Bài toán khó cho nghề câu cá ngừ đại dương


(CHG) Năm 2022, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 1,03 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Nhưng qua trao đổi với các ngư dân khai thác cá ngừ của 4 tỉnh trọng điểm ở Nam Trung Bộ, tôi lại nhận được lời kêu than thua lỗ do sản lượng đánh bắt bị tụt giảm, giá cá bán thấp, thiếu lao động nghề biển… Những bất cập trên đang thực sự đe dọa đến sự tồn vong của nghề câu cá ngừ đại dương tại Việt Nam.

Ngư dân đang ôm “phao cứu sinh” của Chính phủ
“Chạy chiếc tàu lớn ra đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (Việt Nam) ở lại 1 - 2 tháng câu cá ngừ đại dương, tàu quay về cảng bán với giá 105.000 đồng/kg. Giá này còn rẻ hơn 1kg cá liệt, cá dò… đánh bắt ở ven bờ. Bây giờ, một tàu câu cá ngừ đi chuyến biển đạt được 2 tấn được xếp vào “kỷ lục” khai thác. Ngư dân càng đi biển, càng lỗ tổn” - chủ tàu Trần Bông, phường 6, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên nêu vấn đề thực tiễn.
- Nghe ngư dân câu cá ngừ đại dương kêu lỗ nhiều năm rồi, vì sao đến mùa, tàu vẫn đi biển khai thác? - tôi đặt thẳng câu hỏi.
- Ngư dân sinh ra và lớn lên từ nghề khai thác thủy sản trên biển, đương nhiên là đi biển rồi. Bà con đã đầu tư chiếc tàu tiền tỷ đồng, không thể nói nghỉ là nghỉ được. Những năm gần đây, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của nước ta giảm mạnh, hồi xảy ra dịch Covid-19, giá cá xuống thấp. Tàu câu cá ngừ đã bị “chìm” rồi, cũng may đang ôm được “phao cứu sinh” của Chính phủ, thông qua chương trình hỗ trợ tiền dầu theo từng quý. Nhờ vậy, hằng tháng, tàu vẫn ra khơi sản xuất và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

     

Tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân tỉnh Phú Yên chuẩn bị ra khơi. 

