Bảo hiểm xe máy: Bỏ hay giữ?


(CHG) Trước phản ứng của dư luận về việc: Bảo hiểm xe máy không phát huy được tác dụng và lợi ích bảo vệ người tiêu dùng. Hàng loạt vấn đề đặt ra: Bỏ hay giữ quy định mua bảo hiểm xe máy? Nếu giữ thì có nên chuyển từ chế độ bắt buộc sang chế độ tự nguyện, để các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nâng cao tính cạnh tranh, hướng trọng tâm vào việc đảm bảo quyền lợi người mua và sử dụng bảo hiểm xe máy?  
Chứng nhận bảo hiểm xe máy. 
Bảo hiểm xe máy: Mua hay không mua?
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Giao thông đường bộ, chủ xe máy phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và phải mang theo bảo hiểm khi đi đường. Cũng theo quy định tại điểm d khoản 2, Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 03/2021/NĐ-CP, người tham gia giao thông phải mang theo bảo hiểm xe máy bắt buộc.
Nếu người điều khiển xe không có, hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe máy) còn hiệu lực, thì bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Chi phí mua bảo hiểm xe máy chỉ 66.000 đồng/năm đối với xe máy trên 50cc và 55.000 đồng/năm đối với xe dưới 50cc là không nhiều. Để tránh bị phạt, người đi xe máy sẵn sàng bỏ chi phí đó để mua bảo hiểm. Bởi lẽ số tiền bị phạt còn nhiều hơn số tiền để mua bảo hiểm. 
Tuy nhiên, không thể trông chờ vào việc bồi thường từ bảo hiểm xe máy khi xảy ra tai nạn. Lý do là việc hồ sơ thanh toán bảo hiểm quá rắc rối, thậm chí gây nản lòng cho người đã mua bảo hiểm. Để được hưởng bảo hiểm xe máy, theo điều 14 Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định về “Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”, có đến 20 loại giấy tờ cần phải thực hiện.
Theo thống kê, sau 10 năm triển khai Nghị định số 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, tỉ lệ chi trả bảo hiểm xe máy vẫn ở mức rất thấp, gần 6% năm 2019 (45 tỷ đồng chi trả trên 765 tỷ đồng phí bảo hiểm), trong khi tỉ lệ chi trả của bảo hiểm ô tô là khoảng 33%, bảo hiểm cháy nổ là 31%.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) cho biết, ngay cả khi thủ tục bồi thường bảo hiểm được đơn giản hóa theo Nghị định 03/2021, tỉ lệ bồi thường bảo hiểm xe máy vẫn chỉ ở mức 2% trong 6 tháng đầu năm 2022.
Như vậy, mua bảo hiểm xe máy thì rất dễ do chi phí thấp, nhiều đơn vị bán bảo hiểm. Nhưng việc thanh toán bồi thường bảo hiểm thì rất khó. Câu hỏi đặt ra vẫn là bảo hiểm xe máy liệu đã bảo vệ được đúng và đủ quyền lợi của người tiêu dùng hay chưa? 
Bán bảo hiểm bán ngay vỉa hè, có nên bỏ bảo hiểm xe máy?
Các cơ quan chức năng cần xem xét về hiệu quả của bảo hiểm xe máy
Hiện nay, sau 3 thập niên triển khai thực hiện, chính sách bảo hiểm xe máy đã bộc lộ nhiều bất cập, mặc dù những điều này đã được quy định tại các văn bản luật, nghị định và có các văn bản hướng dẫn thi thành chi tiết. Tuy nhiên, con số thống kê về chi trả bảo hiểm cho thấy, hiệu quả của chính sách này rất thấp.
Mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất mua bảo hiểm xe máy dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên, thay vì bắt buộc như hiện nay. Đề xuất này nhận được sự đồng tình của nhiều người dân. 
