(CHG) - Thông tin từ Cục quản lý thị trường Tp.HCM cho biết, sau khi ra quân đồng loạt kiểm tra một số cửa hàng bán và kinh doanh phụ kiện điện thoại trên đường 3/2, cơ quan chức năng đã phát hiện ra hàng loạt sản phẩm không có hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo đó, cục quản lý thị trường Tp.HCM cho hay, đơn vị đã phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 10 và với Đội 6 – Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường – Công an Tp.HCM tiến hành đồng loạt kiểm tra 3 điểm kinh doanh phụ kiện điện thoại di động có địa chỉ cùng nằm trên đường Ba tháng Hai (phường 7 – quận 10).
Cửa hàng Phương Anh Đào liên tục bị phát hiện vi phạm kinh doanh về nhãn mác sản phẩm và hàng hóa không rõ xuất xứ, nguồn gốc
Sau khi kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện tổng số 27.720 đơn vị sản phẩm hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cụ thể, tại hộ kinh doanh Đại Hào (số 747-749, đường 3/2, Q.10), đoàn kiểm tra phát hiện đến 2.000 đơn vị sản phẩm hàng hóa là ốp lưng điện thoại di động các loại, tất cả đều không hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và cũng không có nhãn hàng hóa.
Tại hộ kinh doanh Phương Anh (số 753-755-757-759, đường 3/2, Q.10), đoàn kiểm tra phát hiện 19.220 đơn vị sản phẩm hàng hóa gồm: 12.800 cái ốp lưng, 1.800 miếng dán kính cường lực, 720 sợi dây đeo, 2.500 cái dụng cụ dùng bảo vệ đầu dây cáp sạc và 1.400 cái túi đựng dùng cho tai nghe không dây. Tất cả cũng không hóa đơn, chứng từ, không không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không có nhãn hàng hóa.
Còn tại hộ kinh doanh QN, Đoàn kiểm tra phát hiện 6.500 đơn vị sản phẩm hàng hóa là ốp lưng điện thoại di động không hóa đơn, chứng từ, không không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có nhãn hàng hóa.
Hàng ngàn sản phẩm đều không nhãn hiệu, không nguồn gốc, xuất xứ và không có hóa đơn chứng từ
Cũng theo cơ quan chức năng, tổng giá trị hàng hóa hơn 325 triệu đồng. Hiện, Đội Quản lý thị trường số 10, Cục Quản lý thị trường Tp.HCM đã tiến hành thu giữ toàn bộ hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định.
Cơ quan chức năng cũng cho biết, ngoài hộ kinh doanh Lê Quốc Việt (số 791-793, đường 3/2, Q.10), thì cửa hàng Đại Hào và Phương Anh cũng đã bị cơ quan chức năng làm việc và xử phạt về hoạt động kinh doanh sản phẩm sai quy định pháp luật về nhãn hiệu và nguồn gốc, xuất xứ trong đợt kiểm tra năm 2023.
Theo đó, trong đợt ra quân kiểm tra ngày 28 và 29/7/2023, Đội Quản lý thị trường số 10, phối hợp với công an kiểm tra 3 điểm kinh doanh linh kiện, phụ kiện, thiết bị điện thoại di động nói trên, cũng đã phát hiện trên 27.000 sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa lên đến 274 triệu đồng.
8
Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”- Sức mạnh nội lực của ngành Than
(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.
Xem chi tiết
Cơ khí TKV với các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ
(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.
Xem chi tiết