Bài 3: Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn


(CHG) Những vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng, có thể dùng để đổi lấy nhu yếu phẩm thiết yếu như đường, dầu ăn, hạt nêm… Đó là chiến dịch thu gom vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật để môi trường sống an toàn và người nông dân có trách nhiệm hơn với nơi mình sinh sống.
Nông dân sản xuất nhỏ lẻ chịu rủi ro lớn từ sâu bệnh, dịch hại nên thường phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để có năng suất tốt, mẫu mã đẹp mà ít quan tâm đến dư lượng hóa chất. Vì vậy, cần giúp nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm an toàn. Đó là thông tin được chưa sẻ tại hội thảo “Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm, an toàn và hiệu quả hướng đến hệ thống thực phẩm bền vững” do Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) và Tổ chức Corp Life Châu Á (CLA) tổ chức ngày 25./1 tại Hà Nội.
Giai đoạn 2019-2022, CLA trực tiếp hỗ trợ Trung tâm Phát triển nông thôn (RUDEC) thuộc IPSARD và các đối tác quốc tế (Kynetec, Ideas42) nghiên cứu đánh giá nhận thức của nông dân về vai trò của hóa chất nông nghiệp và hành vi sử dụng để có giải pháp cải thiện. Cuộc nghiên cứu đánh giá của nông dân về vai trò của hóa chất nông nghiệp do RUDEC và Kynetec thực hiện năm 2019 đã phỏng vấn 520 nông dân trồng lúa, cà phê, chè, cao su, cây có múi, xoài, thanh long tại 7 vùng trồng và 36 chuyên gia (nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý, doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật).
Theo bà Aichen Kueh, Giám đốc điều hành Kynetec, qua nghiên cứu cho thấy, nông dân vẫn phụ thuộc và coi thuốc bảo vệ thực vật đóng góp quan trọng cho đầu ra sản xuất nông nghiệp cả về sản lượng lẫn chất lượng. Nông dân trồng cây lương thực, cây ăn quả (lúa, xoài, thanh long, cây có múi) đánh giá cao đóng góp của thuốc bảo vệ thực vật hơn so với nông dân trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê).
Để nghiên cứu hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, RUDEC phối hợp với Ideas42 – một tổ chức quốc tế chuyên nghiên cứu về khoa học hành vi đã khảo sát 180 hộ trồng lúa, chè, xoài, cam và phỏng vấn chuyên sâu với 50 cán bộ bảo vệ thực vật, khuyến nông, công ty, cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật, người thu gom nông sản, công ty xuất khẩu. 
Một trong những vấn đề được chỉ ra từ nghiên cứu là nông dân có rất ít, hoặc chưa nhận thức đầy đủ về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như cách thức quản lý dư lượng từ khâu canh tác. Nguyên nhân là do nông dân không trực tiếp nhận được phản hồi về mức dư lượng trên cây trồng từ người thu mua. Nông dân không có cách kiểm tra dư lượng mà chỉ quan tâm tới năng suất, sản lượng và mẫu mã sản phẩm sau thu hoạch. Nông dân tuân theo một số (không phải toàn bộ) các nguyên tắc sử dụng thuốc.
Người nông dân sản xuất nhỏ lẻ, chịu áp lực lớn về rủi ro nên phải làm mọi cách để có năng suất, có lợi nhuận. Ở mô hình chuỗi hợp tác hiện nay, nông dân sản xuất nhỏ cũng phải tuân thủ quy định của chuỗi và đang dần từng bước thay đổi hành vi sử dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật.
Ông Hoàn Vĩnh Long, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng, để thay đổi hành vi nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì yếu tố chính là thu nhập. Dẫn chứng ở ngành chè, nông dân trồng xuất khẩu phải tuân thủ các điều kiện chặt chẽ về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng giá bán không cao hơn so với người trồng chè bán trong nước không chịu sự ràng buộc. “Doanh nghiệp phải có trách nhiệm hướng dẫn nông dân, giúp họ thay đổi thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn đảm bảo được năng suất, chất lượng sản phẩm cao, thu nhập phải cao hơn chính là động lực để thay đổi hành vi”, ông Long chia sẻ.
Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật nhấn mạnh không thể chối bỏ vai trò của thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực nhưng nếu không sử dụng đúng cách, lạm dụng nó thì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, môi trường sinh thái. Mọi giải pháp mà Cục Bảo vệ thực vật, các địa phương, doanh nghiệp… đều hướng đến loại bỏ hoạt chất độc hại, giảm thiểu tối đa việc sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển bền vững. Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục đồng hành cùng các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà khoa học… để có giải pháp tổng thể trong phát huy vai trò của thuốc bảo vệ thực vật cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ, tác hại của nó để nâng cao giá trị nông sản, hướng tới phát triển bền vững.
Chiến dịch “Môi trường sạch - Cuộc sống xanh” là chiến dịch được triển khai, bám sát theo định hướng: "Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030” ban hành tại Quyết định số 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2015. Đến năm nay, chiến dịch đã diễn ra ở 4 tỉnh: Lâm Đồng, An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ.

Người nông dân gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng để đổi nhu yếu phẩm.
Trong chiến dịch này, người nông dân thu gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng bị vứt lại trên đồng ruộng, trong các vườn cây ăn quả, nơi công cộng... để mang đến các điểm cân quy đổi lấy những phần quà gồm áo mưa, khẩu trang hoặc các loại nhu yếu phẩm thiết yếu như đường, dầu ăn, hạt nêm. Sau đó, toàn bộ vỏ bao, gói, chai thuốc bảo vệ thực vật được chuyển giao đến các đơn vị có đủ năng lực xử lý theo đúng tiêu chuẩn về an toàn, sức khỏe.
Từ kinh nghiệm thực tiễn và tiềm năng nghiên cứu, Syngenta luôn đưa ra các sản phẩm mới quản lý về dịch hại, để giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên các loại cây trồng sẽ giúp nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm áp lực tác động đến môi trường. Doanh nghiệp này cũng nghiên cứu giải pháp giảm lượng nước tưới, giảm lượng phân bón vô cơ… để xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, tạo ra nông sản an toàn, chất lượng cao.
Như vậy để phát triển nền nông nghiệp hiện nay không chỉ nhìn vào sự gia tăng năng suất nữa mà bên cạnh đó phải đáp ứng được các tiêu chí về bảo vệ môi trường, nông sản không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, an toàn với người tiêu dùng, sử dụng nước ít hơn để giảm tác hại cho môi trường tự nhiên… Với chiến dịch “Môi trường sạch - Cuộc sống xanh” nhằm giúp người dân có trách nhiệm hơn để góp phần tham gia gây dựng môi trường trong lành sạch sẽ, an toàn và đáng sống cho các miền quê, nông thôn Việt Nam. 
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ngày 2/12) đã ban hành Thông tư số 19/2022/TT-BNHPTNT về Danh mục Thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục Thuốc Bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, thay thế cho Thông tư số 19/2021/TT-BNNPTNT. Thông tư mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/1/2023.
Theo các phụ lục ban hành kèm thông tư này, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam bao gồm 1.758 hoạt chất với 4.374 tên thương phẩm. Trong đó, nhóm thuốc trừ sâu chiếm nhiều nhất với 689 hoạt chất và 1.670 tên thương phẩm. Tiếp đến là thuốc trừ bệnh có 651 hoạt chất với 1.492 tên thương phẩm, thuốc trừ cỏ có 256 hoạt chất với 765 tên thương phẩm.
So với thông tư cũ, thông tư mới có thêm 79 hoạt chất với 301 tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, chủ yếu nằm trong nhóm thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ. Thông tư này vẫn giữ nguyên 31 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam bao gồm các hoạt chất  2.4.5 T, Captan, Captafol, Methamidophos, Aldrin, Carbofuran, Chlordane, Methyl Parathion, Parathion Ethyl, BHC, Lindane…
Từ năm 2017 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã loại bỏ 12 hoạt chất gồm Carbendazim, Thiophanate Methyl, Benomyl, Paraquat, 2, 4D, Acephate, Diazinon, Zinc Phosphide, Malathion, Chlorpyrifos ethyl, Fipronil, Glyphosate với 1.706 tên thương phẩm có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sưc khỏe con người, vật nuôi và môi trường.
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3