(CHG) Sau khi tiếp nhận thông tin từ phía Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại về vấn đề hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, đại diện của hệ thống cửa hàng L’s Place khẳng định sẽ rút kinh nghiệm và kiểm tra khắc phục triệt để. Thế nhưng, trên thực tế dường như nói không đi đôi với làm.
Một số hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt đã được nêu trong bài viết: "Hà Nội: Nghi vấn chuỗi cửa hàng L’s Place kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ"
Sau đó, ngày 23/08/2023, phóng viên đã có buổi làm việc với Công ty TNHH L's Place (đơn vị quản lý chuỗi cửa hàng L’s Place). Tại buổi làm việc phóng viên đã cung cấp một số hình ảnh, thông tin về các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhãn phụ tiếng Việt. Đại diện công ty thừa nhận và cho biết sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm, khắc phục triệt để những tồn tại nêu trên.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ chống hàng giả) vẫn tiếp tục nhận được thông tin phản ảnh từ người tiêu dùng về việc chuỗi cửa hàng L’s Place chưa khắc phục triệt để, cũng như việc khắc phục chỉ mang tính chất đối phó với các cơ quan chức năng. Phóng viên Tạp chí CHG tiếp tục khảo sát lại và nhận thấy thông tin người tiêu dùng phản ánh là có cơ sở. Cụ thể, Ngày 19/9/2023, phóng viên tiến hành khảo sát tại một số cửa hàng L’s Place . Chúng tôi ghi nhận một số sản phẩm đã được khắc phục vấn đề về việc thiếu nhãn phụ tiếng Việt. Tuy nhiên, các thông tin về sản phẩm lại không đầy đủ.
Một số sản phẩm sau khi đã bổ sung thêm nhãn phụ Tiếng Việt
Ngày 20/09/2023, nhằm thông tin khách quan đa chiều đến độc giả về việc chuỗi cửa hàng L’s Place đã khắc phúc vấn đề trên như thế nào. Phóng viên tạp chí CHG có buổi trao đổi thông tin với bà Phạm Thị Hằng – Trưởng phòng kinh doanh của Công ty TNHH L's Place.
Trong quá trình trao đổi, bà Hằng chia sẻ: “Công ty TNHH L's Place kinh doanh trong lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng và thực phẩm, tiêu chí đầu tiên của công ty mong muốn nhất là cung cấp được những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng, sau khi nhận được thông tin từ phía tạp chí về việc một số hàng hóa trong cửa hàng không có nhãn phụ tiếng việt. Phía công ty thừa nhận là do sơ suất từ phía kho hàng, đó là điều công ty không mong muốn xảy ra. Ngay sau đó, công ty đã có một số khắc phục gần như là triệt để”.
Sau đó, phóng viên có nêu thắc mắc của người tiêu dùng về việc: Sau khi bài viết được đăng tải, đã có một số sản phẩm mặc dù đã được dán nhãn, tuy nhiên, hình thức dán nhãn như vậy, liệu đã đúng với quy định của pháp luật và có phải là chống đối hay không? Bà Hằng cho biết: “Phía công ty cần đánh giá lại và không dám khẳng định, công ty sẽ cho kiểm tra và chưa đưa được câu trả lời về vấn đề này”.
Phóng viên có cung cấp hình ảnh ví dụ về một nhãn phụ được cho là có dấu hiệu dán chống đối và Bà Hằng cho biết nhãn phụ này mới chỉ đạt 50% thông tin theo quy định của pháp luật
Phóng viên có cung cấp một số hình ảnh về nhãn phụ được cho là có dấu hiệu vi phạm các quy định về nhãn sản phẩm. Cụ thể, trên nhãn sản phẩm Thịt ba chỉ HK có nhiều từ viết tắt, khó hiểu, gây ra rất nhiều khó khăn cho người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm, TP: thịt ba chỉ heo, muối; HDSD: sp ăn trực tiếp, ăn kèm với bánh mỳ, cơm hoặc trộn salad; NSX: In trên bao bì; HSD: In trên bao bì; xuất xứ: Nga; ĐVPP: Công ty TNHH Nguyễn Hồng; Tel: 024.37665xxx – 0976 751 xxx. Phía trên có một nhãn gốc bằng tiếng Nga, đi kèm với đó nhãn giá thành được dán đè lên nhãn gốc. Phóng viên đặt câu hỏi: Theo bà Hằng thì liệu nhãn phụ này đã đủ điều kiện để lưu hành sản phẩm trên thị trường Việt Nam hay không? Và nhãn phụ này đạt được bao nhiêu phần là đủ điều kiện theo quy định của pháp luật? Bà Hằng đánh giá: “Xét về mặt tổng quan ban đầu thì nhãn này đẩy đủ thông tin về sản phẩm để cho khách hàng biết, sản phẩm này là gì, thành phần có gì, hạn sử dụng, xuất xứ và đơn vị phân phối ở đâu. Tuy nhiên, nhãn phụ này là do nhà cung cấp giao cho phía công ty nên đôi khi công ty không thể kiểm soát được hết tất cả các nội dung được thể hiện trên nhãn phụ này. Nhãn phụ này đạt được khoảng 50% yêu cầu đối với quy định của pháp luật. Sau sự việc này, phía công ty sẽ kiểm soát lại về phía nhà cung cấp, không để việc nhà cung cấp đưa nhãn phụ thiếu thông tin sẽ được xử lý triệt để”.
Việc Công ty TNHH L's Place khắc phúc vấn đề như vậy, liệu đã đúng với bản chất của sự việc hay chưa? Tại sao L’s Place luôn nói là rất quan tâm đến người tiêu dung nhưng lại không kiểm tra kĩ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa mà đã vội vã đưa hàng hóa ra bày bán? Phải chăng, L’s Place đang “nói mà không đi đôi với làm”? Trước những câu hỏi này đại điện của Công ty TNHH L's Place là bà Hằng không thể đưa ra câu trả lời.
Việc nhiều cửa hàng mang thương hiệu L’s Place kinh doanh hàng hóa thiếu thông tin bắt buộc trên nhãn sản phẩm rất dễ bị những đơn vị cung ứng hàng hóa lợi dụng để cung cấp hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu... Điều đó không hẳn là thiếu cơ sở, bởi thời gian qua lực lượng chức năng liên tục liên tục phát hiện và xử lý nhiều vụ việc liên qua đến sản xuất giả các loại hàng hóa là thực phẩm đông lạnh, sản phẩm ăn liền và hàng tiêu dùng nhập khẩu… Bởi thế, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, kiểm tra, xử lý nghiêm minh, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như làm trong sạch thị trường, tạo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm hàng hóa cùng loại.
Theo ông Hồ Trường Giang, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại về vấn đề trên, ông Giang cho biết: “Ngoài việc đơn vị vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính, các đối tượng kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ, các các nhân, tổ chức còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Ví dụ như Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về tội buôn lậu như sau:
Người có hành vi buôn bán qua biên giới hoặc có hành vi buôn bán từ khu phi thuế quan vào trong nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật về luật hàng hóa hoặc tiền Việt Nam, kim khí quý, ngoại tệ hoặc đá quý trị giá từ 100.000.000 - dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 - 300.000.000 đồng hoặc sẽ bị áp dụng phạt tù 6 tháng đến 3 năm.
.................................”.
5
Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”- Sức mạnh nội lực của ngành Than
(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.
Xem chi tiết
Cơ khí TKV với các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ
(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.
Xem chi tiết