Sẽ vận hành Sàn Giao dịch công nghệ quốc gia tại Hà Nội


(CHG) Trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ triển khai xây dựng dự án nâng cấp Sàn Giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị thành Sàn Giao dịch công nghệ quốc gia tại Hà Nội nhằm kết nối, liên thông với các sàn giao dịch công nghệ trên cả nước, đáp ứng nhu cầu phát triển KH&CN của đất nước.
Giao diện Sàn công nghệ và thiết bị trực tuyến tại địa chỉ http://techmartvietnam.vn do
Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (Bộ KH&CN) vận hành - Ảnh: VGP/Hoàng Giang
Bộ Khoa học và công nghệ cho biết, hiện nay, cả nước có hơn 800 tổ chức trung gian thị trường KH&CN đã hình thành và đi vào hoạt động. Số lượng các sàn giao dịch công nghệ cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ. Nếu như trước năm 2015, cả nước chỉ có 8 sàn giao dịch công nghệ thì giai đoạn 2015-2020 đã hình thành được 20 sàn giao dịch công nghệ địa phương, 01 sàn giao dịch vùng Duyên hải Bắc Bộ và 01 sàn giao dịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đang trong giai đoạn thành lập.
Trong đó, tháng 11/2021, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (Bộ KH&CN) đã vận hành Sàn giao dịch thông tin công nghệ và thiết bị. Từ khi thành lập đến nay, sàn đã thực hiện các hoạt động tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao, thương mại hóa công nghệ, hỗ trợ các bên có nhu cầu giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ từ chào mua, chào bán, ký kết, thực hiện giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ nhằm thúc đẩy thực hiện thành công các giao dịch chuyển giao công nghệ.
Sàn Giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị trực tuyến đã thu thập và chia sẻ đến các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước hơn 10 nghìn công nghệ, thiết bị chào bán và tìm mua; cơ sở dữ liệu về kết nối cung cầu công nghệ, thiết bị; cơ sở dữ liệu về chuyên gia KH&CN; bản tin thị trường KH&CN phục vụ doanh nghiệp và chuyên đề về thị trường KH&CN.
Để tăng cường hiệu quả các hoạt động, trong thời gian qua, Sàn Giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị đã chủ động phối hợp kết nối và chia sẻ thông tin công nghệ, thiết bị và sản phẩm hàng hóa KH&CN với các Sàn Giao dịch công nghệ các tỉnh, thành phố như TPHCM, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ, Bắc Giang, Nam Định... Qua đó, góp phần tích cực vào việc phát triển thị trường KH&CN, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kết nối, chuyển giao công nghệ và thiết bị, thương mại hóa sản phẩm KH&CN cũng như kết quả nghiên cứu.
Đồng thời đã bố trí không gian trưng bày hỗ trợ các doanh nghiệp giới thiệu và trình diễn các công nghệ, thiết bị và sản phẩm hàng hóa KH&CN; tổ chức các hoạt động xúc tiến, kết nối giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị tạo không gian kết nối cung - cầu nhằm hỗ trợ các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có sản phẩm KH&CN có điều kiện, cơ hội quảng bá, trình diễn, giới thiệu với công chúng; tìm kiếm cơ hội hợp tác, chuyển giao công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ KH&CN, phần lớn các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN còn yếu về năng lực và còn thiếu vắng các tổ chức trung gian có uy tín đáp ứng nhu cầu thúc đẩy giao dịch công nghệ trong và ngoài nước, dẫn đến hoạt động kết nối cung - cầu về KH&CN chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1158/QĐ-TTg ban hành Chương trình phát triển thị trường KH&CN quốc gia đến năm 2030, Bộ KH&CN sẽ triển khai các giải pháp nhằm đầu tư, phát triển Sàn giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị thành Sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại Hà Nội.
Sàn Giao dịch công nghệ quốc gia được xây dựng theo hướng bổ sung và hoàn thiện các chức năng: Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp, dùng chung cho thị trường KH&CN bao gồm dữ liệu, thông tin về cung - cầu công nghệ, các kết quả nghiên cứu sẵn sàng chuyển giao, tài sản trí tuệ, các tổ chức trung gian, các chuyên gia tư vấn về thị trường KH&CN...; hỗ trợ các tổ chức trung gian thực hiện dịch vụ tư vấn, môi giới về thị trường KH&CN; liên kết các sàn giao dịch công nghệ vùng và địa phương.
Sàn cũng sẽ liên thông giữa thị trường KH&CN trong nước với thị trường quốc tế; hỗ trợ cung cấp thông tin về các yêu cầu, đề xuất, dự án cụ thể của các đối tác trong nước nhằm mục đích thu hút, sử dụng hiệu quả các chuyên gia trong và ngoài nước; hỗ trợ kết nối các đối tượng có khả năng và tiềm năng tham gia phát triển thị trường KH&CN trong và ngoài nước...
Trước đó, tại Hội nghị "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập" diễn ra vào tháng 9/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, phát triển mạnh mẽ thị trường công nghệ là một trong những giải pháp chủ yếu thúc đẩy đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đồng thời yêu cầu Bộ KH&CN cùng các bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó có việc đầu tư phát triển các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại một số thành phố lớn và khu vực kinh tế trọng điểm, kết nối liên thông với hệ thống các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các tỉnh, thành phố, kết nối với các sàn giao dịch công nghệ khu vực và thế giới.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/se-van-hanh-san-giao-dich-cong-nghe-quoc-gia-tai-ha-noi-102230131103050749.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3