Bài 2: Mỹ phẩm handmade đã thực sự an toàn ?


(CHG) Mỹ phẩm giá rẻ không đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng, thì phân khúc mỹ phẩm cao cấp có nguồn gốc tự nhiên lại nằm ngoài tầm với của một bộ phận người tiêu dùng. Do đó, mỹ phẩm handmade chính là một lựa chọn phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, mỹ phẩm handmade có thực sự an toàn hay chưa?

Handmade – người tiêu dùng hiểu biết nhưng chưa chính xác?
Mỹ phẩm handmade hay mỹ phẩm thủ công, tự làm, mỹ phẩm thiên nhiên handmade... là những mặt hàng mỹ phẩm được sản xuất bằng cách thức thủ công, với công thức đơn giản, nguyên liệu gần gũi từ thiên nhiên. 
Mỹ phẩm handmade có mẫu mã, thành phần và công dụng đa dạng, không có tiêu chuẩn chung, linh hoạt trong công thức chế tạo và thiết kế sản phẩm, tùy vào người sản xuất và ý muốn của khách khi đặt hàng. Vì vậy, mỗi sản phẩm handmade đều có đặc tính riêng.
Theo các chuyên gia, mỹ phẩm handmade vẫn có hóa chất vì chỉ dựa vào nguyên liệu tự nhiên sẽ không đủ để bảo quản sản phẩm, cần thêm một số chất hóa học như chất bảo quản, chất chống ẩm, chống mốc, phẩm màu, chất tạo độ kết dính... còn những chất đó có an toàn hay không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và tỷ lệ trong sản phẩm.
Mỹ phẩm handmade không có chuẩn chung nên công thức và thành phần có thể khác nhau trên cùng một sản phẩm, dẫn đến công dụng cũng khác nhau. Kể cả trong một lô sản phẩm được gia công cũng không thể đảm bảo tất cả sản phẩm trong đó có cùng tỷ lệ các thành phần. 
Mỹ phẩm handmade có an toàn không? Đó vẫn là nỗi băn khoăn của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm này.
Ban đầu, mỹ phẩm handmade là một xu hướng sản xuất và tiêu dùng tự phát ở phạm vi nhỏ nên nhà nước chưa có sự quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, hiện nay, luật pháp bắt đầu siết chặt các quy định về loại sản phẩm handmade. Bởi một số đối tượng kinh doanh đã lợi dụng sự cả tin của người tiêu dùng, sản xuất sản phẩm độc hại, kém chất lượng, thu hút người tiêu dùng bởi giá rẻ, mẫu mã đẹp. Chính những sản phẩm này, gián tiếp, đã gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho ngành hàng mỹ phẩm, nhất là mỹ phẩm handmade.
Để đảm bảo an toàn, người sử dụng cần tìm hiểu kỹ càng về quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Đồng thời, kiểm tra những dữ liệu liên quan tới việc kiểm định chất lượng sản phẩm. Một số nhà sản xuất mỹ phẩm handmade vẫn nỗ lực cải tiến chất lượng, tích cực quảng bá, đưa vào thị trường những sản phẩm mỹ phẩm handmade an toàn. Điều đáng nói là giữa thị trường nhiều biến động như vậy, người tiêu dùng càng cần phải chủ động trang bị kiến thức cho bản thân để biết cách lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm handmade an toàn.
Các loại mỹ phẩm handmade trên thị trường hiện nay
Mỹ phẩm handmade rất đa dạng, tương đương với mỹ phẩm công nghiệp về chủng loại sản phẩm. Một số loại tiêu biểu như:
Son môi handmade: Đây là loại được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất thị trường mỹ phẩm handmade, bao gồm cả son dưỡng, son màu, son dạng sáp hoặc dạng nước. Về cơ bản, loại này có giá tương đối phù hợp với chất lượng.
Dầu gội handmade: Đa số được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên, truyền thống như thảo dược (hồi, quế, sả, tinh dầu, dầu dừa...). Dầu gội handmade có cả dầu nước và dầu khô. Giá thành của loại sản phẩm khá cao nhưng không đắt so với chất lượng. Tuy nhiên, do nguồn gốc thuần túy tự nhiên nên được người tiêu dùng tin cậy, ưa chuộng.
Nước hoa hồng handmade (toner): Dùng để dưỡng da mặt hàng ngày. Thông thường, loại sản phẩm này được sản xuất thủ công theo phương thức chưng cất từ nguyên liệu là cánh hoa hồng tự nhiên. Để có sản phẩm nước hoa hồng đạt chất lượng cao, thường nguyên liệu sẽ được trồng tự nhiên, không sử dụng hóa chất nông nghiệp. 
Kem chống nắng handmade: Dùng để chống nắng do có chứa thành phần oxid kẽm (ZnO) để ngăn chặn tia UV và các thành phần thiên nhiên có tác dụng dưỡng da khác như sáp ong, dầu dừa...
Kem dưỡng da gồm kem chống lão hóa, kem dưỡng ẩm, kem dưỡng trắng, kem trị nám, trị thâm... Công thức của sản phẩm này khá đa dạng nhưng cơ bản được kết cấu ở dạng lotion gồm nước, dầu, chất nhũ hóa, hoạt chất, chất bảo quản và một số thành phần phụ khác.

