Bài 3: Người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết và tự bảo vệ sức khỏe bản thân


(CHG) Những năm qua, đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc rượu mà nguyên nhân do sản phẩm rượu có pha tạp chất methanol. Có nạn nhân tử vong, có nạn nhân thoát khỏi tử thần, nhưng để lại nhiều di chứng. Do đó người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết, cũng như không lựa chọn những sản phẩm rượu không có nhãn mác, thương hiệu, nguồn gốc hoặc có chứa methanol với hàng lượng cao. 


Ngộ độc rượu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, và tính mạng của người sử dụng rượu. Nguyên nhân chính được cho là do người dùng đã sử dụng sản phẩm rượu có chứa tạp chất methanol. Đây là vấn đề mà xã hội và các cơ quan chức năng quan tâm hiện nay..... Khi các vụ ngộ độc rượu chủ yếu là do sử dụng các sản phẩm rượu không có nhãn mác, thương hiệu, nguồn gốc hoặc có chứa methanol với hàm lương cao. 
Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm. 
Ethanol được lên men từ tinh bột như ngũ cốc, các loại rau củ có chứa tinh bột hoặc đường. Khác với ethanol, methanol chủ yếu được lên men từ nguyên liệu có chứa cellulose (gỗ). Trong thực phẩm chỉ có ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là có thể được sử dụng để sản xuất các đồ uống có cồn, còn methanol là thứ gây độc, thường được dùng như dung môi để hòa tan các chất hữu cơ hoặc vô cơ. 
Khi được uống vào cơ thể người, các loại rượu sẽ được chuyển hóa ở gan dưới tác dụng của men ancohol dehydrogenase thành andehyd, sau đó nhanh chóng chuyển thành acid và sản phẩm chuyển hóa cuối cùng là CO2 và nước. Khác với Ethanol, sản phẩm chuyển hóa của methanol là acid formic. Chính acid formic được xem là thủ phạm gây ngộ độc methanol. 
Tuy nhiên, các trường hợp ngộ độc rượu đều được phát hiện khi có hàm lượng methanol rất cao trong cơ thể. Sau khi uống từ 1 đến 2 ngày, methanol trong cơ thể chuyển hóa thành axit formic rất độc. Máu bị nhiễm axit khiến bệnh nhân thở nhanh và sâu giống như khó thở; tổn thương mắt gây nhìn mờ, nặng hơn có thể gây mù; thậm chí phù não, hôn mê, hoại tử não và tử vong. 
Để hạn chế tối đa việc ngộ độc rươu và đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng cần lưu ý các vấn đề sau khi mua, lựa chọn sản phẩm rượu: 
Trước hết, rượu sản xuất để tiêu thụ ở trong nước và rượu nhập khẩu đều phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định gồm một số thông tin bắt buộc trên nhãn như: tên sản phẩm; tên, địa chỉ người chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, định lượng sản phẩm, hàm lượng ethanol, thông tin cảnh báo (nếu có)… 
Nên mua ở các cửa hàng có uy tín, thương hiệu… và những nơi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh thực phẩm nói chung, có giấy phép kinh doanh rượu nói riêng (trừ hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ). Không nên mua sản phẩm rượu trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. 
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đây là hoạt động thuộc danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Do đó, trong quá trình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, người bán hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy… 
Tranh biếm hoạ về hệ luỵ của bia rượu. Ảnh: qdnd.vn
Về chất lượng và an toàn thực phẩm, các tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, phải thực hiện công bố sản phẩm rượu, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán co cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại. Thủ tục công bố sản phẩm phải tuân theo quy định của pháp luât về an toàn thực phẩm, và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác; Rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định. 
Bản thân rượu cũng là chất có thể gây độc hại cho cơ thể khi bị lạm dụng. Sử dụng rượu, bia nhiều có hại đến sức khỏe người sử dụng và tác động xấu đến gia đình, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế. Do đó, Chính phủ đã ban hành Luật Phòng chống tác hại bia rượu, bia năm 2019, quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống tác hại của rượu bia. 
Để làm tốt công tác phòng chống ngộ độc rượu, công tác truyền thông cần được đẩy mạnh hơn nữa, để người dân hiểu sâu sắc về những tác hại của việc lạm dụng rượu, cũng như việc sử dụng rượu không đảm bảo an toàn. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, phải có giấy phép và tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu. 
Để phòng chống ngộ độc rượu, người dân tuyệt đối không uống các loại rượu không rõ nguồn gốc, kém chất lượng; không sử dụng các loại rượu được pha chế từ nhiều loại rượu khác nhau. Người dân tuyệt đối không sử dụng các loại rượu có chứa cồn công nghiệp; không uống rượu khi bụng đói hoặc khi có các dấu hiệu mệt mỏi. Khi có biểu hiện ngộ độc rượu, cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ, cấp cứu kịp thời. 
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, người dân không nên uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính, hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân; không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng methanol>0,1%, vì có thể gây mù mắt và tử vong; không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên, và vượt quá 30ml/người/ngày. Khi có bất cứ triệu chứng bất thường nào xảy ra khi sử dụng rượu, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để xử lý cấp cứu, bảo toàn tính mạng. 
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, người dân cần lưu ý các biểu hiện khi bị ngộ độc rượu nặng, nguy hiểm như bất tỉnh, gọi hỏi không biết, co giật; tê, yếu chân tay hoặc một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo; thở khò khè, ứ đọng đờm, rãi ở miệng, họng, ho yếu, thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở, có thể hít sâu và nhịp thở nhanh; da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh; đại tiện, tiểu tiện ra quần hay tiểu tiện ít hơn bình thường; nhìn mờ, nhìn một vật thành hai; nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng; mệt nhiều… Nếu người bệnh có một trong các dấu hiệu nặng như vừa nêu, hoặc khi thấy bệnh nhân ngủ lâu không tỉnh, không ăn uống được gì hoặc nôn nhiều… thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được theo dõi và xử trí kịp thời. 
Trong trường hợp gia đình có người thân hoặc bạn bè uống rượu, cách tốt nhất là khuyên họ ăn thêm tinh bột hoặc uống thêm nước trái cây, uống sữa, nước canh, nước cháo loãng để bù năng lượng cho cơ thể. Với các loại thực phẩm giải rượu, hầu như không có tác dụng trong việc chống say rượu. 
Nếu muốn sử dụng rượu, nên uống sau giờ làm việc, không điều khiển phương tiện giao thông khi uống rượu. Đặc biệt, những người trẻ tuổi, người gầy yếu, suy dinh dưỡng, phụ nữ, người mắc bệnh tim mạch, bệnh hô hấp… không nên sử dụng rượu bia vì rất ảnh hưởng đến sức khỏe. 
Do nhiều lý do, tình trạng lạm dụng rượu bia vẫn xảy ra phổ biến ở khắp nơi. Nguy hiểm ở chỗ, vị giác và khứu giác con người không thể phân biệt được đâu là rượu ethanol và đâu là rượu chứa độc chất methanol. Cách duy nhất để phân biệt là thực hiện xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Việc các cơ quan chức năng liên tục thực hiện kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất rượu; xử lý nghiêm tình trạng sản xuất, kinh doanh rượu kém chất lượng; đẩy mạnh tuyên truyền tác hại của việc lạm dụng rượu bia cũng như khuyến cáo người dùng trong việc mua và sử dụng rượu… là những giải pháp quan trọng và cần thiết để nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc rượu.  
Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Quảng Trị: Xử phạt và tịch thu 5 tấn đường cát trắng nhập lậu

(CHG) Ngày 02/5/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, với số tiền 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3