Vi phạm bản quyền trên không gian mạng: Nhiều việc phải làm!


(CHG) Vi phạm bản quyền nội dung số là vấn nạn nhức nhối diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Nhiều nội dung thông tin được lưu trữ, đăng tải trái phép, không thực hiện đúng quy định về trao đổi bản quyền với các chủ sở hữu bản quyền nội dung, nên đã gây thiệt hại tới quyền lợi và uy tín của các đơn vị này.
Thực trạng vi phạm bản quyền tại Việt Nam
Trên không gian mạng Internet hiện có hàng ngàn trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội đang hoạt động, trong đó có các mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, YouTube… hằng ngày truyền tải lượng thông tin báo chí, nội dung số, video clip khổng lồ tới hàng triệu người dùng.
Trong năm qua, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin - Truyền thông) đã nhận được rất nhiều yêu cầu xử lý vi phạm bản quyền nội dung, đa số là các nội dung về giải trí như bóng đá, phim, game show, ca nhạc.
Tình trạng vi phạm bản quyền video trực tuyến ngày càng phổ biến, số lượng người dùng trái phép tăng lên 15,5 triệu năm 2022, làm thất thoát 348 triệu USD, chiếm 18% doanh thu của toàn ngành video hợp pháp.
Tính đến hết tháng 6/2022, Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng chặn truy cập của người dùng tại Việt Nam trên 500 website vi phạm bản quyền.
Do đó, nếu không kiểm soát được tình hình, đến năm 2027, số người dùng vi phạm bản quyền có thể tăng tới 19,5 triệu, dẫn tới lượng doanh thu bị thất thoát ở mức 456 triệu USD.
Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã áp dụng một số biện pháp mạnh tay để ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại này.
Các giải pháp bao gồm việc sử dụng công nghệ như phần mềm, linh kiện, các thiết bị khác để tạo ra "chiếc khóa", giúp bảo vệ an toàn dữ liệu về tác phẩm.
Các giải pháp công nghệ khác hướng đến việc kiểm soát hiệu quả quyền sử dụng, bằng cách cho phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả giới hạn hành vi của người dùng internet ngay cả khi họ đã truy cập vào tác phẩm. Như chặn tải xuống, chặn sao chép hoặc tác phẩm chỉ đọc... từ đó hạn chế hành vi "trộm cắp" tác phẩm, giúp phát hiện và thực hiện các biện pháp để xóa bỏ video, bản ghi âm thanh vi phạm quyền tác giả, xác định và báo cáo cho cơ quan chức năng các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm để xử lý theo quy định.
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ blockchain cũng là một giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn ngay từ đầu các vi phạm về bản quyền. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ vẫn còn nhiều trở ngại, bởi hạ tầng công nghệ của Việt Nam chưa đáp ứng tốt các yêu cầu để có thể ứng dụng những giải pháp này. Mặt khác, trở ngại về mặt pháp lý đang khiến nhiều cá nhân, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp lúng túng, chưa thật sự quan tâm tới các giải pháp công nghệ.
Bởi vậy, cần có giải pháp cụ thể để ngăn chặn vi phạm bản quyền. Theo đó, cần hoàn thiện cổng thông tin đăng ký tác quyền; từng bước triển khai việc nghiên cứu và phát triển công nghệ blockchain; tích hợp quản lý tác quyền số, nghiên cứu và phát triển các công nghệ thu phí tác quyền bằng blockchain...
Đồng thời, cần sửa đổi, bổ sung hệ thống quy phạm pháp luật hoàn chỉnh hơn, cụ thể hơn, nhất là vấn đề bảo vệ bản quyền trên môi trường số và bảo vệ bản quyền bằng giải pháp công nghệ.
 
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về sở hữu trí tuệ
Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn quan trọng đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ gồm: Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030… Gần đây nhất, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua với số phiếu nhất trí cao.
Để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, tại Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó mục tiêu quan trọng của chiến lược này là “Hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ được nâng cao rõ rệt, tình trạng xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ giảm đáng kể”. Chiến lược sở hữu trí tuệ đã đặt ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu, từ các giải pháp về chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy, nguồn lực… đến các hoạt động hỗ trợ.
Ngày 16/6/2022, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã thông qua “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ”. Trong đó, có nhiều nội dung mới sửa đổi, bổ sung về quyền tác giả, quyền liên quan; bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường mạng. Với tinh thần chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong hội nhập quốc tế của Việt Nam, từ ngày 1/1/2023, “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ” sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.
Nhiều trang web vi phạm bản quyền khi đăng tải trực tiếp các trận đấu bóng đá.
Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan xây dựng, hoàn thiện hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền gia nhập hai Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng. Đó là “Hiệp ước về quyền tác giả” (WCT) và “Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm” (WPPT). Việt Nam đã trở thành thành viên của Hiệp ước WCT từ ngày 17/2/2022 và là thành viên của Hiệp ước WPPT từ ngày 1/7/2022. Đây là cơ sở pháp lý để Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo “Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2022 về quyền tác giả, quyền liên quan”.
Về cơ bản, Việt Nam đã có được hệ thống các quy định pháp luật đáp ứng yêu cầu bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại quốc gia và hội nhập quốc tế. Đồng thời, với việc hoàn thiện hành lang pháp lý, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Hoạt động tự bảo vệ quyền đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã và đang thực hiện nghĩa vụ xin phép, thanh toán tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan.
Các cam kết tại các điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan mà Việt Nam là thành viên, trong đó có các cam kết tại các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA đã và đang từng bước được thực hiện có kết quả, bảo vệ được quyền lợi của công dân và thực hiện nghĩa vụ pháp lý khi sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
Sự đồng bộ hệ thống pháp lý cùng với liên kết quốc tế và xây dựng các nền móng công nghệ sẽ giúp siết chặt quản lý quyền tác giả, phòng ngừa hiệu quả các hành vi vi phạm bản quyền, đảm bảo một môi trường kinh doanh minh bạch, tránh thất thu ngân sách Nhà nước.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan của các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai Đề án “Tăng cường năng lực quản lý thực thi có hiệu quả quyền tác giả, quyền liên quan” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 20/01/2017 và Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam”.
Còn lại: 1000 ký tự
Hội tụ về Quảng Ninh, lan tỏa từ Quảng Ninh

​(CHG) “Quảng Ninh hội tụ và lan toả” đã trở thành chỉ dẫn để sau hơn 1 thập kỷ Quảng Ninh vươn lên, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Xem chi tiết
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

(CHG) Ngày 7/5, thừa uỷ quyền của UBND tỉnh, UBND huyện Cô Tô đã tổ chức trao thưởng đột xuất Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 01 ngư dân có hành động dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.

Xem chi tiết
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
2
2
2
3