Bài 1: "Thổi phồng" công dụng - một cách lừa dối người tiêu dùng?


(CHG) Hiện nay việc "thổi phồng" công dụng, lập lờ tên gọi thuốc hay sản phẩm thực phẩm chức năng đã ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng. Phải chăng các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh quảng cáo sai sự thật đã cố tình phớt lờ quy định pháp luật?
Hiện nay tình trạng này nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng, hoặc thuốc bị " thổi phồng" công dụng là do nhiều cơ sở kinh doanh vì lợi nhuận mà bất chấp pháp luật, coi thường sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Họ đã dùng mọi thủ đoạn tinh vi, cố tình quảng cáo và tuồn ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, không đúng như quảng cáo, thậm chí là sản phẩm có hại, chứa chất cấm nguy hiểm tới sức khỏe con người.
Đáng báo động, nhiều đối tượng cũng sử dụng mạng xã hội, thậm chí sử dụng cả một số nhân vật có ảnh hưởng tới công chúng để quảng cáo nhiều nội dung sai sự thật.
Nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng được  "thổi phồng" công dụng như thuốc chữa bệnh.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương), việc đưa thông tin theo hướng "thổi phồng" công dụng sản phẩm, đặc biệt đối với sản phẩm là thực phẩm trong hoạt động bán hàng đa cấp diễn ra khá phổ biến. Các tổ chức, cá nhân này thành lập các nhóm kín trực tuyến chia sẻ, trao đổi những thông tin, video clip có sử dụng hình ảnh bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để mô tả, tư vấn và hướng dẫn sử dụng các thực phẩm, hoặc mô tả công dụng thực phẩm như một "kinh nghiệm thực tế" hay "nhân chứng sống" đã từng bị bệnh.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra, rà soát và phát hiện ra nhiều vụ việc gây bức xúc cho dư luận kéo dài trong nhiều tháng, nhưng hiện tượng này chưa hề có dấu hiệu kết thúc.
Điển hình như Sở Y tế Hà Nội liên tiếp xử phạt 16 công ty dược phẩm do vi phạm quy định quảng cáo. Cụ thể, Sở Y tế Hà Nội đã có Quyết định 340/QĐ-XPVPHC xử phạt hành chính Công ty cổ phần dược phẩm Bzer (tầng 3, nhà số 12, phố Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội) 45 triệu đồng, vì đã quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định. Đồng thời buộc công ty này tháo gỡ, xóa những quảng cáo trái quy định.
Sở Y tế Hà Nội cũng đã ra quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần dược Danapha Hà Nội (số 9, ngõ 87 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) 49 triệu đồng do quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định, niêm yết giá không đầy đủ.
Công ty cổ phần dược phẩm Thuận Thành (số 12/189/14 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng đã bị Sở Y tế Hà Nội ra quyết định xử phạt 60 triệu đồng, do quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định; không lưu giữ tài liệu có liên quan đến lô thuốc trong thời gian phải lưu giữ. 
Bên cạnh đó, theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thời gian qua, trên các sàn và trang thương mại điện tử, một số link quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đại tràng Bảo Long, Thanh phế Bảo Long, Bảo Long Vixoa, Trà lợi sữa Bảo Long vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm: Quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; quảng cáo mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
Trước đó, tháng 7/2022, Cục An toàn thực phẩm cũng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 32/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH thương mại và dịch vụ RBG Việt Nam (số 33, ngõ 199, đường Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội), vì đã vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hạ Khiết Vương, trên trang http://www.hakhietvuong.net và nền tảng youtube.com với số tiền phạt là 95 triệu đồng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Pharmekal ® Triple strength Glucosamine 1500MG đang được quảng cáo gây hiểu lầm.
Mới đây, Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa đưa ra cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Pharmekal ® Triple strength Glucosamine 1500MG đang được quảng cáo gây hiểu lầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.
Như vậy, hành vi nêu trên sẽ gây tác động tới số lượng lớn người, do thông tin lan truyền trên môi trường mạng diễn ra rất nhanh, gây hậu quả nghiêm trọng bởi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Để xử lý triệt để tình trạng đưa thông tin sai lệch như trên, Bộ Công thương đã trình Chính phủ xem xét thông qua Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, trong đó bổ sung một số quy định điều chỉnh vấn đề này.
Cụ thể, dự thảo bổ sung quy định cấm đối với doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp trong việc cung cấp các thông tin về hàng hóa trong bán hàng đa cấp, đặc biệt đối với sản phẩm là thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế…; cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh. Dự thảo Nghị định cũng bổ sung quy định phải báo cáo với Sở Công Thương khi tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo bán hàng đa cấp theo hình thức trực tuyến.
Các quy định này được bổ sung với mục đích để doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp nhận thức rõ tính nghiêm trọng khi vi phạm những hành vi này trong quá trình hoạt động bán hàng đa cấp. Trong trường hợp vi phạm, ngoài việc bị xử phạt hành chính, doanh nghiệp bán hàng đa cấp còn bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
(Còn nữa)
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3