Tháng 3/2023, tàu của ông Trần Bông chạy ra ngoài khơi ở lại gần 1 tháng, làm cực khổ, sản lượng chỉ được 1,5 tấn cá, coi như mới đủ tổn. Lẽ ra, tàu của ông phải ở lại ngoài khơi 2 tháng liên tục nhưng vì thiếu lao động. Trước khi tàu xuất bến, ông Bông đã chi ra 160 triệu đồng để mua dầu, lương thực, thực phẩm…
“Trước giờ xuất bến, có 2 lao động từ huyện khác mang ba lô xuống tàu để đi biển, 2 ông này bảo tôi cho ứng trước 4 triệu đồng để ra ngoài cảng mua đồ. Tôi đưa cho 2 ông đó 4 triệu đồng, cầm được tiền chạy mất dạng luôn. Chờ mãi không thấy đâu, mở 2 cái ba lô ra xem thứ gì trong đó, toàn là giấy vụn độn lên cho căng ba lô. Không kêu được người vào thay thế lúc này, đành phải cho tàu ra khơi trong tình cảnh thiếu lao động” - ông Bông kể câu chuyện thiếu lao động nghề biển đang rất nóng hiện nay.
Tìm cách chống đỡ
Ở nước ta, chỉ có 4 tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đang làm nghề câu cá ngừ đại dương. Ngư trường đánh bắt ở xa đất liền, từ vùng biển quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) đến Trường Sa (Khánh Hòa), kéo xuống bãi Tư Chính, Phúc Nguyên… của Việt Nam. Chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 80%. Chủ tàu đánh cá ở tỉnh Khánh Hòa trả công lao động bằng “tiền chết”, là lương cứng 7 - 10 triệu đồng/lao động/chuyến biển.
“Cái khó ló cái khôn”, ngư dân Phú Yên đã nghĩ ra đủ mọi cách, để vừa có sản lượng đánh bắt khá, vừa giữ chân được lao động ở lại trên tàu. Trước đây, thuyền trưởng câu cá ngừ đại dương cho tàu đi biển từ 20 - 25 ngày, rồi quay tàu về cảng bán cá, nghỉ ngơi. Bây giờ, tàu đi biển ở lại liên tục 50 - 60 ngày mới quay trở vào bờ, cách làm này để giảm chi phí nhiên liệu từ 70 - 100 triệu đồng.
“Hơn 30 năm làm nghề câu cá ngừ đại dương, ngư dân chúng tôi đã thử nghiệm nhiều cách rồi. Bây giờ “biển đói”, chủ tàu và lao động dựa vào nhau để tồn tại với nghề. Chủ tàu Phú Yên vẫn duy trì trả tiền công cho lao động bằng sản phẩm đánh bắt được, tàu đi biển luôn gặp tình cảnh đủ tổn - lỗ, lao động cũng khó có thu nhập. Vậy nên, chủ tàu cho lao động ban đêm câu thêm mực, sáng ngày phơi khô đóng bao cất, về bờ bán chia ra mỗi người kiếm được trên dưới 10 triệu đồng, chủ tàu không được chia đồng nào. Nhờ có tiền câu mực, chủ tàu và lao động còn thắm tình gắn kết với nhau” - chủ tàu và thuyền trưởng Lương Công Xuyên, phường Phú Đông, TP. Tuy Hòa chia sẻ kinh nghiệm.
Hiện nay, có nhiều tàu câu cá ngừ tỉnh Bình Định, Phú Yên ra biển vừa câu cá ngừ, vừa làm “tàu cò” cho lưới vây khơi của tỉnh Bình Định và Khánh Hòa. Ông Xuyên nói như tường thuật: “Tàu câu cá ngừ không được tàu lưới vây nuôi tổn, tự ra biển chong đèn dẫn dụ cá về tàu mình cư ngụ, rồi lên bộ đàm rao “bán” với các tàu. Tàu lưới vây ở xa vài chục hải lý hoặc trên 100 hải lý, thuyền trưởng trao đổi thông tin kỹ lưỡng, dự đoán có cá hay không, rồi quyết định có cho tàu chạy tới đánh bắt. Đánh được sản phẩm, ăn chia “tiền tươi thóc thật” tại chỗ theo tỉ lệ: Tàu lưới vây 7 phần, “tàu cò” 3 phần”.

      

Ngư dân cẩu cá ngừ từ tàu lên cảng Đông Tác, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Một thực trạng trong nghề khai thác cá ngừ đại dương hiện nay, nhiều chủ tàu không đi biển, họ chỉ thuê tài công (thuyền trưởng), lao động nghề khác xuống tàu đi câu cá ngừ, họ thiếu trách nhiệm và thiếu kinh nghiệm, là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng bảo quản cá ngừ sau thu hoạch bị suy giảm. Ranh giới cá tốt và cá xấu rất mong manh, phần do thuyền trưởng gây ra, phần do doanh nghiệp áp đặt lên chất lượng dẫn đến giá cá bán thấp.
“Nếu cứ để ngành câu cá ngừ đại dương bị tụt dốc, thì nó sẽ kéo theo hàng loạt ngành dịch vụ khác. Điều quan trọng bậc nhất, cá ngừ là “mặt tiền” xuất khẩu thủy sản khai thác biển, chất lượng cá ngừ bị suy giảm thì nhiều mặt hàng khác cũng bị ảnh hưởng theo. Những khó khăn kéo dài mãi, chẳng bao lâu nữa tàu thuyền nằm bờ la liệt. Ngư dân không thể tham gia bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo” - ông Phạm Văn Hậu, chủ doanh nghiệp thu mua cá ngừ ở cảng cá Hòn Rớ, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cảnh báo./.

Nguồn: https://www.bienphong.com.vn/bai-toan-kho-cho-nghe-cau-ca-ngu-dai-duong-post460909.html

Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Xác định được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN), thời gian qua, các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng phần mềm, công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động, qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển bền vững.

Xem chi tiết
2
2
2
3