Ngành mía đường: Loay hoay "bài toán" nâng cao năng lực cạnh tranh


(CHG) Mặc dù, Việt Nam đứng thứ tư tại Đông Nam Á (sau Thái Lan, Indonesia, Philippines) và thứ 15 trên thế giới về diện tích trồng mía. Tuy nhiên, lượng cung trong nước hiện không đủ đáp ứng cầu tiêu dùng và được bù đắp bằng lượng nhập khẩu. Ngành mía đường vẫn đang loay hoay trong bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh.

Mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu 1,2- 1,8 triệu tấn đường

Theo báo cáo “Chuỗi cung ngành mía đường Việt Nam: Thực trạng và một số khía cạnh về phát triển bền vững” do Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) phối hợp với Tổ chức Forest Trends vừa công bố cho thấy, với diện tích trồng mía hiện tại khoảng 151.000 ha, tương ứng sản lượng khoảng 7,66 triệu tấn mía và 0,77 triệu tấn đường, Việt Nam đứng thứ tư tại Đông Nam Á (sau Thái Lan, Indonesia, Philippines) và thứ 15 trên thế giới về diện tích trồng mía. Khâu sản xuất mía là khâu đầu tiên của chuỗi cung, với sự tham gia chủ yếu khoảng trên 126.000 nông hộ ở nhiều vùng trên cả nước. Mía nguyên liệu sản xuất từ các hộ được chuyển tới các nhà máy chế biến đường thông qua các đơn vị vận chuyển hoặc thương lái. Sản phẩm cuối cùng của chuỗi là đường sau đó được đưa vào tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Ngành mía đường: Loay hoay bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh
Không sớm nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành mía đường sẽ càng thêm khó

Tuy nhiên, lượng cung trong nước hiện không đủ đáp ứng cầu tiêu dùng và được bù đắp bằng lượng nhập khẩu. Trong giai đoạn 2017-2020, bình quân mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu 1,2-1,8 triệu tấn đường, trong đó nhập khẩu chính ngạch chiếm từ gần 30-90% trong tổng lượng nhập khẩu, tùy theo từng năm; phần còn lại (10- 70%) là đường nhập lậu. Đường nhập khẩu cả chính ngạch và nhập lậu chủ yếu có nguồn gốc từ Thái Lan, được nhập vào Việt Nam thông qua đường bộ từ Campuchia và Lào.

Ngành mía đường Việt Nam đang có xu hướng co giảm. Diện tích trồng mía giảm từ hơn 274 nghìn ha trong vụ 2016/17 xuống còn gần 151 nghìn ha hiện nay, tương đương mức giảm trên 45%. Năng suất giảm từ 64,8 tấn/ha xuống còn 61,5 tấn/ha trong cùng giai đoạn (5,1%). Số hộ tham gia trồng mía giảm từ gần 219,5 nghìn hộ xuống ở mức hiện nay. Sụt giảm cũng thể hiện trong khâu chế biến: 38 nhà máy năm 2017 giảm còn 29 nhà máy hiện nay. Từ 2017 tới nay sản lượng đường giảm từ 1,24 triệu tấn xuống còn 0,77 triệu tấn, tương đương mức giảm 38%. Ngược lại, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng tăng. Theo đó, lượng nhập năm 2020 tăng gần 340% so với năm 2019.

Suy giảm về quy mô của ngành do nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố quan trọng nhất là năng lực cạnh tranh của ngành còn thấp. Để ngành phát triển cần giải quyết được tận gốc những yếu tố không bền vững nội tại của ngành mía đường dẫn đến chuỗi cung không bền vững.

Cụ thể, người trồng mía, chủ yếu là các hộ gia đình, đóng vai trò chủ đạo ở đầu chuỗi cung, cung phần lớn lượng mía nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Tuy nhiên, vai trò, vị thế và đặc biệt là lợi ích của hộ thu được từ việc tham gia chuỗi là nhỏ nhất so với các nhóm khác tham gia chuỗi.

Ngoài ra, chi phí sản xuất, chế biến và quản lý sản xuất của ngành mía Việt Nam hiện cao 2 hơn Thái Lan ở các mức tương ứng là 30%, 183,4% và 52,9%. Các yếu tố nội tại này hiện đang tác động tiêu cực trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh của ngành. Các yếu tố nội tại này còn có tác động tiêu cực trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh mía đường và khả năng cạnh tranh của cây mía so với các cây trồng khác có sử dụng cùng nguồn quỹ đất. Cụ thể, trong vụ 2019/20, tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, cây sắn, ngô, keo lai có hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây mía khoảng từ 500-800% tính trên cùng một đơn vị diện tích đất. Tại khu vực Đông Nam bộ, cây sắn và ngô vượt trội khoảng 1.000-3.000% về hiệu quả so với cây mía. Tại vùng Tây Nam bộ, cây lúa cho hiệu quả cao hơn cây mía khoảng 3.000-4.400%.

Cần các chính sách đặc thù

Với dân số trên 97 triệu người và lượng tiêu thụ hàng năm khoảng 2 triệu tấn đường mỗi năm, Việt Nam được đánh giá là thị trường lớn về tiêu thụ đường. Lượng tiêu thụ bình quân đầu người hiện còn thấp so với mức trung bình của thế giới. Điều này cho thấy tiềm năng mở rộng cầu tại Việt Nam trong tương lai.

Không nâng cao được lợi thế cạnh tranh trong tương lai có thể làm cho ngành sản xuất mía đường của Việt Nam khó khăn để tồn tại. Nếu điều này xảy ra, Việt Nam sẽ vào vị thế như Malaysia và Đài Loan, phụ thuộc hoàn toàn vào đường nhập khẩu.

Nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngành mía đường, ông Tô Xuân Phúc- chuyên gia Tổ chức Forest Trends – cho rằng, Chính phủ cần ban hành chính sách đặc thù về liên kết chuỗi trong ngành mía. Chính sách này cần đảm bảo các hộ trồng mía được ưu tiên một cách cao nhất, với lợi ích được chia sẻ công bằng giữa các bên tham gia, đảm bảo lợi ích của hộ trồng mía thu được chiếm khoảng 60- 70%, còn lại (30-40%) là của các nhà máy chế biến.

Bên cạnh đó, cần nâng cao sức cạnh tranh trong khâu sản xuất, việc này cũng cần đảm bảo năng suất và chất lượng mía của Việt Nam hiện còn tương đối thấp tiệm cận với mức của thế giới. Nâng cao sức cạnh tranh trong khâu chế biến cũng đòi hỏi việc nâng cao giá trị kinh tế của các sản phẩm phụ của ngành. Tăng cường kiểm soát nhập khẩu, đặc biệt là đối với luồng cung nhập lậu, ông Tô Xuân Phúc cho rằng, cần có các cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả hơn, cả ở cấp trung ương và địa phương nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng này trong tương lai.

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh Long: Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho trên 25 chủng loại sản phẩm nông sản

(CHG) Ngày 14/11/2024, Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho hơn 25 chủng loại sản phẩm nông sản của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Thành phố Cần Thơ: Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”

(CHG) UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”.

Xem chi tiết
Bình Định: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

(CHG)Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tổng số 185 tổ chức, cá nhân và đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch 185 tổ chức, cá nhân, đạt 100% kế hoạch, qua đó phát hiện 4 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 và thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng

(CHG)Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng.

Xem chi tiết
“Cơn bão” sáng tạo đổ bộ Hà Nội- hơn 3 vạn người hào hứng khám phá Lễ hội hot nhất trong năm​

(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.

Xem chi tiết
2
2
2
3