Lợi ích của việc lựa chọn mỹ phẩm handmade
Việt Nam là một thị trường tiềm năng của ngành công nghiệp mỹ phẩm. Hướng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, kết hợp các xu thế mới về phong cách sống như sống xanh, hướng về tự nhiên, sống tối giản... người tiêu dùng dần có xu thế sử dụng mỹ phẩm handmaede có nguồn gốc tự nhiên. Từ đó thúc đẩy nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng này.
Tuy nhiên, mỹ phẩm handmade vẫn phải đối diện với 2 vấn đề “nóng” của thị trường mỹ phẩm trong nước:
Một là mỹ phẩm giá rẻ chất lượng kém: Không đủ tiền để mua sản phẩm tốt nhưng giá cao, người tiêu dùng vẫn sử dụng mỹ phẩm giá rẻ, chất lượng kém. 
Hai là thị trường mỹ phẩm luôn đòi hỏi sản phẩm mới. Tất nhiên, đi kèm với sản phẩm mới là công thức, quy trình sản xuất, hiệu quả sử dụng trên người tiêu dùng... Sản phẩm mới còn đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng theo xu hướng cá nhân hóa. Ngách sản phẩm càng nhỏ, sản phẩm càng có cơ hội hướng đến nhóm người tiêu dùng có đặc tính riêng. 
Mỹ phẩm handmade đáp ứng được cả 2 vấn đề trên. Không chỉ có vậy, mỹ phẩm handmade còn tác động tích cực tới thói quen của người tiêu dùng.
Thay vì lựa chọn tùy ý một sản phẩm bất kì để sử dụng, người tiêu dùng đã có sự so sánh về giá cả, mẫu mã, tính tiện dụng ... Vì không nằm trong dây chuyền sản xuất đại trà với số lượng lớn nên mỹ phẩm handmade linh hoạt trong việc thiết kế mẫu mã, thích ứng nhanh với xu hướng xã hội, đồng thời, lại linh hoạt sản xuất riêng theo yêu cầu của cá nhân người tiêu dùng. 
Người sử dụng mỹ phẩm handmade không chịu ảnh hưởng nhiều bởi tâm lý đám đông do năng lực quảng cáo của nhà sản xuất còn hạn chế. Tuy nhiên, nếu một sản phẩm được một cộng đồng lớn có phong cách sống xanh ưu tiên sử dụng cũng tạo ra hiệu ứng lôi kéo được nhóm lớn khách hàng mới. Như vậy mỹ phẩm handmade còn phù hợp với hình thức bán lẻ hơn là bán số lượng lớn. 
Những năm gần đây, doanh nghiệp bán lẻ đã chú ý tới sản phẩm mỹ phẩm handmade do nắm bắt được sự thay đổi về phong cách sống của xã hội. 
Với vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng trực tiếp, doanh nghiệp bán lẻ hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng là cần các sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả phù hợp, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong sử dụng. Bên cạnh đó, đầu tư vốn vào các sản phẩm mỹ phẩm handmade thường không nhiều, có thể chủ động điều tiết theo năng lực tiêu thụ ở mỗi thị trường nhỏ. Nếu đầu tư có chiến lược hơn, doanh nghiệp bán lẻ sẽ khắc phục những thiếu hụt trong quá trình quảng bá sản phẩm bằng cách đầu tư gây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị của sản phẩm trong thị trường. Từ đó, họ sẽ bán ra sản phẩm đó với giá cao hơn nhiều lần so với giá thành sản xuất. 
 Hình thức kinh doanh trực tuyến cũng góp phần không nhỏ trong sự phát triển của ngành hàng mỹ phẩm handmade này. Chỉ cần đầu tư vào công nghệ, nhanh nhạy với các phương thức tiếp thị của các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm handmade sẽ nhanh chóng tạo ra được cộng đồng tiêu dùng rộng lớn và nguồn thu tốt.
Như một mạch suối chảy ngầm trong lòng núi, với những giá trị tự thân từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, mỹ phẩm handmade có “môi trường” phát triển riêng của nó và cơ hội của riêng nó. Bởi nó phù hợp với sự thay đổi của lối sống con người hiện đại ngày càng gắn với tự nhiên, gần với tự nhiên.

Bài 3: Cẩn trọng với chất lượng mỹ phẩm handmade có nguồn gốc tự nhiên
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3