Cần nhiều giải pháp “gỡ” khó cho BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam


Theo nhiều chuyên gia kinh tế, ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng Việt Nam giàu tiềm năng nhưng đến nay, các công ty du lịch hay các nhà đầu tư lĩnh vực này vẫn đang còn loay hoay với bài toán “hiệu quả”. Vậy đâu là nguyên nhân và những giải pháp căn cơ để thị trường này phát triển?
BĐS nghỉ dưỡng giảm mạnh
Báo cáo khảo sát mới nhất của Savils cho thấy, trong thời điểm hiện nay hoạt động kinh doanh khách sạn tại phần lớn các quốc gia trên thế giới đang dần khôi phục về mức trước đại dịch, ngoại trừ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Cụ thể, tại khu vực Đông Nam Á, Singapore đang dẫn dắt quá trình phục hồi, nhờ vào sự tăng trưởng của giá bán phòng bình quân (ADR). Thái Lan cũng ghi nhận mức độ khôi phục tốt. Trong khi đó, theo ông Mauro Gasparotti - Giám đốc Savills Hotels “Hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam, vẫn thấp hơn mức trước đại dịch, thể hiện qua cả hai chỉ số công suất phòng và giá phòng bình quân”.
Cũng theo ông Mauro Gasparotti, thị trường BĐS nghỉ dưỡng của Việt Nam đang bị chi phối và tác động không chỉ là vấn đề “nội bộ” về các chính sách vĩ mô. Mà còn đến từ các yếu tố đến từ ba nhóm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Mỗi nhóm tác động đến quá trình khôi phục của thị trường khác nhau.
Ông Mauro Gasparotti - Giám đốc Savills Hotels
Ông Mauro Gasparotti - Giám đốc Savills Hotels (Ảnh: Saviils)
Phân tích của ông Mauro Gasparotti cho thấy, về mặt ngắn hạn: Sự thiếu vắng nguồn khách Trung Quốc, vốn chiếm 32% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam (trong năm 2019), đã đem đến nhiều thách thức cho hoạt động kinh doanh BĐS nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, chi phí các chặng bay dài trở nên đắt đỏ hơn cũng tác động đến sự khôi phục của một số thị trường, như thị trường khách châu Âu. So với cùng kỳ 2019, tổng lượt khách châu Âu đến Việt Nam vẫn thấp hơn mức trước đại dịch khoảng 38%.
Tương tự, trong 8 tháng đầu năm 2023, thị trường khách châu Á cũng thấp hơn mức trước đại dịch 32%. Hàn Quốc hiện là thị trường khách quốc tế lớn nhất đến Việt Nam, tuy nhiên tổng lượt khách vẫn thấp hơn mức năm 2019. Thị trường Trung Quốc đang dần khôi phục đạt 950,000 tổng lượt khách, nhưng chỉ tương đương 28% so với cùng kỳ 2019. Thị trường khách châu Mỹ và châu Úc thấp hơn so với cùng kỳ 2019 khoảng 8%, đạt tổng 900,000 lượt khách, chủ yếu là du khách đến từ Mỹ và Úc.
Bên cạnh việc chậm khôi phục nguồn cầu, ông Mauro Gasparotti  cũng cho biết, “tình trạng dư thừa nguồn cung, chủ yếu tại các điểm đến ven biển cũng góp phần gia tăng thách thức cho hoạt động kinh doanh khách sạn”. Theo thống kê của Savills Hotels, kể từ năm 2016, trung bình có khoảng 15.000 phòng thuộc phân khúc trung – cao cấp gia nhập thị trường lưu trú mỗi năm. Theo đó, nguồn cung phòng đã gia tăng gấp đôi chỉ trong vòng sáu năm.
“Tác động cộng hưởng của yếu tố cung - cầu khiến hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng tại Việt Nam chậm khôi phục so với các quốc gia trong khu vực. Tính đến 8 tháng đầu năm 2023, công suất phòng trung bình của thị trường Việt Nam chỉ dao động ở mức 40%, trong khi đó Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaysia đều đã vượt mốc hơn 50% và thậm chí Singapore cũng gần đạt mức 75%”.  Ông Mauro Gasparotti cho hay.
Tại mức công suất này, thị trường Việt Nam vẫn thấp hơn mức trước đại dịch gần 20%. Tuy nhiên, quá trình khôi phục hoạt động kinh doanh diễn ra không đồng đều. So với các điểm đến khác, Nha Trang – Cam Ranh và Phú Quốc gặp nhiều thách thức hơn trong việc cải thiện công suất phòng. Tại Phú Quốc, công suất trung bình chỉ ở mức 30% và là một trong những thị trường kém hiệu suất nhất khu vực Đông Nam Á. Còn khu vực Nha Trang – Cam Ranh cũng ở mức tương tự và mức giá phòng bình quân thấp hơn – dưới mức US$100/đêm. Riêng 2 thị trường lớn là Tp.HCM và Hà Nội, tuy vẫn còn thấp hơn mức trước đại dịch nhưng khôi phục tốt hơn các thị trường ven biển, với công suất trung bình đạt hơn 60%.
Cần chính sách dài hơi
Nghiên cứu của Savills cũng chỉ ra, ngành BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam giàu tiềm năng nhưng nguồn khách nội địa hiện vẫn là động lực chính hỗ trợ hoạt động du lịch tại Việt Nam. Như số liệu cho thấy, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đón tiếp 86 triệu lượt khách nội địa, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, ông Mauro Gasparotti  cho rằng, không phải tất cả mô hình đều có thể hoạt động hiệu quả. Bởi hiện nay ngành này ngoài những “rào cản” đến từ các chính sách vĩ mô, mà trong vi mô vẫn tồn tại thực tế là một số chủ đầu tư vội vàng gia nhập thị trường, mà chưa có sự đánh giá thấu đáo điều kiện thị trường địa phương. Thậm chí, cho rằng các mô hình kinh doanh khách sạn đều như nhau, điều này theo Savill sẽ tác động đến việc hoạch định, triển khai dự án không được thực hiện chỉnh chu, hạn chế khả năng vận hành của dự án sau khi đi vào hoàn thiện.
Du lịch trải nghiệm đang được du khách nước ngoài quan tâm
Du lịch trải nghiệm mang văn hóa địa phương đang được du khách quốc tế quan tâm (Trong ảnh: Đoàn du khách đến từ Đức đang tham quan một địa chỉ làm bánh tráng truyền thống ở TP.Cần Thơ) Ảnh: Bảo Lan
Rõ ràng, ngành du lịch - khách sạn là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng, đem đến nhiều cơ hội việc làm và phát triển cho những điểm đến mới. Vì vậy, để Việt Nam có thể khẳng định, gia tăng mức độ cạnh tranh trên bản đồ du lịch thế giới, ngành du lịch cần những chiến lược dài hơi hơn.
Chẳng hạn như về vĩ mô, ông Mauro Gasparotti cho rằng, việc gia tăng thời hạn miễn thị thực lên 90 ngày là tin đáng khích lệ, tạo thuận lợi hơn cho du khách quốc tế chỉ là một yếu tố. Song song đó, thì việc thiết lập các văn phòng đại diện để quảng bá hoạt động du lịch Việt Nam tại thị trường quốc tế là điều cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực đang cạnh tranh gay gắt để thu hút khách quốc tế quay trở lại.
Đồng thời, cần chú trọng nâng cấp, làm mới các sản phẩm, bảo tồn các yếu tố văn hóa địa phương, nét đặc trưng cộng đồng, cũng như phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tương ứng với tốc độ phát triển. Chẳng hạn như công tác truyền thông sản phẩm du lịch đến thị trường quốc tế, cũng như thực hiện quảng bá hình ảnh phù hợp với đặc thù từng địa phương. ví dụ, như khi nhắc đến du lịch biển đảo, hình ảnh điểm đến của Phú Quốc đối với thị trường khách quốc tế vẫn kém hơn với các hòn đảo du lịch khác như Phuket, Bali và Boracay. Bên cạnh Phú Quốc, các điểm đến đang trong quá trình phát triển “nóng” như Hồ Tràm, Quy Nhơn và Mũi Né cũng sẽ được hưởng lợi từ các chiến lược quảng bá tại thị trường quốc tế, nếu được hoạch định, triển khai hiệu quả.
“Ngành du lịch cần định hướng phát triển bền vững, hướng đến các mô hình du lịch sinh thái, du lịch tái tạo, du lịch y tế và các sản phẩm dành cho đối tượng du khách cao tuổi. Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm, vui chơi giải trí trong các khu phức hợp nghỉ dưỡng cũng có nhiều tiềm năng. Việc nắm bắt các xu hướng đang định hình ngành nghỉ dưỡng trên toàn cầu là điều cần thiết để ngành du lịch tại Việt Nam có thể cạnh tranh và phát triển bền vững hơn”. Ông Mauro Gasparotti kết luận.
Còn lại: 1000 ký tự
Dự án Khu du lịch Hồ Bể thị xã Vĩnh Châu: Thị xã Vĩnh Châu làm việc với Tập đoàn IBM Land

