Chung tay hỗ trợ nông sản xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới phía Bắc


(CHG) Ngày 12/5, tại TP. Lạng Sơn, Viện Nghiên cứu hải quan và Cục Hải quan Lạng Sơn (Tổng cục Hải quan) đồng chủ trì phối hợp với Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức hội thảo "Xuất nhập khẩu nông sản qua biên giới trong bối cảnh mới: Thực trạng và khuyến nghị". 
Tham dự hội thảo có Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng; ông Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính; đại diện lãnh đạo các đơn vị: Cục Hải quan Lạng Sơn; Viện Nghiên cứu hải quan; Trường Hải quan Việt Nam; Cục Hải quan Cao Bằng; Cục Quản lý rủi ro; Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh Lạng Sơn cùng tham dự.
Triển vọng trong xuất khẩu nông sản
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết, việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng dịch giúp đơn giản hóa phương thức giao nhận hàng hóa nhập khẩu (NK), tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng xuất khẩu (XK) hàng hoá, đặc biệt là hàng nông sản của Việt Nam qua các cửa khẩu tại khu vực biên giới phía Bắc. Thống kê cho thấy, kể từ khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch đã giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Trung Quốc qua các cửa khẩu khu vực biên giới phía Bắc tăng gần gấp 3 lần; Hải quan một số cửa khẩu đã tăng thời gian làm việc trong ngày để đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa XNK qua biên giới.
 
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: H.Nụ
Triển vọng và tiềm năng XK nông sản sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc trong năm 2023 còn rất lớn. Để thực hiện các mục tiêu về XK nói chung, XK nông sản nói riêng, cũng như giải quyết các thách thức trong XNK nông sản, hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá tình hình kinh tế - tài chính vĩ mô trong nước, quốc tế và những tác động đến hoạt động XNK nông sản qua biên giới của Việt Nam; đánh giá thực trạng các chính sách tạo thuận lợi, hỗ trợ XNK nông sản của Việt Nam và thực trạng XNK nông sản qua biên giới của Việt Nam trong bối cảnh mới; vai trò của cơ quan Hải quan và các cơ quan liên quan trong hoạt động XNK nông sản của Việt Nam; những khó khăn, thách thức đối với XNK nông sản của Việt Nam; những kiến nghị chính sách cụ thể với các cơ quan chức năng nhằm tạo thuận lợi, hỗ trợ XNK nông sản của Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Như Quỳnh nhấn mạnh.
Theo bà Lê Thị Thuỳ Vân, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính, mặc dù trong 4 tháng đầu năm 2023, kinh tế vĩ mô trong nước chưa thực sự vững chắc, bên cạnh đó triển vọng kinh tế thế giới cũng kém tích cực cho hoạt động XK của Việt Nam nói chung, tổng kim ngạch XK trong 4 tháng đầu năm đã giảm tới 11,8%. Tuy nhiên, riêng đối với XK nông sản qua biên giới, trong những tháng đầu năm lại có những điểm tác động tích cực, tạo thuận lợi cho việc XK nông sản qua biên giới. Việc tăng cường XK nông sản qua biên giới là vẫn còn nhiều dư địa, tiềm năng thị trường Trung Quốc vẫn còn rất lớn, do đó, việc đẩy mạnh tăng cường XK nông sản qua thời gian tới cần có sự hỗ trợ rất lớn của chính quyền các địa phương và ngành Hải quan.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho rằng, thời gian qua, vai trò của cơ quan Hải quan được thể hiện nổi bật thông qua việc xây dựng, vận hành phần mềm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW) để tự động tiếp nhận hồ sơ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm quyết định phương thức kiểm tra trên cơ sở thu thập, xử lý các dữ liệu về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; chuyển hồ sơ đến các cơ quan kiểm tra, tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định; đảm bảo công khai minh bạch thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu với bộ, ngành và các cơ quan liên quan.
 
Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: H.Nụ
Đặc biệt, việc liên kết chia sẻ thông tin dữ liệu giúp nâng cao hiệu quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm của cơ quan kiểm tra; tăng cường vai trò quản lý nhà nước của bộ quản lý chuyên ngành... góp phần định hướng, hoạch định và xây dựng chính sách quản lý kịp thời, chính xác, phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, việc vận hành và ứng dụng triệt để CNTT cũng góp phần đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa; thực hiện kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra. Ngoài ra, cơ quan Hải quan đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Cũng theo Phó Tổng Cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng, ngành Hải quan cũng đặt mục tiêu hỗ trợ cá nhân, tổ chức có liên quan, đặc biệt là các doanh nghiệp (DN) nắm bắt kịp thời, đầy đủ các quy định của pháp luật hải quan, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật hải quan nói chung và các quy định liên quan đến nông sản XK nói riêng. Với mục tiêu đó, Hải quan các cấp luôn ưu tiên tuyên truyền, vận động các DN, cá nhân, tổ chức phối hợp với cơ quan Hải quan thực hiện các hoạt động cải cách thủ tục hành chính và cải cách hiện đại hóa hải quan.
 Còn nhiều khó khăn, thách thức
Theo ông Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trong năm 2022, XK nông sản, thủy sản tăng trưởng khá tích cực ở hầu hết các khu vực thị trường. Chiếm tỷ trọng cao nhất với 25% tổng kim ngạch XK nông sản, thuỷ sản Việt Nam là thị trường Trung Quốc, đạt khoảng 7,8 tỷ USD, tăng 25,3% so với năm 2021.
Ông Lê Xuân Sang nhận định, tuy có sự tăng mạnh về quy mô hợp tác thương mại nói chung và thượng mại nông sản nói riêng nhưng vẫn còn nhiều thách thức được đặt ra đối với XK nông sản, điển hình là việc Trung Quốc đã dần chiếm ưu thế, lợi thế so sánh của hàng nông sản Việt Nam đã giảm dần, với nhiều hàng hoa quả Trung Quốc đã tự canh tác, nuôi, trồng.
Còn theo bà Lê Thị Thùy Vân, XK nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc còn nhiều hạn chế cũng như nhiều thách thức phải đối mặt như: Quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro; phụ thuộc khá nhiều vào các chính sách kiểm soát, ngăn ngừa và phòng dịch; Trung Quốc ngày càng siết chặt hơn các quy định về chất lượng sản phẩm đặc biệt là nông sản và thực phẩm; hạ tầng kết nối giao thông giữa cửa khẩu và hạ tầng cửa khẩu biên giới phía Việt Nam hiện vẫn đang trong quá trình đầu tư, hoàn thiện.
Để tăng cường XK nông sản qua biên giới, bà Lê Thùy Vân cho rằng, cần nhanh chóng đẩy mạnh việc chuyển từ XK theo đường tiểu ngạch sang đường chính ngạch đối với các mặt hàng nông sản; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản Việt cũng như tạo cầu nối giữa DN Việt Nam với các DN phân phối, hệ thống siêu thị của Trung Quốc. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản XK của Việt Nam để có thể đáp ứng tốt hơn tiêu chuẩn của các thị trường XK...
Đặc biệt, đưa ra một số khuyến nghị để thúc đẩy XK nông sản, nhiều diễn giả tại hội thảo cho rằng, cần có sự hỗ trợ rất lớn của chính quyền các địa phương và ngành Hải quan, đặc biệt lực lượng Hải quan ở các cửa khẩu trong việc nâng cao năng lực thông quan hàng hóa, làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hàng hóa thật nhanh chóng để tạo điều kiện cho DN.
Bên cạnh đó, các DN, cơ quan ban ngành cần nhanh chóng đẩy mạnh việc chuyển từ XK theo đường tiểu ngạch sang đường chính ngạch đối với các mặt hàng nông sản. Trong đó, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh quá trình đàm phán với Trung Quốc trong việc chấp nhận các mặt hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt tập trung vào các mặt hàng có tiềm năng lớn.
Bên cạnh đó, nước ta cũng cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản Việt cũng như tạo cầu nối giữa DN Việt Nam với các DN phân phối, hệ thống siêu thị của Trung Quốc.
Tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học và các ban, ngành địa phương đã tập trung đánh giá tình hình kinh tế - tài chính vĩ mô trong nước, quốc tế và những tác động đến hoạt động XNK nông sản qua biên giới của Việt Nam; đánh giá thực trạng các chính sách tạo thuận lợi, hỗ trợ xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam và thực trạng XNK nông sản qua biên giới của Việt Nam trong bối cảnh mới./.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/chung-tay-ho-tro-nong-san-xuat-khau-qua-cua-khau-bien-gioi-phia-bac-174257.html

Còn lại: 1000 ký tự
Xúc tiến thương mại gắn với lợi thế du lịch

Quý I/2024, hoạt động thương mại của Quảng Ninh tăng trưởng mạnh với tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 10,5% so với cùng kỳ 2023. Trong quý II, các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương gắn với lợi thế du lịch đang được ngành Công Thương tích cực triển khai.

Xem chi tiết
Xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển bền vững kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh

Ngày 8/4, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị giao ban Thường trực Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về Đề án phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Xem chi tiết
Tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

​Chiều 2/4, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đồng chí Nguyễn Văn Hồi, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Xem chi tiết
Để nâng tầm thương hiệu OCOP

​Chất lượng là yếu tố tiên quyết khẳng định vị trí của sản phẩm OCOP nói riêng và nông sản nói chung trên thị trường. Các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trong tỉnh đang tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường, từng bước hướng tới xuất khẩu.

Xem chi tiết
Tọa đàm "Tiềm năng và thách thức đối với nuôi biển"

​Trong khuôn khổ hội nghị “Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh”, các diễn giả là những chuyên gia hàng đầu, nhà nghiên cứu chiến lược, đại diện các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp lĩnh vực thủy sản đã tham gia phiên tọa đàm có chủ đề: "Tiềm năng và thách thức đối với nuôi biển".

Xem chi tiết
2
2
2
3