Gỡ khó cho doanh nghiệp muối


(CHG) Hiện nay, đa số hộ diêm dân cũng như các HTX sản xuất muối vẫn còn thủ công, nhỏ lẻ, manh mún và tự phát, cho nên gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Cánh đồng muối Vũng Tàu. Ảnh: N.H.P
Các HTX muối còn nhiều khó khăn
Tính đến tháng 6/2022, cả nước có 36 HTX hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong sản xuất muối (HTX muối) và 2 tổ hợp tác (THT) là THT sản xuất muối Hải Đông (Nam Định) và THT sản xuất muối Tri Hải (Ninh Thuận).
Tổng số vốn điều lệ bình quân/HTX chỉ vỏn vẹn khoảng 453 triệu đồng, bao gồm vốn do thành viên HTX góp, hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ HTX. Tổng giá trị tài sản hiện tại bình quân/HTX chỉ khoảng 44,3 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị tài sản chung không chia hiện tại bình quân/HTX là 3,7 tỷ đồng. Các tài sản chung không chia của HTX chủ yếu gồm trụ sở, nhà kho, hệ thống thủy lợi, đường điện được Nhà nước giao quản lý. Chỉ có 14 HTX có hệ thống nhà kho để bảo quản, chứa muối sau khi thu hoạch. Việc sở hữu kho chứa, bảo quản muối giúp HTX chủ động trong sản xuất, hạn chế tổn thất muối sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Về lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, có 19/36 HTX (chiếm 52,8%) có hoạt động cung ứng vật tư đầu vào cho thành viên gồm: Bạt trải nền ô kết tinh, cát giống, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ quá trình sản xuất muối.
Trong tổng số 36 HTX muối, có 4 HTX xếp loại Tốt (chiếm 11,11%); 12 HTX xếp loại Khá (chiếm 33,33%); 14 HTX xếp loại Trung Bình (chiếm 38,89%); 1 HXT xếp loại Yếu kém (chiếm 2,78%).
Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế, không ổn định việc làm lâu dài trong HTX. Mặc dù, đội ngũ cán bộ HTX có tâm huyết, làm việc vì lợi ích của HTX và cộng đồng. Tuy vậy, do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý còn thấp, chưa qua đào tạo mà chỉ làm việc theo kinh nghiệm; thù lao cán bộ quản lý thấp cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, khó thu hút được cán bộ trẻ có năng lực, được đào tạo chuyên môn về làm việc cho HTX.
Phần lớn các HTX chưa xây dựng được phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh muối trung và dài hạn. Hoạt động sản xuất, kinh doanh muối của HTX chưa gắn với thị trường để tăng thu nhập cho các thành viên và tích lũy cho HTX. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các HTX vẫn mang tính ngắn hạn, chưa HTX nào có được phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ dài hạn, do đó, các hoạt động kinh tế của HTX thiếu ổn định, bị động, lợi ích mang lại cho các thành viên cũng như tích luỹ cho HTX không đáng kể. 

Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các HTX kém hiệu quả, không đồng đều, chưa tạo được mối quan hệ bền vững dựa trên cơ chế phân bổ lợi nhuận theo chuỗi giá trị từ sản xuất tới lưu thông, giữa “diêm dân - HTX - Doanh nghiệp”; nhiều HTX không đủ năng lực cạnh tranh với tư thương trong hoạt động kinh doanh muối.
Hiện chỉ có 4 HTX có hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm với Công ty chế biến muối là HTX muối Tam Hòa và HTX muối Hải Lộc (Thanh Hóa) liên kết với Công ty CP Visaco; HTX sản xuất muối và dịch vụ tổng hợp Đỉnh Bàn (Hà Tĩnh) liên kết với Công ty CP Muối và Thương mại Hà Tĩnh.
Các HTX gặp tình trạng hạn chế về vốn nên khó phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho các thành viên; bỏ qua các cơ hội kinh doanh và chưa thực hiện được các dự án đầu tư mới cũng như đầu tư chiều sâu để hiện đại hóa các hoạt động kinh doanh của HTX. Ngoài ra, các HTX chưa thực hiện được dịch vụ tín dụng nội bộ, chưa huy động được vốn từ các thành viên.
Các cơ sở chế biến, doanh nghiệp chế biến muối chưa quan tâm đến việc liên kết tiêu thụ sản phẩm cho diêm dân, HTX, THT sản xuất muối. Vì muối nhập khẩu có giá rẻ, dễ nhập, chất lượng tốt, hàm lượng tạp chất rất thấp, hạt muối rắn chắc nên tổn hao trong quá trình chế biến thấp, dẫn tới nhiều cơ sở chế biến, doanh nghiệp nhập khẩu muối nguyên liệu từ Trung Quốc, Ấn Độ… mà không thu mua muối sản xuất trong nước. 
Công tác quản lý, điều hành thị trường, phối hợp giữa các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn có những bất cập, nhất là khâu quản lý nhập khẩu muối chưa chặt chẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất muối trong nước.
Tập trung liên kết, hợp tác phát triển
Để gỡ khó cho ngành muối Việt Nam, hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cho rằng, với các đồng muối sản xuất tập trung cần quay về với sản xuất muối công nghiệp. Muối công nghiệp làm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy hóa chất, nguyên liệu cho các nhà máy muối tinh sấy cao cấp để góp phần thay thế muối tinh nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.
Đặc biệt, cần tập trung phát triển mối liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp và diêm dân, xây dựng vùng nguyên liệu muối chất lượng cao, phát triển ổn định, bền vững, đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của diêm dân. Khuyến khích mở rộng doanh nghiệp, thành lập HTX để hỗ trợ diêm dân trong cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm cho diêm dân, phân định rõ trách nhiệm của các bên tham gia liên kết và chia sẻ lợi ích tạo giá trị gia tăng.
Đồng thời, xúc tiến thành lập các HTX, THT để giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng và phát triển các mô hình hợp tác, liên kết, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng thông qua triển khai thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Cánh đồng muối Ninh Thuận.
Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 2205/QĐ-BNN-KN ngày 20/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt điều chỉnh dự án Khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình sản xuất muối sạch theo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm”. Với mục tiêu xây dựng được mô hình sản xuất muối sạch chất lượng cao, với năng suất tăng hơn 10% so với phương pháp sản xuất muối truyền thống. Sản phẩm muối sản xuất ra đạt chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9638:2013 muối thô (Natri clorua). Trong quá trình triển khai, sẽ thực hiện xây dựng mô hình quản lý sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, nâng cao năng lực của HTX thông qua các lớp đào tạo, tập huấn và xây dựng các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Bàn về tương lai phát triển của ngành muối Việt Nam, Thứ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng, cần tìm cách tháo gỡ, “phá tung” các ách tắc để Ngành Muối Việt Nam trở về đúng với giá trị vốn có. Trong đó, cần tìm hiểu kỹ thông tin về nhu cầu thị trường để từ đó quay trở lại khâu tổ chức sản xuất. Sau đó, tiến đến xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu của ngành muối.
Thực tế hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước cần đẩy nhanh đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất ngành muối. Trong khi đó, các địa phương cũng cần phải điều chỉnh quy mô giữa sản xuất muối thủ công và công nghiệp, từ đó, đưa ra cơ cấu sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. 
Mặt khác, cần xây dựng và hoàn thiện các quy định, tiêu chí để đảm bảo chất lượng muối; có chính sách điều tiết nhập khẩu phù hợp và kiểm soát tốt muối thô nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam.
Ngoài ra, Nhà nước cần có những cơ chế ưu đãi hơn nữa về đất đai cũng như nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp đầu tư lớn, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất muối, chế biến để giữ vững thị trường muối và phục hồi sản xuất công nghiệp muối trong nước và hướng tới xuất khẩu. Đồng thời, có chính sách về hỗ trợ thị trường, xúc tiến thương mại, thúc đẩy chương trình liên kết giữa các đơn vị sản xuất muối và kênh tiêu thụ sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực sản xuất trực tiếp cho các địa phương và doanh nghiệp./.
Hiện có 18/36 HTX có hoạt động tiêu thụ sản phẩm muối cho thành viên, điển hình gồm: HTX DV diêm nghiệp thủy sản và môi trường Bạch Long - Nam Định; HTX muối Tam Hòa, HTX muối Hải Lộc - Thanh Hoá, HTX sản xuất muối và DVTH Đỉnh Bàn - Hà Tĩnh… Duy nhất HTX muối Quảng Phú (Quảng Bình), ngoài cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm muối cho thành viên, HTX còn có hoạt động chế biến muối với sản phẩm là muối hạt sạch, muối i-ốt, muối tinh. Một số HTX vừa sản xuất muối vừa nuôi trồng thủy sản. 
(Còn nữa) 
Còn lại: 1000 ký tự
Đồng muối Cà Ná: Nét đẹp của nghề muối truyền thống trải qua hàng trăm năm

(CHG) Đồng muối Cà Ná, nằm tại thôn Thương Diêm, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, không chỉ là nơi sản xuất muối hàng đầu với sản lượng và chất lượng vượt trội, mà còn là một biểu tượng của nghề làm muối truyền thống với hàng trăm năm lịch sử. Từ quy trình bơm nước biển, phơi nước, đến kết tinh và thu hoạch, mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của người dân, mang đến những hạt muối tinh khiết, chất lượng cao được đánh giá cao trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Xem chi tiết
LONG AN: Đã có tân Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An

(CHG) Ông Trịnh Văn Hải- Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Hải Sơn đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An khóa IV (nhiệm kỳ 2024– 2029).

Xem chi tiết
BỘ Y TẾ: Yêu cầu tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm

(CHG) Ngày 19/9/2024, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành Công văn số: 3141/QLD-MP về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm trên phạm vi cả nước.

Xem chi tiết
Hàng Giả - Mối Đe Dọa Đối Với Mỹ Phẩm Việt Nam Chất Lượng Cao

​(CHG) Ngành mỹ phẩm Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc, với nhiều thương hiệu nổi lên nhờ sự đầu tư vào công nghệ sản xuất và nguyên liệu thiên nhiên an toàn. Các sản phẩm mỹ phẩm nội địa không chỉ đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sắc đẹp của phụ nữ Việt mà còn dần khẳng định chất lượng trên thị trường quốc tế. Những dòng mỹ phẩm từ nguyên liệu truyền thống như nghệ, nhân sâm, trà xanh, nha đam... đã được ứng dụng thành công, tạo nên sức hấp dẫn lớn với người tiêu dùng nhờ vào tính hiệu quả và an toàn.

Xem chi tiết
AN GIANG HƯỚNG VỀ MIỀN BẮC…

(CHG) Cùng với nhân dân cả nước hướng về miền Bắc thân yêu, đã gánh chịu nhiều mất mát, đau thương trước cơn bão số 3 (còn có tên gọi Yagi) vừa qua. Tỉnh An Giang đã chung tay hướng về miền Bắc thân yêu.

Xem chi tiết
2
2
2
3