(CHG) Thời gian gần đây, người tiêu dùng trên địa bàn quận Tây Hồ thường xuyên “tố” nhà sách ADC Book, địa chỉ số 75B đường Xuân La bày bán nhiều sản phẩm hàng hóa không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ.
Thiết bị giáo dục, đồ dùng dành cho học sinh, đồ chơi dành cho trẻ nhỏ... là một loại hàng hóa có tính đặc thù, riêng biệt. Đối tượng tiêu dùng của các loại hàng hóa trên là trẻ nhỏ, học sinh- lứa tuổi hiếu động, hạm học hỏi và đang dần hình thành, phát triển về ý thức, tư duy, nhân cách. Bởi vậy, doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm liên quan đến lứa tuổi này phải là tấm gương trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Bởi điều đó góp một phần nhỏ trong việc giáo dục cơ bản cho nhóm khách hàng này về ý thức tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nói chung, cũng như trang bị tối thiểu việc nhận diện về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và minh bạch thông tin trên nhãn sản phẩm.
Chính vì thế, thời gian qua nhiều bậc phụ huynh trên địa bàn Hà Nội sau khi mua các loại sản phẩm liên quan đến đồ chơi, hàng gia dụng, trang thiết bị giáo dục... tại nhà sách ADC Book tỏ ra lo lắng về việc đơn vị này mập mờ thông tin về hàng hóa, có dấu hiệu vi phạm các quy định về nhãn sản phẩm và đã chủ động thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả).
Ngày 5/9/2023, Quỹ Chống hàng giả đã bàn giao nội dung cho Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại để khảo sát thực tế và thông tin tới độc giả (CHG). Qua khảo sát, phóng viên Tạp chí CHG nhận thấy thông tin do người tiêu dùng cung cấp hoàn toàn có cơ sở.
Hàng hóa không có nhãn phụ tiếng Việt ngoài việc gây khó khăn cho người tiêu dùng chọn mua sản phẩm, thậm chí gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Mặc dù một số sản phẩm hàng hóa có nhãn phụ tiếng Việt, tuy nhiên trên nhãn không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định. Ngày 8/9/2023, phóng viên Tạp chí CHG có chuyển thông tin tới Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội với nội dung: Trao đổi thông tin về hàng hóa đang bày bán tại cửa hàng kinh doanh sách và thiết bị giáo dục ADC Book, địa chỉ 75B Xuân La, Tây hồ, có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về nhãn sản phẩm. Một lãnh đạo Cục QLTT thành phố Hà Nội cho biết: “ Chúng tôi sẽ giao cho đội phụ trách địa bàn nắm bắt thông tin và kiểm tra, xử lý ngay- nếu đơn vị trên có vi phạm các quy định của pháp luật”.
Được biết, sau quá trình xác minh, nắm bắt thông tin, ngày 12/9/2023, Đội quản lý thị trường phụ trách địa bàn quận Tây Hồ (Đội QLTT số 9) đã tiến hành kiểm tra hàng hóa đang bày bán tại cửa hàng trên. Trao đổi với một cán bộ QLTT (xin giấu tên) phụ trách địa bàn quận Tây Hồ, đồng chí cán bộ trên cho biết: “Chúng tôi vẫn đang kiểm tra, khi nào có kết quả sẽ thông tin ngay cho phía Tạp chí”.
Hàng hóa bày bán, kinh doanh tại nhà sách ADC Book rất phong phú và đa dạng, nhiều sản phẩm tại đây liên quan đến trẻ nhỏ và lĩnh vực giáo dục. Việc bày bán la liệt các loại sản phẩm hàng hóa mập mờ về thông tin sẽ nguy hại cho người tiêu dùng và đối tượng sử dụng. Điều đó không chỉ để lại những hệ lụy khó lường về sự an toàn cho người sử dụng, mà còn hình thành trong tư duy, ý thức của người sử dụng sự cẩu thả trong việc cập nhật các kiến thức giáo dục về pháp luật liên quan đến hàng hóa tiêu dùng, cũng như những kiến thức tối thiểu trong việc truy xuất về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Trả lời phỏng vấn phóng viên Tạp chí CHG, ông Nguyễn Khắc Ngân, Phó chủ tịch Quỹ Chống hàng giả cho biết: Trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng hóa được quy định rất cụ thể tại các văn bản quản lý nhà nước. Khi tham gia vào thị trường, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm đều phải bị xử lý theo các chế tài đã được pháp luật quy định.
"Việc cửa hàng trên kinh doanh không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không rõ chất lượng, hàng xách tay, hàng hóa chưa được các cơ quan chức năng cấp giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam… là hành vi vi phạm hành chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng”
Bên cạnh đó, ông Ngân cũng cho rằng: Nghị định 98/2020/ND-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định rất cụ thể về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng... Theo đó, mức phạt có thể lên đến 200 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; buộc cải chính công khai sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi hàng hóa không đảm bảo chất lượng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có dược do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật”.
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Minh Tú Anh (địa chỉ số 113 đường Thống Nhất, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng), do ông Nguyễn Doãn Thiệu làm Giám đốc, với số tiền trên 100 triệu đồng
Xem chi tiết(CHG) Ngày 27/9, Công an huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can, gồm: Lê Tuấn Anh (32 tuổi) và Đào Đình Tuấn (52 tuổi) cùng thường trú tại Tp.HCM, để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón.
Xem chi tiết