Cấp thiết xây dựng cơ chế xác định xuất xứ hàng hóa Việt Nam


(CHG) Theo số liệu chính thức do WTO công bố, tại Việt Nam, đến ngày 1/11/2022, có 43 vụ việc tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Do đó, nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa Việt Nam một cách minh bạch, có căn cứ, phù hợp pháp luật hiện hành, Bộ Công thương chính thức hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan trước khi ban hành.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực yêu cầu cấp thiết xuất xứ hàng hoá.

Tranh chấp sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Việt

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt đang khó khăn trong xác định nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa phục vụ mục đích ghi nhãn hàng hóa, theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 111/2021/NĐ-CP, hoặc khi có yêu cầu kiểm tra, chứng minh xuất xứ hàng hóa của các cơ quan quản lý Nhà nước. 

Thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp đề nghị Bộ Công thương hướng dẫn xác định xuất xứ cho hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa sản xuất và lưu thông trong nước như Công ty Cổ phần Karofi Việt Nam, Công ty TNHH Enplas Việt Nam, Công ty Cổ phần Kooda Việt Nam, Công ty Ajinomoto Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Tôn Hoa Sen, Công ty TNHH Khoáng sản Transcend Việt Nam... và các hiệp hội ngành hàng như Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam, Hội Thương mại Đài Loan tại Đà Nẵng...

Tuy nhiên, các quy định về quy tắc xuất xứ hiện nay chỉ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích hưởng ưu đãi thuế quan, hoặc đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Hơn nữa, việc thiếu vắng quy định về bộ tiêu chí để xác định xuất xứ hàng hóa cũng đang gây khó khăn cho chính các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xác định nguồn gốc cũng như việc tuân thủ quy định của các thương nhân.

Từ những yêu cầu nêu trên, đòi hỏi cần hoàn thiện quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa Việt Nam, giúp xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam một cách minh bạch, có căn cứ, phù hợp pháp luật hiện hành, tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh trở nên minh bạch hơn, tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc tiêu thụ hàng hóa trong nước.

Theo số liệu chính thức do WTO công bố tại https://www.wto.org cho đến ngày 1/11/2022, có 43 vụ việc tranh chấp về sở hữu trí tuệ giữa các thành viên đã và đang được giải quyết. Cũng theo số liệu này, đa số nguyên đơn là các nước đang phát triển. Kết quả giải quyết tranh chấp, bên thuê kiện (thường là bị đơn) bị buộc phải tuân thủ phán quyết của WTO và có thể bị áp dụng các biện pháp trả đũa, trừng phạt thương mại, với sự cho phép của tổ chức này. Điều này gây nên hậu quả rất đáng tiếc đối với kinh tế của các nước đang phát triển. 

Qua kinh nghiệm giải quyết tranh chấp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, từ góc độ nước đang phát triển như Việt Nam, cho thấy: Để tham gia vào hoạt động kinh tế toàn cầu trong thế giới hiện đại, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cần đảm bảo tính toàn diện, minh bạch, phù hợp với các quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ quốc tế (Hiệp định TRIPS, CPTPP, EVFTA...). Các hoạt động tư pháp, bổ trợ tư pháp cần được triển khai thực chất trên cơ sở nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này, nhằm đảm bảo đủ năng lực ứng phó khi tranh chấp xảy ra, hạn chế tối đa thiệt hại cho uy tín và lợi ích quốc gia.

Việt Nam cân nhắc thiết lập “cơ chế một đầu mối”, với sự tham gia của đại diện cơ quan tư pháp và cơ quan hành chính có liên quan (trong đó có Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), nhằm đảm bảo tính kịp thời trong ứng phó và giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Trong cơ chế này, sự tham gia điều phối của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia (qua đầu mối là văn phòng thường trực) có thể mang lại hiệu quả tích cực.

Với đặc tính vô hình, dễ dàng lan tỏa qua biên giới và giá trị thương mại cao, tài sản trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển, thịnh vượng của mỗi quốc gia. Từ góc độ của nước đang phát triển, các chính sách, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cần giải quyết tốt bài toàn hài hòa giữa hội nhập và phát triển đất nước.

Ảnh minh họa.

Cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt nam

Theo đánh giá của Bộ Công thương, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021 sửa đổi, bổ sung Nghị định 43 về nhãn hàng hóa. Theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 111/2021/NĐ-CP, mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam, hoặc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam đều phải ghi nhãn cho hàng hóa, trừ một số trường hợp quy định tại khoản 2, điều 1 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP. 

Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa phải thể hiện một số nội dung bắt buộc, bao gồm: Tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa. Riêng về xuất xứ hàng hóa, Điều 15 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự do, hoặc phục vụ các mục tiêu khác của quản lý ngoại thương. Với hàng hóa sản xuất, bao gồm cả sản xuất từ đầu vào nhập khẩu, qua bước lưu thông trong nước, hiện nay chưa có quy định cách xác định như thế nào là hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam.

Quy định về ghi nhãn hàng hóa đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người tiêu dùng và các doanh nghiệp, góp phần vào việc xây dựng và duy trì một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, bảo đảm các quyền cơ bản của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực là tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nguyên tắc tự xác định và tự chịu trách nhiệm về ghi nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa, cũng đã làm phát sinh một số bất cập. Cho tới nay, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định về xuất xứ hàng hóa, trong đó có việc như thế nào là một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc thiếu vắng các quy định về việc như thế nào là một sản phẩm được coi là “sản xuất tại Việt Nam” đã khiến nhiều tổ chức, cá nhân lúng túng khi muốn ghi chính xác nước xuất xứ trên nhãn sản phẩm, theo quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. 

Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam, nhưng cũng gắn mác “sản xuất tại Việt Nam” khiến người tiêu dùng thắc mắc, thậm chí bức xúc, nhưng các cơ quan chức năng lại không có căn cứ để xử lý.

Do vậy, việc ban hành Thông tư quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nhằm hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc xác định và thể hiện xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật liên quan, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế mới, vừa tuân thủ quy định của pháp luật là việc làm cần thiết. Về lâu dài, quy định này cũng có thể được sử dụng như một công cụ bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo hộ sản xuất và thương hiệu trong nước, tương tự như các nước phát triển khác.

Còn lại: 1000 ký tự
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tạm giữ hơn 1,4 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 13/9, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Bình Thuận cho biết, vừa phối hợp với một số đơn vị chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh, phát hiện và thu giữ hơn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Xem chi tiết
Hai đơn vị kinh doanh xăng dầu tại Bình Thuận bị xử phạt 60 triệu đồng

(CHG) Ngày 13/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai đơn vị kinh doanh xăng dầu do vi phạm về điều kiện trong hoạt động kinh doanh.

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tăng cường kiểm tra, quản lý chất lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

(CHG) Ngày 7/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) đang tiếp tục điều tra vụ việc kinh doanh hàng cấm là phân bón chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3