3.500 sản phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị tạm giữ


(CHG) Lực lượng Quản lý thị trường và Công an huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn vừa phát hiện, kiểm tra và tạm giữ trên 3.500 sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được vận chuyển theo hướng Hà Nội - Lạng Sơn.
                                                        
Lực lượng chức năng kiểm tra thực tế hàng hóa vi phạm.
Cụ thể, trên địa bàn xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, lực lượng chức năng đã kiểm tra ô tô tải BKS 29C-673.04 di chuyển theo hướng Hà Nội – Lạng Sơn và phát hiện, khoang chở hàng có trên 3.560 sản phẩm thực phẩm. Số sản phẩm gồm: 360 hộp súp hầm xương vị heo nhãn hiệu QIBAO loại 1kg/hộp, 2.000 tuýt mù tạt nhãn hiệu WASABI loại 45g/tuýp. Toàn bộ số hàng trên đều ghi chữ nước ngoài, ước tính giá trị gần 60 triệu đồng.
Lái xe là ông N.V.D. (sinh năm 1983, trú tại xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) khai nhận vận chuyển thuê số hàng hóa trên từ Hà Nội lên Lạng Sơn để giao cho khách hàng. Lái xe cũng không xuất trình được bất kỳ hóa đơn, chứng từ nào liên quan đến số hàng hóa.
Lực lượng Quản lý thị trường đã tạm giữ, niêm phong toàn bộ số hàng hóa để xác minh chủ sở hữu, xử lý theo quy định./. 
Mới đây, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương vừa ban hành Kế hoạch số 332/KH-BCĐTƯATTP về triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023 với chủ đề “Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Đây là hoạt động gắn trách nhiệm của UBND các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; Nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; Phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Các tỉnh, thành phố căn cứ vào thực tế, tình hình dịch bệnh trên địa bàn để tổ chức phổ biến công tác triển khai “Tháng hành động” ở địa phương.
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Lâm Đồng: Một doanh nghiệp bị đình chỉ sản xuất và phạt hơn 100 triệu đồng

(CHG) Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Minh Tú Anh (địa chỉ số 113 đường Thống Nhất, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng), do ông Nguyễn Doãn Thiệu làm Giám đốc, với số tiền trên 100 triệu đồng

Xem chi tiết
Lâm Đồng: 02 giám đốc bị khởi tố vì sản xuất, buôn bán phân bón giả

(CHG) Ngày 27/9, Công an huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can, gồm: Lê Tuấn Anh (32 tuổi) và Đào Đình Tuấn (52 tuổi) cùng thường trú tại Tp.HCM, để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón.

Xem chi tiết
2
2
2
3