Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Trách nhiệm và cơ hội của doanh nghiệp


Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ là trách nhiệm doanh nghiệp phải thực hiện mà cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển và vươn lên trong kinh doanh.

Tại tọa đàm “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Nâng cao thương hiệu, uy tín doanh nghiệp do Báo Công Thương phối hợp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức, bà Trần Kim Nga, Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam đã có những chia sẻ thiết thực về câu chuyện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở góc nhìn doanh nghiệp.

Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam là một trong những đại siêu thị - “mắt xích” quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. MM Mega Market Việt Nam đã làm gì để quyền của người tiêu dùng được đảm bảo, nhất là đáp ứng quyền được tiếp cận thông tin một cách minh bạch, an toàn, thưa bà?

Tiêu chí của chúng tôi là người tiêu dùng có quyền được hưởng những gì tốt đẹp nhất, về cả chất lượng sản phẩm, giá cả và dịch vụ. Hiện nay MM Mega Market có 21 trung tâm phân phối trên toàn quốc. Chúng tôi có 5 trạm cung ứng hàng tươi sống và các kho hàng hóa để cung ứng trên khắp cả nước, tạo thành một chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn.

Để vào được hệ thống MM Mega Market, hàng hóa luôn phải qua khâu kiểm duyệt rất chặt chẽ thông qua bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm. Các mặt hàng tươi sống được sản xuất theo quy chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP.

Đặc biệt, thông tin sản phẩm cũng được đảm bảo minh bạch. Các sản phẩm thương hiệu We are fresh của chúng tôi có mã QR trên mỗi bao bì, khách hàng có thể dùng điện thoại thông minh scan mã để thấy được thông tin sản phẩm. Ví dụ với một bó rau, khách hàng có thể nhìn được sản phẩm do trang trại nào trồng, thu hoạch ngày nào, đóng gói ngày nào…

Có thể nói, các doanh nghiệp hiện đang mang trên mình một trách nhiệm rất nặng nề, bởi vì mỗi một hành vi kinh doanh trách nhiệm có thể đem lại lợi ích cho số đông người tiêu dùng. Nhưng ngược lại, bất kỳ một hành vi vi phạm nào cũng có thể đem lại những hậu quả nặng nề cho số lượng lớn người tiêu dùng. Vậy MM Mega Market Việt Nam đã ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình như thế nào trong việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, thưa bà?

Tôi rất đồng tình với nhận định rằng mỗi một hành vi kinh doanh đúng đắn sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người, nhưng cùng với đó, những hành vi kinh doanh không đúng đắn cũng có thể làm tổn hại đến rất nhiều người tiêu dùng.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Trách nhiệm và cơ hội của doanh nghiệp
Bà Trần Kim Nga, Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam

Thẳng thắn mà nói, những gì chúng ta làm tốt chưa chắc được lưu lại và lan tỏa rộng, nhưng nếu chúng ta làm điều gì không tốt, điều đó có thể được lan truyền rất nhanh, đó là thực tế hiện nay. Người tiêu dùng có thể truyền miệng nhau, có thể chia sẻ lên mạng xã hội. Họ mua một sản phẩm có lỗi, có vấn đề, họ có thể ngay lập tức chụp lại và truyền đi trên mạng xã hội, dẫn đến việc người ta sẽ đưa ra những nhận định không tốt về doanh nghiệp, về sản phẩm.

Do đó, chúng tôi nhận thấy vấn đề bảo đảm chất lượng hàng hóa cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ là trách nhiệm doanh nghiệp phải thực hiện mà cũng là cơ hội để chúng tôi phát triển và vươn lên trong kinh doanh. Nếu chúng tôi làm tốt, khách hàng sẽ đến với chúng tôi trong tâm thế thoải mái, yên tâm lựa chọn được sản phẩm đảm bảo về chất lượng, từ đó doanh nghiệp sẽ có được sự tín nhiệm, tin dùng của khách hàng. Khách hàng có thể giúp doanh nghiệp lan tỏa đến nhiều người tiêu dùng khác. Ngược lại, đối với những đơn vị không kinh doanh theo hướng bền vững, vì cái lợi trước mắt mà cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, tác hại gây ra vô cùng lớn, không chỉ ngay hôm nay, ngày mai mà sẽ để lại hệ quả rất lâu dài.

