩm chức năng, rượu, bia, thuốc lá, đường cát, phân bón... đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/9/2022 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới.
Chỉ thị đã nêu rõ Bộ Công Thương cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: Theo dõi sát diễn biến cung cầu, tình hình thị trường các mặt hàng thiết yếu, nhất là mặt hàng xăng, dầu; kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi đầu cơ, tích trữ, nâng giá, có giải pháp không để đứt gãy nguồn cung, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước, nhất là thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán. Chú trọng công tác thông tin, truyền thông về việc điều hành giá xăng, dầu để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Chủ động cùng Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan sử dụng hiệu quả Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ giá xăng dầu, giảm thiểu tác động, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Với những chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ và các bộ ban ngành, hy vong sau đợt điều chỉnh giá xăng dầu ngày hôm nay( 21/9) vấn đề bình ổn giá, đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng sẽ không còn xảy ra như thời gian qua.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết