Bài 1: Chuyên gia cảnh báo về mỹ phẩm không rõ nguồn gốc


(CHG) Những tháng cuối năm, hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hoá giả sẽ có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là hoạt động sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường. Bằng các thủ đoạn sự gian dối trong hoạt động quảng cáo, các đối tượng kinh doanh những loại mặt hàng này sẽ gây thiệt hại cho các nhà sản xuất, khiến người mua phải hàng giả bức xúc và gây hại sức khoẻ.

Liên
 tiếp phát hiện lượng lớn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
Thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên tục phát hiện, bắt giữ nhiều cơ sở sản xuất mỹ phẩm có dấu hiệu giả mạo và không có nguồn gốc xuất xứ. Ngày 25/10, Đội Quản lý thị trường số 1 Cục Quản lý thị trường Bình Định phối hợp với Công an thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) đã kiểm tra cơ sở sản xuất của Công ty trách nhiệm hữu hạn mỹ phẩm L.T, tại khu phố Thiện Đức Đông, phường Hoài Hương, thị xã Hoài Nhơn. Chủ hộ kinh doanh là bà P.T.H.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang sản xuất mặt hàng kem trộn có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa của công ty mỹ phẩm khác. Qua kiểm đếm, tổ công tác thu giữ gần 20.000 hộp mỹ phẩm (kem trộn) các loại. Tổng giá trị hàng hóa lên đến 1 tỷ đồng.
Đội Quản lý thị trường số 1 đã lập biên bản vụ việc và đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật. 
Trước đó, ngày 8/8/2022, lực lượng Quản lý thị trường Bắc Ninh phối hợp với Công an tỉnh Bắc Ninh cũng đã kiểm tra đột xuất kho hàng tại khu Tam Lư, phường Đồng Nguyên, TP. Từ Sơn. Lực lượng chức năng phát hiện kho hàng chứa 41.500 sản phẩm là nước hoa, tinh chất dưỡng da, kem dưỡng trắng V7 Dr.Jart+, sữa rửa mặt, kem chống nắng... do Hàn Quốc sản xuất có dấu hiệu nhập lậu. Tổng giá trị tang vật vi phạm trên 3,9 tỷ đồng.
Mới đây, Cục Quản lý thị trường Nam Định đã chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 4 phối hợp cùng phòng cảnh sát PC03, Công an tỉnh kiểm tra cơ sở kinh doanh mỹ phẩm tại thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường, Nam Định. 
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện hơn 1000 sản phẩm mỹ phẩm đang bày bán tại cửa hàng gồm thuốc nhuộm tóc, tinh dầu dưỡng tóc các loại do nước ngoài sản xuất, tổng trị giá hàng hóa là gần 50 triệu đồng. Đại diện cơ sở là ông Nguyễn Văn Chính, 37 tuổi, chưa cung cấp được hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. 
Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa nhập lậu, Đoàn kiểm tra tiến hành tạm giữ, niêm phong toàn bộ số hàng hóa trên và tiếp tục xác minh làm rõ hành vi, vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo nhận định của lực lượng chức năng, mỹ phẩm là mặt hàng liên quan đến sức khỏe người sử dụng cần phải được đảm bảo chất lượng. Việc ngăn chặn kịp thời hàng hóa không bảo đảm điều kiện lưu thông trên thị trường của lực lượng Quản lý thị trường đã góp phần thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Chính phủ và cấp có thẩm quyền, đặc biệt là mặt hàng liên quan đến sức khỏe con người.
Lực lượng chức năng liên tục phát hiện nhiều mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Rủi ro khi dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại mỹ phẩm làm đẹp cho con người, tuỳ thuộc vào thương hiệu sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ mà từ vài chục nghìn đến vài triệu. 
Liên quan tới mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, các bác sỹ Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, trên thị trường có nhiều loại mỹ phẩm, nhưng đa số đều không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những sản phẩm này được bán tràn lan có thể dễ dàng bắt gặp ở các cửa hàng lớn, nhỏ, khu chợ. Giá của sản phẩm thường rất rẻ, nhưng theo lời người bán thì công dụng giống như các loại mỹ phẩm có thương hiệu đắt tiền. Theo các chuyên gia, mặc dù công nghệ sản xuất mỹ phẩm đã ngày một hiện đại nhưng bản thân các sản phẩm mỹ phẩm đều có chất độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng. 
Đặc biệt đối với mỹ phẩm giá rẻ, không nguồn gốc xuất xứ nguy cơ gây hại còn cao hơn rất nhiều. Những tác hại ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng tỷ lệ thuận với thời gian và mức độ sử dụng mỹ phẩm của mỗi người. Sử dụng càng lâu dài, càng nhiều chủng loại mỹ phẩm thì mức độ nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ càng cao. 
Có thể kể đến các loại độc hại thường thấy như: Chì acetat có thể gây ngộ độc, tổn thương các cơ quan trong cơ thể, thậm chí gây ung thư; Thuỷ ngân có thể gây ra tôn thương não; Fomaldehyde có thể gây kích ứng da là tăng thêm cơn hen phế quản;  Triclosan có thể dẫn đến gia tăng các loại vi khuẩn kháng thuốc; Hắc ín làm tăng nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời, làm tăng nguy cơ mắc ung thư da....
Bên trên là những thành phần có trong mỹ phẩm đã được lực lượng chức năng phối hợp cùng chuyên gia y tế phát hiện ra trong những sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. 
Khi sử dụng mỹ phẩm trên, làn da sẽ trực tiếp tiếp xúc và sẽ có những biểu hiện như nổi mụn trứng cá, lâu ngày gây kích thích khó chịu, thậm chí gây nhiễm trùng da.
Có một vài trường hợp dẫn đến những bệnh về da, làm cho da biến màu: xám tro, vệt đỏ hoặc cháy da để lại các vết sẹo thâm. Ngoài ra làn da xuất hiện các biểu hiện dị ứng thành phần hoá hoá có trong mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, tăng tỷ lệ mắc ung thư da.
Khi sử dụng những mỹ phẩm không nguồn gốc không đảm bảo chất lượng, người sử dụng cũng dễ mắc các biểu hiện rối loạn hô hấp, nhiễm trùng mắt, đau đầu... Trong các trường hợp nhẹ sẽ phục hồi sau khi dừng sử dụng sản phẩm còn nặng sẽ tốn kém thời gian và gánh nặng về kinh tế trong suốt quá trình khám và chữa bệnh.
Theo khuyến cáo của các bác sỹ, sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc khiến tăng nguy cơ ung thư da. Vì trong các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc chứa nhiều chất gây hại cho da. Chị em phụ nữ không nên tin vào lời quảng cáo, cũng như sử dụng mỹ phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ rang, để ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc rất độc hại, đối với trường hợp dạng nhẹ chỉ gây kích ứng cho da, nhưng đối với trường hợp nặng da bị tổn thương, khó thở, tức ngực. Bởi vậy khi mua mỹ phẩm nên chọn những loại mỹ phẩm có thương hiệu lớn để đảm bảo chất lượng sản phẩm, được cơ quan chức năng kiểm nghiệm.
Ví dụ như đối với son môi thường chứa chì – chất gây hại cho sức khỏe. Chì thường gây hại cho dạ dày, não, phổi nếu tiếp xúc trong thời gian dài vì son môi có thể dính vào thức ăn và đi vào cơ thể. Son môi càng chứa nhiều chì càng lâu phai. Do vậy, khi mua các loại son môi cần chọn lọc kỹ càng để không gây hại cho da.
Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của mỗi người, tuy nhiên trước nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, khi sử dụng mỹ phẩm người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm được lựa chọn. Đó phải là sản phẩm có uy tín, chất lượng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng thời cần tìm hiểu kỹ càng về các thành phần sản phẩm, cân nhắc mức độ ảnh hưởng của sản phẩm đến sức khẻ của mình để đi đến quyết định có nên mua và sử dụng hay không?
Cảnh báo trong quá trình sử dụng mà có các biểu hiện ngứa, nổi mụn hay dị ứng trên da thì cần dừng ngay sản phẩm đó để chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân. 
 Bài 2: Cần xử lý "mạnh tay" hơn về nước hoa giả những tháng cuối năm
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3