Giải pháp tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế ở Lạng Sơn


(CHG) Đoàn công tác của Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn đồng bộ các giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn” của địa phương như các vấn đề về sản xuất kinh doanh và đặc biệt xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu...

Đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng đoàn công tác của Chính phủ phát biểu tại buổi làm việc.
Chiều 12/5, đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng hạ tầng và xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
Đoàn công tác gồm có đại diện các bộ, ngành liên quan do đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh Lạng Sơn.
Trong buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn kiến nghị với Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho tỉnh đối với 4 nội dung; kiến nghị các bộ, ngành, tháo gỡ cho tỉnh với 9 nội dung. Đây là những khó khăn vướng mắc đã được tỉnh kiến nghị Chính phủ và các bộ giải quyết trong nhiều năm liên quan đến thực hiện công tác đầu tư công, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng… nhưng vẫn còn tồn đọng chưa được xử lý.
Bên cạnh đó, Lạng Sơn còn có 10 kiến nghị mới với Chính phủ liên quan đến xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản, cơ chế, chính sách; kiến nghị với các bộ, ngành đối với 48 vấn đề liên quan đến lĩnh vực kế hoạch đầu tư, xây dựng, tài nguyên môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn mong muốn các bộ, ngành của trung ương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Lạng Sơn trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng; cũng như giải quyết nhanh, kịp thời các kiến nghị của tỉnh đã gửi đến Chính phủ và các bộ, ngành trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Đồng chí Đào Hồng Lan, Trưởng đoàn công tác của Chính phủ đánh giá cao công tác cũng như những nỗ lực của tỉnh Lạng Sơn trong việc chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội gồm: Công tác thông thương hàng hóa qua cửa khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp trong cả nước thúc đẩy hoạt đông xuất, nhập khẩu qua biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN với Trung Quốc trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, Lạng Sơn còn nhiều khó khăn trong thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh như thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, trọng tâm là hạ tầng giao thông, công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng.
Đồng chí Trưởng đoàn công tác ghi nhận và tiếp thu ý kiến của tỉnh Lạng Sơn và sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ trong thời gian tới, đồng thời, đề nghị UBND tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ liên quan đến cơ chế điều hành thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại. Thực hiện hiệu quả chương trình cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Cần huy động hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Lạng Sơn cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các “điểm nghẽn” của địa phương trong phát triển cũng như tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan, chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh thi công, giải ngân vốn đầu tư theo quy hoạch./.
Năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (GRDP) đạt 7,22%, trong đó lĩnh vực nông, lâm nghiệp tăng 5,01%, công nghiệp xây dựng tăng 11,03%, dịch vụ tăng 6,6%;
Triển khai hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh đã hỗ trợ vay ưu đãi 319 tỷ đồng; hỗ trợ thành lập mới 22 hợp tác xã; hỗ trợ phát triển thương hiệu mở rộng thị trường cho 16 đối tượng, hỗ trợ phát triển 32 sản phẩm OCOP…; trồng rừng mới đạt hơn 13.330ha (trong đó, năm 2022 trồng mới được 9.300ha và 4 tháng đầu năm 2023 trồng mới 4.030ha). Đến tháng 4/2023, toàn tỉnh có 86 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Trong năm 2022, toàn tỉnh Lạng Sơn đã giải ngân vốn đầu tư được giao đầu năm đạt 92,8% kế hoạch. Giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia đạt 75,3%. Đối với kế hoạch vốn năm 2023, tính đến hết quý I/2023 toàn tỉnh giải ngân được 589 tỷ đồng, tương đương 15,2% kế hoạch.
Tỉnh Lạng Sơn cũng đang tập trung đôn đốc triển khai 16 dự án trọng điểm và phối hợp với các bộ, ngành và các tỉnh liên quan thúc đẩy công tác chuẩn bị đầu tư các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia trên địa bàn.
Về tình hình xuất, nhập khẩu, trong năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá qua địa bàn đạt 3,1 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2023, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá diễn ra tương đối thuận lợi. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn đạt 1,345 tỷ USD, tăng 120,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Còn lại: 1000 ký tự
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường ASEAN kể từ sau khi thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Bài nghiên cứu "Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường ASEAN kể từ sau khi thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)" do Lê Thị Mai Hương (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Nghiên cứu động lực ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới sáng tạo mở của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam

Đề tài Nghiên cứu động lực ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới sáng tạo mở của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam do Nguyễn Thị Lan Anh1 - Nguyễn Thị Thư1 - Nguyễn Đức Toàn1 - Dương Thị Trâm Anh1 - Đào Mai Khánh1 - ThS. Trịnh Thị Nhuần2* (1Sinh viên Lớp K58A1 - Đại học Thương mại - 2Giảng viên Viện Quản trị kinh doanh - Đại học Thương mại) thực hiện.

Xem chi tiết
Thông tin ban đầu về vụ lật thuyền tại TX Quảng Yên

(CHG) Thông tin từ UBND phường Hà An (TX Quảng Yên) cho biết, vào hồi 5h30 phút sáng nay, 25/4, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan.

Xem chi tiết
Đẩy mạnh hoạt động TikTok trong quảng bá điểm đến du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam

Bài báo nghiên cứu "Đẩy mạnh hoạt động TikTok trong quảng bá điểm đến du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam" do ThS. Bùi Thiện Đức Thịnh - ThS. Lê Đỗ Thiên Trúc (Trường Đại học Sài Gòn) thực hiện.

Xem chi tiết
Khơi thông, huy động nguồn lực xã hội cho tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch COVID-19

CHG - Huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực cho phát triển đất nước là vấn đề cấp thiết, yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với mọi quốc gia, ở mọi thời đại. Đại dịch COVID-19 tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội; để tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có một nguồn lực rất lớn. Trong bối cảnh nguồn lực nhà nước hạn hẹp, cần có cơ chế phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội cho quá trình này.

Xem chi tiết
2
2
2
3