(CHG) Sáng ngày 18/6/2024, đã diễn ra buổi làm việc giữa Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Ibm Land Châu Á Thái Bình Dương (viết tắt là Tập đoàn IBM) và chính quyền thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng). Buổi làm việc này nhằm bàn bạc, trao đổi và đi đến thống nhất về những dự án mà Tập đoàn IBM đã và đang đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong đó, quan trọng nhất là dự án Khu du lịch sinh thái Hồ Bể nằm trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu.

Xem chi tiết
PHÁT TRIỂN THẾ HỆ KẾ CẬN CÙNG CHƯƠNG TRÌNH NEXT GEN

​(CHG) Tạo điều kiện để tư vấn, giáo dục tài chính cho con hội viên Techcombank Private và Techcombank Priority, Techcombank triển khai chương trình Next Gen với những đặc quyền dành riêng cho phân khúc khách hàng ưu tiên.

Xem chi tiết
​Báo chí cách mạng Việt Nam - trăm năm vẹn tròn sứ mệnh

99 năm đồng hành cùng lịch sử đất nước, Báo chí cách mạng Việt Nam đã thể hiện được vai trò, vị thế, sứ mệnh của mình; tạo nền tảng cho tự do thông tin công khai, minh bạch và truyền tải thông tin chính xác đến với người dân, cũng như bảo vệ nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trường tồn và hưng thịnh.

Xem chi tiết
Tạo dựng thị trường bền vững cho sản phẩm OCOP Đắk Lắk

(CHG) Sau gần 6 năm thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Từ sản phẩm chỉ bán trong nước, những sản phẩm OCOP này đã bắt đầu vươn ra thế giới, góp những nâng cao giá trị nông sản Việt Nam.

Xem chi tiết
Ngân hàng và ngành dệt may cùng kiến tạo giải pháp ‘win-win’

(CHG) Thay đổi là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh các nhà nhập khẩu quốc tế đòi hỏi tiêu chuẩn ngày một cao hơn. Mặc dù thích ứng linh hoạt trong thời gian qua, ngành dệt may vẫn cần nguồn “trợ lực” quan trọng mạnh dạn theo đuổi nhu cầu ESG và cùng “win-win” với các định chế tài chính.

Xem chi tiết
2
2
2
3