Không riêng việt Nam, nhiều nước trên thế giới không xếp bảo hiểm này vào loại hình thương mại mà chỉ xem như chính sách an sinh xã hội. Nếu là loại bảo hiểm bắt buộc thì phải luôn đảm bảo người bị nạn được quyền lợi bồi thường, dù người gây tai nạn có điều kiện tài chính hay không. Về nguyên tắc, khi bảo hiểm xe máy không bảo đảm phần lợi ích lớn hơn chi phí, thì không nên làm khó người dân bằng những quy định ràng buộc. 
Hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chỉ chú trọng vào khâu bán sản phẩm, mà bỏ qua khâu tư vấn cho người mua về quyền lợi và các thủ tục cần thiết để thanh toán bồi thường. 
Người mua bảo hiểm, phần lớn là để đối phó chứ chưa thực sự quan tâm tới quyền lợi của bản thân nếu xảy ra sự cố. Chưa kể, lợi dụng chính sách của Nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chạy đua thị phần bằng chi phí, trả hoa hồng cho người bán bảo hiểm xe máy lên tới 70% doanh thu, khiến nguồn quỹ dành cho việc bồi thường còn lại rất hạn hẹp.
Nhiều chuyên gia đề xuất thu hẹp phạm vi chủ thể có nghĩa vụ bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giới, theo hướng loại trừ xe máy. Ông Trần Nguyên Đán - chuyên gia bảo hiểm cho rằng, tỉ lệ bồi thường ở mức thấp chứng tỏ chính sách an sinh không đạt mục tiêu đề ra ban đầu. Các nước trên thế giới vẫn bắt buộc loại bảo hiểm này, vì thực hiện bồi thường hiệu quả. Trong khi đó, tỉ lệ chi bồi thường tại Việt Nam thấp, thông tin cũng không minh bạch và công khai. Do đó, không có lý do gì bắt buộc người dân phải mua khi quyền lợi gần như không được.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc bán bảo hiểm đại trà như hiện nay là sự lãng phí nguồn lực rất lớn. Nếu chuyển loại bảo hiểm xe máy sang dạng tự nguyện, thời gian đầu doanh nghiệp có thể sẽ không có doanh thu. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải “thiết kế lại” sản phẩm bảo hiểm cho phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân hơn là đáp ứng các điều kiện cứng của Bộ Tài chính. Tiếp theo, việc bồi thường bảo hiểm cũng sẽ được cải thiện nhằm thuyết phục được người dân mua và tin tưởng vào chế độ thanh toán, bồi thường thiệt hại khi xay ra tai nạn.
Khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm xe máy phải cạnh tranh bằng thực lực, triển khai hệ thống bán hàng, tư vấn, thanh toán bồi thường hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Đến nay, Bộ Tài chính và Hiệp hội Bảo hiểm vẫn giữ quan điểm cần bắt buộc loại bảo hiểm này, bất chấp các con số thống kê về việc bồi thường đang ở mức rất thấp. Bộ Tài chính cho rằng, số vụ tai nạn giao thông do mô tô hai bánh, xe gắn máy, xe máy chiếm 70% tổng số vụ tai nạn giao thông đường bộ. Hậu quả tai nạn có thể gây thiệt hại nặng về tính mạng của người ngồi trên xe. Do đó, cần phải bắt buộc chủ xe mua bảo hiểm xe máy để nạn nhân có thể được bồi thường bảo hiểm.
Như vậy, câu chuyện bỏ hay giữ bảo hiểm xe máy không phải là vấn đề trọng tâm mà chính là việc giải quyết triệt để các vấn đề còn vướng mắc trong việc bồi thường, thanh toán bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thong, để khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn mua sản phẩm bảo hiểm. 
Nếu vẫn muốn theo đuổi nguyên tắc bắt buộc phải mua bảo hiểm, thì Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng cần có hành động quyết liệt hơn, để doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nâng tỷ lệ bồi thường bảo hiểm, thì mới thuyết phục được người dân tham gia loại hình bảo hiểm bắt buộc này.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3