​Đưa văcxin Covid-19 vào chương trình tiêm chủng thường xuyên


(CHG) PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, tới đây sẽ không tổ chức tiêm văcxin Covid-19 theo chiến dịch, mà sẽ đưa vào tiêm chủng thường xuyên, cùng các văcxin khác.

Thông tin được PGS.TS Dương Thị Hồng đưa ra sau tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc Covid-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu cũng như các khuyến cáo cần thiết cho Việt Nam trong công tác phòng chống dịch thời gian tới.

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW. Ảnh: Tuấn Dũng

PGS.TS Dương Thị Hồng cho hay, từ năm 2021 đến nay, để nhanh chóng phòng chống dịch Covid-19, chúng ta đã tổ chức tiêm chủng văcxin Covid-19 theo hình thức chiến dịch quy mô lớn cho các nhóm đối tượng bao gồm: Người lớn từ 18 tuổi trở lên, trẻ em từ 12 - 17 tuổi và trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi.
Đến nay tổng số số mũi tiêm đã thực hiện là hơn 266 triệu mũi, trong đó tỷ lệ tiêm
cxin ở nhóm nguy cơ cao và người có bệnh nền đã đạt tỷ lệ bao phủ trên 80%.
"Nỗ lực triển khai tiêm
cxin phòng Covid-19 đã đóng góp quan trọng vào thành công chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam", PGS.TS Dương Thị Hồng khẳng định.

 

Theo khuyến cáo cập nhật của WHO: Các nhóm cần ưu tiên tiêm nhắc văcxin phòng Covid-19 gồm: Người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh Covid-19 nghiêm trọng, những người suy giảm miễn dịch, người có bệnh lý nền, bệnh lý mạn tính, người suy giảm miễn dịch cần được tiêm đủ liều cơ bản và tiêm nhắc lại.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) cũng khuyến cáo tiêm nhắc cho các đối tượng từ 6 tuổi trở lên, những đối tượng nguy cơ cao thì tiêm nhắc 2 lần.

PGS.TS Dương Thị Hồng cho biết: “Văcxin Covid-19 cũng như các văcxin khác qua thời gian miễn dịch đều giảm dần. Đối với những người mắc Covid-19 theo thời gian miễn dịch cũng suy giảm. Do đó, chúng tôi khuyến cáo những người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch cần chủ động đăng ký tiêm các mũi cxin tăng cường để phòng bệnh. Thậm chí, người đã mắc bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục có mũi tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của WHO".
Theo khuyến cáo của WHO, hiện nay, mặc dù dịch Covid-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu, tuy nhiên, đại dịch chưa kết thúc. Vì vậy, Việt Nam vẫn cần duy trì các biện pháp phòng chống dịch trong đó có việc tiêm
cxin phòng Covid-19, tiêm nhắc cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao. Đây là những nhóm cần phải tiêm đầy đủ mũi 3 và mũi 4.
PGS.TS Dương Thị Hồng nêu rõ, thời gian tới không tổ chức tiêm
cxin Covid-19 liên tục thường xuyên như trước đây mà lồng ghép vào công tác tiêm chủng mở rộng, mỗi trạm y tế xã, phường sẽ có 3 - 4 buổi tiêm một tháng, tùy theo trạm đó ở vùng thuận lợi hay vùng đi lại khó khăn có thể tổ chức 2 buổi/tháng.
"Hiện các cơ sở tiêm chủng hiện nay đều thuần thục về thực hành tiêm
cxin Covid-19, phương thức bảo quản cxin. Việc cung cấp cxin Covid-19 cũng có ở các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện và khu vực. Ngành y tế hoàn toàn có đủ năng lực để triển khai lồng ghép tiêm cxin Covid-19 cùng các cxin khác", PGS.TS Dương Thị Hồng khẳng định./.

Còn lại: 1000 ký tự
Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Đề tài Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 do ThS. Lê Thị Diễm Phương (Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bài nghiên cứu "Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng" do ThS. Trần Tường Thụy (Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại thành phố Cần Thơ trong môi trường hội nhập quốc tế

Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại thành phố Cần Thơ trong môi trường hội nhập quốc tế do ThS. Trần Thảo Vy (Giảng viên Khoa Nông nghiệp - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ) - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh (Phó trưởng Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế - Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam

Đề tài Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam do TS. Đặng Thị Bích Ngọc (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập" do ThS. Từ Tuấn Cường (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Gia Định) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3