(CHG) Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, 8 tháng đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam tiếp tục đà hồi phục nhanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực… kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 500 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu 8 tháng cả nước đạt gần 500 tỷ USD
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như: Giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, nhất là giá xăng dầu do tác động của xung đột giữa Nga và Ukraina; Lạm phát gia tăng ở nhiều nước trên thế giới, sự phục hồi kinh tế chậm ở các quốc gia đối tác thương mại lớn, do đại dịch Covid-19... Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước vẫn tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo tiền để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Kế hoạch 5 năm 2021-2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương triển khai tích cực các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 01/NQ-CP về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, kinh tế - xã hội trong 8 tháng năm 2022 của Việt Nam đã giữ vững sự ổn định, các cân đối vĩ mô được đảm bảo, lạm phát trong tầm kiểm soát.
Tính đến trung tuần tháng 8, cả nước thu hoạch được 1.112,7 nghìn ha lúa hè thu, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.
Ước tính tổng số bò của cả nước đến thời điểm cuối tháng 8 năm 2022 tăng 3,4% so với cùng thời điểm năm trước; tổng số lợn tăng 6,8%; tổng số gia cầm tăng 3,6%.
Sản lượng gỗ khai thác 8 tháng đầu năm ước đạt 11,9 triệu m3, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 3.172,2 nghìn tấn, tăng 7%.
Hoạt động thương mại và dịch vụ phục hồi ở hầu hết các ngành, đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm 2021 và năm 2019 khi chưa xảy ra dịch Covid-19.
Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu ra các nước
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 50,2% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó bán lẻ hàng hóa gấp 1,3 lần (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019), dịch vụ lưu trú, ăn uống gấp 2,9 lần (tăng 6,7%).
Trong 8 tháng năm đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó bán lẻ hàng hóa tăng 15,4% (tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2019).
Ngành công nghiệp phục hồi nhanh, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng cao trong bảy tháng liên tiếp, tháng 8/2022 ước tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số sản xuất của ngành chế biến chế tạo tăng 16,2%. Trong 8 tháng đầu năm, chỉ số IIP tăng 9,4%, trong đó có nhiều ngành công nhiệp trọng điểm tăng trưởng cao.
Vận chuyển hành khách tháng 8/2022 tăng gấp 4,4 lần, luân chuyển hành khách tăng gấp 7,5 lần so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa duy trì đà phát triển với sản lượng vận chuyển tăng 58,6% và luân chuyển tăng 68,8%.
Trong 8 tháng năm 2022, vận chuyển hành khách tăng 29,8% và luân chuyển hành khách tăng 51,6% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 20,6% và luân chuyển hàng hóa tăng 28% (tương ứng tăng 9,8% và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019).
Khách quốc tế đến Việt Nam chỉ trong tháng 8 đã đạt 486,4 nghìn lượt người, tăng 38% so với tháng trước và gấp 52,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính trung bình 8 tháng năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 1.441 nghìn lượt người, gấp 13,7 lần cùng kỳ năm 2021.
Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì mức tăng cao với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trong tháng 8 ước đạt 64,34 tỷ USD, tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 8 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 497,64 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 13.6%.
Đặc biệt, doanh nghiệp đã trở nên thích ứng tốt với bối cảnh mới, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường tiếp tục tăng cao. Trong 8 tháng năm 2022, cả nước có 101,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 1.136,3 nghìn tỷ đồng, tổng số lao động đăng ký 696,2 nghìn lao động; tăng 24,2% về số doanh nghiệp, tăng 0,3% về vốn đăng ký và tăng 16,2% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu thuỷ sản sang nhiều nước
Số doanh nghiệp tham gia thị trường 8 tháng năm 20022 đạt 149,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 104,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 22%.
Huy động vốn đầu tư cũng tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2022 ước tính tăng 16,9%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,5%, cao nhất của 8 tháng trong 5 năm qua.
Lạm phát được kiểm soát, chỉ số tiêu dùng CPI bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,79% của bình quân 8 tháng năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của bình quân 8 tháng năm 2020 (3,96%). Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 1,64%.
Sản xuất đồ uống tăng 26,8%; sản xuất trang phục tăng 22,5%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 18,5%; sản xuất thiết bị điện và sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu cùng tăng 17,4%; sản xuất máy móc, nứa tăng 14,2%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 11,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 10,4%.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết