Cửa hàng Trang Nemo Style tại địa chỉ số 269C- 269D, đường Ngyễn Trãi, phường Cư Trinh, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bài 2: Nhập nhèm xuất xứ hàng hóa tại Shop Trang Nemo Style
Niềm tin của khách hàng vào các sản phẩm tiêu dùng bày bán trong nước ít nhiều đang bị lợi dụng bởi một số gian thương, làm ăn bất chính nhằm gia tăng giá trị lợi nhuận của chính họ. Cửa hàng Trang Nemo Style là một điển hình vấn đề trên.
Trong thời gian qua, cụ thể vào tháng 9 năm 2022 và ngày 9/12/2022, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Cục QLTT Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra, xử lý cửa hàng Trang Nemo Style, địa chỉ số 269C- 269D, đường Ngyễn Trãi, phường Cư Trinh, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh về hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo các thương hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Sản phẩm thời trang và phụ kiện thời trang có dấu hiệu giả mão các nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Những tưởng, sau khi bị kiểm tra, xử lý, cửa hàng Trang Nemo Style sẽ có những thay đổi theo hướng tích cực, tuy nhiên, tình trạng trên vẫn tiếp diễn. Thời gian qua, người tiêu dùng vẫn liên tục phản ảnh tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về việc cơ sở trên vẫn ngang nhiên bán hàng giả mạo các thương hiệu nổi tiếng. Trên thực tế, ngày 25/7/2023, sau khi khảo sát tại địa bàn thành phố, nhằm thực hiện tuyến bài “Thành Phố Hồ Chí Minh: Báo động đỏ về nguồn gốc hàng tiêu dùng”, phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại nhận thấy: Bất chấp các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng thời trang và phụ kiện thời trang, cửa hàng trên vẫn kinh doanh rất nhiều sản phẩm có dấu hiệu giả mạo. Trong đó, nhiều sản phẩm: Kính, mũ, túi xách, ví da, giày - dép, quần - áo...; các phụ kiện: Hoa tai, vòng cổ, dây lưng... có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Rất nhiều sản phẩm thời trang có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có chứng nhận hợp quy bắt buộc. Trên nhãn gốc sản phẩm là tiếng nước ngoài và được bổ sung một nhãn phụ, hoặc vỏ hộp với chữ TNM. Điều đó khó tránh khỏi sự hoài nghi của người tiêu dùng về việc shop Trang Nemo Style lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa tại đây.
Sản phẩm giày dép được đóng trong hộp mang thương TNM.
Trao đổi với ông Hồ Trường Giang, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại về một số nội dung liên quan đến cửa hàng Trang Nemo Style, ông Giang cho hay: “Có thể nói, cửa hàng Trang Nemo Style đã từng hơn một lần bị cư quan chức năng kiểm tra, thu giữ và xử lý trong việc kinh doanh hàng tiêu dùng là hành vi cố tình vi phạm các quy định pháp luật. Hành vi đó được lặp đi, lại lại, có tình tiết tăng nặng...”.
Cũng theo ông Hồ Trường Giang: “Giả mạo nhãn hiệu hàng hóa là hành vi vi phạm pháp luật, không chỉ xâm hại chế độ quản lý của Nhà nước trong hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh mà còn xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ. Do đó hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội sau: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192 BLHS) hoặc Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS).
- Về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả:
Điều 192 BLHS quy định người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc các trường hợp được qui định thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung hình phạt cao nhất đối với hành vi này là từ 07 năm đến 15 năm tù, khi có tình tiết sau:
+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
+ Làm chết 02 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
- Về Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp:
Điều 226 BLHS quy định người nào cố ý xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
+ Xâm phạm với quy mô thương mại;
+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
+ Gây thiệt hại cho chủ Sở hữu nhãn hiệu từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng.
Nếu thực hiện hành vi giả mạo nhãn hiệu thuộc một trong các trường hợp sau, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu 500.000.000 đồng trở lên;
+ Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Việc xác định hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa phạm Tội sản xuất, buôn bán hàng giả hay Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên từ thực tiễn xét xử hành vi trên, cá nhân chỉ nhằm mục đích lợi dụng uy tín thương mại của chủ sở hữu các đối tượng Sở hữu công nghiệp để tăng lợi nhuận kinh doanh chứ không nhằm lừa gạt người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm thì sẽ bị xử lý về Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp; còn nếu hành vi giả mạo đồng thời nhằm mục đích lợi dụng uy tín thương mại của chủ sở hữu hợp pháp các đối tượng quyền Sở hữu công nghiệp và lừa gạt người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa thì xử lý về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Như vậy, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hành chính với mức phạt tiền lên đến 50 triệu đồng hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả với mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tù hoặc Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp với mức phạt cao nhất là 03 năm tù.
