Áp dụng công nghệ thúc đẩy sản xuất sạch hơn để phát triển Gốm Việt


(CHG) Gốm sứ là một nghề truyền thống. Nhưng những năm gần đây, gốm sứ của các làng nghề truyền thống bị các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bày bán tràn lan gây ảnh hưởng lớn. Điển hình như tại làng nghề Bát Tràng đã và đang lo phai tàn thương hiệu. Theo các chuyên gia, cần thúc đẩy sản xuất và đầu tư dài hạn công nghệ sạch hơn giúp giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp cho sự phát triển bền vững của công nghiệp gốm sứ.

Nhiều sản phẩm gốm Việt Nam đã khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế.

Nỗi lo phai tàn thương hiệu gốm 
Nhiều sản phẩm không có tem Bát Tràng xuất hiện tại các gian hàng trong chợ gốm chủ yếu là cốc chén, bộ bát đĩa và đồ lưu niệm làm bằng gốm. Các mặt hàng có nguồn gốc Trung Quốc này thường có hoa văn đẹp mắt, tinh xảo mà giá lại rẻ hơn gốm Bát Tràng nên được nhiều người chọn mua. 
Xuất hiện tình trạng nhập nhèm đồ gốm Trung Quốc với đồ gốm truyền thống khi nhiều chủ cửa hàng nhập những sản phẩm của Trung Quốc rồi bán ra với thương hiệu Bát Tràng khiến khách tham quan và mua sắm rất khó có thể phân biệt thật - giả. Chỉ có người sành chơi đồ gốm và những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề mới có thể nhận biết được.
Mua nhầm đồ Trung Quốc ngay trong chính làng nghề cổ truyền thống là việc khiến người tiêu dùng khó có thể chấp nhận được. Như vậy, gốm sứ Bát Tràng đang bị o ép ngay trên chính sân nhà, khi mà các loại gốm rẻ tiền khác ồ ạt tràn vào ngay chính làng nghề của mình. Điều này có khả năng sẽ dẫn đến việc gốm Bát Tràng mất chỗ đứng trên thị trường. 
Ông Nguyễn Công Hoan, một nghệ nhân gốm Bát Tràng chia sẻ: “Gốm Bát Tràng mang bản sắc riêng, đặc trưng riêng không thể trộn lẫn với bất cứ loại gốm ngoại lai nào. Vì thế, những cửa hàng nhập hàng Trung Quốc về bán và đóng mác Bát Tràng thì chẳng khác nào đang tự tay giết chết nghề gốm truyền thống ở đây”.
Có thể thấy, trong khi các nước khác đang tìm cách phát triển thị trường, bảo vệ thương hiệu của mình thì tại chính nơi đang mang thương hiệu nhiều đời nay lại phải chịu thất thế, bất lực để hàng Trung Quốc ngang nhiên “ngồi” trên các gian hàng trong chợ làng cổ.
Nhiều người dân địa phương cũng thừa nhận, hiện ở làng gốm có một số sản phẩm không phải là của làng nghề. Điều này gây khó khăn cho các sản phẩm do người dân làm ra. Tuy nhiên, cũng không thể cấm được các tư nhân buôn bán các sản phẩm đó. Vì vậy, cần có giải pháp mang tính lâu dài để gìn giữ được thương hiệu của gốm sứ Bát Tràng truyền thống.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, ngoài gốm sứ thủ công mỹ nghệ, tiềm năng xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng cung rất lớn, bởi nhu cầu vật liệu mới trong xây dựng đang tăng mạnh. Vật liệu gốm được dùng nhiều trong kết cấu của công trình, từ khối xây, lát nền, ốp tường đến cốt liệu rỗng cho loại bê tông nhẹ. Ngoài ra, các sản phẩm sứ vệ sinh là những vật liệu không thể thiếu trong xây dựng. 
Các sản phẩm gốm bền axit, bền nhiệt được dùng nhiều trong công nghiệp hóa học, luyện kim và các ngành công nghiệp khác. Ưu điểm chính của vật liệu gốm là có độ bền và tuổi thọ cao, từ nguyên liệu địa phương có thể sản xuất ra các sản phẩm khác nhau thích hợp với các yêu cầu sử dụng, công nghệ sản xuất tương đối đơn giản, giá thành cạnh tranh. 
Đây được coi là cơ hội cho ngành gốm xây dựng của Việt Nam và gốm xây dựng sẽ trở thành mặt hàng xuất khẩu giàu tiềm năng bởi hiện nay nhu cầu mặt hàng này cao trong lĩnh vực xây dựng. Để đẩy mạnh và phát triển ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng, cần xây dựng, hình thành các trung tâm xử lý và chuẩn hóa nguyên liệu ngành gốm đồng bộ đối với ngành gốm sứ. 
Đây là động lực để ổn định sản xuất và là tiền đề để phát triển các sản phẩm gốm sứ có giá trị gia tăng cao. Cùng với đó, quy hoạch các vùng sản xuất gốm tập trung để bảo tồn các trung tâm sản xuất gốm sứ và giảm thiểu tác động của sản xuất gốm sứ đến môi trường. Hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện điều kiện sản xuất để đáp ứng được các nhu cầu hợp chuẩn của thế giới. 
Tận dụng các ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định đã ký kết để nhập khẩu các sản phẩm máy móc công nghệ hiện đại từ các nước phát triển, sản xuất các sản phẩm gốm sứ xây dựng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước, nâng cao giá trị giá sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị phần trên thị trường thế giới.