Chính vì vậy, MM Mega Market rất đề cao tính chính trực và đạo đức trong kinh doanh. Trong trường hợp có vấn đề gì xảy ra, chúng tôi chủ động liên hệ với khách hàng. Trên mỗi hóa đơn chúng tôi in ra đều có mã QR, khách hàng có thể gửi phản ánh ngay lập tức hoặc có thể gọi điện cho bộ phận chăm sóc khách hàng của MM. Khi nhận được phản ánh, chúng tôi liên hệ ngay với nhà sản xuất để đưa ra phương án xử lý kịp thời, nếu cần thiết sẽ tạm thời rút các sản phẩm có vấn đề ra khỏi quầy, kệ, cho đến khi giải quyết mọi việc rõ ràng.

Chúng tôi nhận định rằng, giữ được đạo đức kinh doanh, hành vi kinh doanh tốt chính là xây dựng thương hiệu của công ty trong mắt người tiêu dùng. Người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn, nhưng làm sao để họ tin yêu, quay lại với chúng tôi, đó là điều rất quan trọng.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 vừa được ban hành đã có những quy định rất cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, nhằm kiến tạo một môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, lấy người tiêu dùng làm thước đo cho sự phát triển thị trường. Tuy nhiên để Luật đi vào cuộc sống cần có thời gian nhất định, vậy MM Mega Market Việt Nam có thêm những đề xuất, kiến nghị gì gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước? Và tại MM Mega Market, định hướng bảo vệ khách hàng, người tiêu dùng được đặt ra như thế nào, thưa bà?

Về phía MM Mega Market, chúng tôi đánh giá cao Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2023. Đây cũng là thước đo để các doanh nghiệp phải tự nhìn nhận, căn chỉnh lại mình, làm sao thực hiện đúng các quy định luật đã đề ra. Theo tôi, đây là cơ hội tốt để chúng ta tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cũng như để ngành bán lẻ phát triển bền vững.

Để luật đi vào cuộc sống, tôi nghĩ cần có sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, các tổ chức, doanh nghiệp phải phối hợp với nhau chặt chẽ. Có lẽ các nhà bán lẻ Việt Nam, các hiệp hội liên quan đến ngành bán lẻ nên lập ra một nguyên tắc chung về vấn đề chất lượng của sản phẩm cũng như tiêu chí cho người tiêu dùng có thể lấy làm thước đo để biết quyền lợi của mình ở đâu, các doanh nghiệp có chất lượng như thế nào trong việc phục vụ người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Trách nhiệm và cơ hội của doanh nghiệp
Hiện nay MM Mega Market có 21 trung tâm phân phối trên toàn quốc

Về phía MM Mega Market, chúng tôi luôn luôn lắng nghe và cũng có các kênh để kết nối với khách hàng, các đơn vị, ban ngành. Luôn luôn lắng nghe để biết xem có điểm nào cần chỉnh lại cho tốt hơn, làm sao để nâng cao chất lượng hàng hóa và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, tôi nghĩ cần có sự phối hợp về truyền thông cho các nội dung trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vì nội dung luật thông thường rất dài, chi tiết, mình cần đưa ra và làm rõ những điểm chính, những điểm quan trọng nhất để doanh nghiệp và người tiêu dùng dễ dàng nắm bắt, trong việc này, vai trò của các cơ quan thông tấn, báo chí cũng rất quan trọng.

Với chủ đề Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 là: “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”, MM Mega Market Việt Nam sẽ có những hành động và cam kết gì nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, từ đó ngày càng nâng cao thương hiệu, uy tín của MM Mega Market Việt Nam, thưa bà?

Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một trong những mục tiêu hàng đầu của MM mega Market; chúng tôi đầu tư vào hệ thống, đầu tư vào con người để đem đến cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất.

MM Mega Market đặt ra 3 tôn chỉ trong việc sản xuất kinh doanh. Thứ nhất, về hàng hóa, phải đảm bảo chất lượng để khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm của mình. Thứ hai, về giá cả, cần có những chương trình tiết giảm chi phí trong doanh nghiệp để khách hàng được hưởng giá thành tốt nhất. Thứ ba, về dịch vụ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng để làm sao khách hàng không chỉ tập trung vào mua sắm mà còn có thể tận hưởng cảm giác vui vẻ, thoải mái khi vào siêu thị.

Bên cạnh đó, chúng tôi rất mong muốn được tham gia vào các tọa đàm, diễn đàn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nghiên cứu, đóng góp xây dựng môi trường bán lẻ, ngành bán lẻ bền vững. Hiện nay, MM Mega Market đang thực hiện các chương trình hành động liên quan đến sản xuất xanh, kinh doanh xanh, đặt mục tiêu đạt Net Zero (mức phát thải ròng bằng 0) vào năm 2040.

Xin cảm ơn bà!

Nguồn: Báo Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3