Cơ quan chức năng nói gì về cửa hàng Trang Nemo Style
Để có những thông tin khách quan, đa chiều, phóng viên đã liên hệ làm việc với quản lý của cơ sở Trang Nemo Style. Tuy nhiên, phía đại diện cửa hàng cho biết: “Hiện tại, cửa hàng “tạm’’ ngừng bán hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng rồi, chủ cơ sở có việc bận chưa thể trao đổi thông tin được’’.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Trao đổi với ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh về việc cửa hàng Trang Nemo ngang nhiên kinh doanh sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, ông Đạt cho biết: “Chúng tôi ghi nhận thông tin từ phóng viên và sẽ cho kiểm tra cơ sở trên, xử lý nghiêm sai phạm(nếu có)’’.
Trước câu hỏi của phóng viên: ''Phía cơ quan chức năng có thường xuyên giám sát (hậu kiểm) cơ sở kinh doanh trên hay không (một cửa hàng đã từng bị kiểm tra và xử phạt hành chính)? Vai trò, trách nhiệm của người quản lý địa bàn trên như thế nào, khi để một cửa hàng thường xuyên vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng? Ông Đạt chưa thể đưa ra câu trả lời.
Việc để xảy ra tình trạng cửa hàng Trang Nemo Style tiếp tục có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, một phần trách nhiệm không nhỏ thuộc về lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát địa bàn, cũng như chính quyền sở tại. Nếu không làm tốt vấn đề kiểm tra, kiểm soát, giám sát một đơn vị nhỏ, ắt “mô hình xấu” sẽ được nhân rộng, khó kiểm soát.
Trước đó, ngày 24/7, phóng viên Tạp chí CHG tới Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh để liên hệ làm việc thì chứng kiến một vài cán bộ công chức của Cục có dấu hiệu đánh cắp thời gian công sở. Cụ thể một cán bộ cho biết: “Chị về sớm để đón con”. Tiếp đó, 16h30 phút ngày 25/7, phóng viên tới Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh để bổ sung thêm nội dung làm việc theo yêu cầu của đồng chí Cục trưởng. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, phóng viên ghi nhận 3 xe biển xanh đang chở hàng chục cán bố đến Nhà hàng Yeebo có địa chỉ tại số 76 đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận. Một cán bộ của Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Hôm nay, mọi người đi liên hoan mừng đồng chí Huy được bổ nhiệm vào vị trí Phó Cục trưởng”. Trong 2 ngày liên tiếp, đã có hàng chục cán bộ công chức của Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh rời nhiệm sở trước khi kết thúc giờ làm việc. Liệu đây có phải là cách làm việc và thói quen của cán bộ công chức nơi đây? |
(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.
Xem chi tiết(CHG) Quan tâm tới đời sống văn hóa tinh thần của công nhân và người lao động, Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức chương trình “Vinh quang thợ mỏ 2024”, với chủ đề “30 năm, sáng tạo - năng suất - thu nhập cao”.
Xem chi tiết(CHG) Các tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc về ngành Than và người thợ mỏ đang được trưng bày trong triển lãm “Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 30 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” tại số 3, Dương Đình Nghệ, Hà Nội.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30/10/2024 tại Văn phòng Quỹ ACF TP.HCM (360 Lạc Long Quân, P.5, quận 11) đã diễn ra buổi làm việc bảo vệ thương hiệu cho sâm Ngọc Linh, xuất xứ từ Việt Nam, là sản phẩm được đánh giá chất lượng cao.
Xem chi tiết(CHG) Nuôi trồng thủy hải sản là một trong những ngành sản xuất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và cung cấp nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có bệnh tật gây hại cho tôm, cá và các loại hải sản khác. Để kiểm soát bệnh tật, nhiều nông dân đã sử dụng thuốc kháng bệnh. Tuy nhiên, thị trường hiện nay đang tràn ngập các loại thuốc kháng bệnh kém chất lượng, gây thiệt hại không nhỏ cho người nông dân và ảnh hưởng đến môi trường.
Xem chi tiết