 Cần áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn giúp phát triển ngành gốm sứ Việt.

Thúc đẩy sản xuất và phát triển gốm sứ sạch hơn
Sản xuất sạch hơn đã được phổ biến tại Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước bằng sự thành lập của Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam và nỗ lực của nhiều nhà tài trợ như Thuỵ Điển, Canada, Đan Mạch… Và được hiểu là việc áp dụng liên tục các biện pháp quản lý sản xuất, giải pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải, tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất công nghiệp. Nó không chỉ là công cụ để doanh nghiệp thoát khỏi ô nhiễm môi trường mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia, với quy trình sản xuất hiện đại, sản xuất sạch hơn có thể ứng dụng ở tất cả các công đoạn sản xuất gốm sứ như chuẩn bị nguyên liệu đất, phối trộn men, tạo hình, sấy và nung. 
Nguyên liệu đất sét dạng hạt nhỏ và bụi có lẫn đá làm cho quá trình nghiền trộn tốn nhiều thời gian để đạt được kích thước hạt đồng đều. Kích thước hạt nhỏ quá cũng gây nhiều khó khăn và hao phí khi nhập liệu, đồng thời cũng có thể gây ô nhiễm môi trường tại khu vực xử lý. Hạt bụi quá nhỏ cũng bám vào thiết bị, máy móc làm tăng nguy cơ bào mòn và hỏng máy. 
Với nhóm doanh nghiệp lớn, cơ hội sản xuất sạch hơn có thể liệt kê đó là xây dựng và chuẩn hóa quy trình làm việc của công nhân; lắp đặt thiết bị kiểm soát tốc độ của băng tải. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài những giải pháp trên, các doanh nghiệp có thể tận dụng chất thải rắn để ép làm gạch chèn thêm vào bao lò nung gốm sứ. 
Các giải pháp này không tốn chi phí hoặc chi phí rất ít nhưng có thể tăng năng suất lao động, tiết kiệm điện năng, nâng cao kiểm soát được quy trình sản xuất, giảm chất rắn rơi vãi.
Phối trộn men là khu vực gây ô nhiễm nguồn nước chính trong một số cơ sở sản xuất gốm sứ. Thành phần ô nhiễm chủ yếu là kim loại nặng. Các giải pháp sản xuất sạch hơn trong công đoạn này nhằm mục đích tiết kiệm sử dụng nước và giảm nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải, bảo đảm chất lượng xả thải ra ngoài môi trường. Cơ hội thực hiện sản xuất sạch hơn trong công đoạn này sẽ tập trung vào các giải pháp gồm: Cải thiện hệ thống thu gom và tái sử dụng nước ở công đoạn sản xuất men và thay thế nguyên liệu mới có chứa ít kim loại độc hại hơn.
Theo tính toán, tiềm năng nếu áp dụng tất cả các giải pháp này ở khâu nghiền/phối trộn men (tiết kiệm nước, trộn keo vào men và triệt men để tráng…) có thể giảm được 1,9 – 3,5 triệu đồng/tấn sản phẩm. Mặc dù các giải pháp này khá tốn kém nhưng mang lại lợi ích kinh tế và môi trường bền vững. Vì vậy, các doanh nghiệp nên xem xét áp dung để giảm chi phí lâu dài và bảo đảm chất lượng môi trường đặc biệt là môi trường nước.
Về khâu sấy và nung, là công đoạn có tính chất quyết định đến chất lượng sản phẩm và cũng là khu vực mang lại cơ hội sản xuất sạch hơn cao nhất trong toàn bộ các công đoạn sản xuất. Yêu cầu kỹ thuật ở công đoạn này tương đối cao và cũng là nơi phát thải chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuỳ vào quy mô của doanh nghiệp, công nghệ đang sử dụng có thể là công nghệ hiện đại (lò con thoi, hò tuynel) hoặc vẫn theo công nghệ truyền thống (lò ếch, lò đàn, lò bầu hay lò rồng, lò hộp hay còn gọi là lò đứng).
Để giảm thiểu ôn nhiễm không khí (các khí thải SOx, NOx, COx) một số giải pháp sản xuất sạch hơn được khuyến cáo sử dụng, như: Giảm thất thoát nhiệt, giảm tiêu hao nhiên liệu; nâng cao hay bảo đảm chất lượng sản phẩm đồng đều; giảm phát sinh khí thải, giảm nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải với những giải pháp cụ thể như kiểm tra vật liệu cách nhiệt định kỳ lò nung tuynel nhằm giảm thất thoát nhiệt. Và thay thế, sửa chữa vật liệu cách nhiệt bị hỏng, lắp đặt thiết bị kiểm soát quá trình lò nung tuynel, cải tạo thiết bị, thay thế quạt hút để tận dụng hơi nóng sấy sản phẩm mộc.
Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang sử dụng công nghệ truyền thống, các giải pháp có thể áp dụng, gồm: Cải tiến thiết kế bên trong lò để bao nhiệt tốt hơn; tận dụng nhiệt trên bề mặt lò để sấy sản phẩm; lắp đặt thiết bị kiểm soát quá trình lò bao; thiết kế thu gom và xử lý khí thải lò bao. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất gốm sứ, có thể xem xét đầu tư cơ giới hoá công đoạn tạo hình nhằm giảm chi phí nhân công, tăng chi phí cơ hội, giảm phát thải đồng thời tăng năng suất cũng như bảo đảm chất lượng sản phẩm tốt và đồng đều hơn. 
Với những giải pháp cụ thể trên của sản xuất sạch hơn các cơ sở sản xuất gốm tuỳ theo khả năng đầu tư và quy mô sản xuất của mình có thể xem xét áp dụng để vừa mang lợi ích cho doanh nghiệp vừa góp phần bảo vệ môi trường./.

Theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) định nghĩa: Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại cảu tất ả các chất thải ngay tại nguồn thải.
- Đối với sản phẩm: Bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
- Đối với dịch vụ: Sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển dịch vụ.
Mục tiêu của sản xuất sạch hơn: Tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Để đạt được điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một "đánh giá sản xuất sạch hơn". 
Các lợi ích của sản xuất sạch hơn: Cải thiện hiệu suất sản xuất; Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn; Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị; Giảm ô nhiễm; Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khi thải; Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn; Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn.

Còn lại: 1000 ký tự
Phát động Cuộc thi Báo chí viết về mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu

(CHG) Với mong muốn đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả công tác dân vận; kịp thời phát hiện, tôn vinh những mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu, giới thiệu những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, những gương tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” để tuyên truyền, lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp trên địa bàn thành phố.

Xem chi tiết
Mở cửa Phòng trưng bày “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”

(CHG) Sáng 15/3, tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”.

Xem chi tiết
10 năm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (2014-2024): Bước đột phá trong cải cách hành chính của Quảng Ninh

​(CHG) Từ năm 2013 Quảng Ninh ưu tiên dồn lực để xây dựng một nền hành chính hiệu quả, thống nhất, tập trung, hiện đại, tương xứng với tiềm năng cũng như tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó mô hình thí điểm trung tâm hành chính công (HCC) - mô hình đầu tiên trong nước, là bước cụ thể hóa quan trọng đầu tiên của tỉnh trong chiến lược đẩy mạnh CCHC, thu hút nguồn lực đầu tư. Đến nay sau 10 năm đi vào hoạt động, mô hình đã phát huy hiệu quả rõ nét, mang lại niềm tin, sự hài lòng cho tổ chức, công dân, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Xem chi tiết
TP Móng Cái phát động phong trào thi đua “Đẩy mạnh cải cách hành chính” năm 2024

​(CHG) Thành phố Móng Cái vừa phát động phong trào thi đua “Đẩy mạnh cải cách hành chính” năm 2024 nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, góp phần động viên tinh thần nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hướng tới xây dựng nền hành chính minh bạch, vững mạnh, thông suốt, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và tổ chức.

Xem chi tiết
Vân Đồn: Đi đầu trong chuyển đổi số

(CHG) ĐVTN huyện Vân Đồn khẳng định là lực lượng nòng cốt, xung kích, đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn. Một trong những giải pháp của Huyện Đoàn là phổ cập, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho ĐVTN; tích cực tuyên truyền, hướng dẫn ĐVTN cài đặt, sử dụng các ứng dụng trên điện thoại; triển khai nhiều sân chơi trực tuyến, như Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn lần thứ XII do Trung ương Đoàn phát động trên App Thanh niên Việt Nam...

Xem chi tiết
2
2
2
3