Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế số


(CHG) Hành lang pháp lý thúc đẩy hoạt động chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã và đang được hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn cần có sự tham gia quyết liệt của các đơn vị chức năng, sự vào cuộc tích cực của người tiêu dùng thì mới mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là đối với nhóm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưa thích lựa chọn sử dụng hàng Việt.
Thêm nhiều công cụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 
Phát biểu tại Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3/2023 vừa qua tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Tân cho biết, trong năm 2022, Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu và được đánh giá cao về nội dung, chất lượng. Hệ thống Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 tiếp tục mở rộng, tạo nền tảng nâng cao chất lượng tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng, đồng thời cung cấp thông tin đầu vào cho việc xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 
Về công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, Bộ trưởng Bộ Tài chính Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia Hồ Đức Phớc cũng yêu cầu, cần đặt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lên hàng đầu để vận động người dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. 
Vừa qua, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã kiến nghị Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nhiệm vụ được giao, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị 17; Chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng tiến hành đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện Chỉ thị, chủ động dự báo sát tình hình, đề ra những giải pháp trọng tâm trong thời gian tiếp theo, tiếp tục rà soát xử lý những khó khăn vướng mắc, tăng cường phối hợp liên ngành, thanh tra, kiểm tra, đấu tranh, xử lý triệt để các vi phạm đối với nhóm mặt hàng điều chỉnh của Chỉ thị 17; chú trọng thanh tra, kiểm tra công vụ, làm tốt công tác tổ chức cán bộ không để tiếp tay, móc nối, bảo kê cho mọi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cũng kiến nghị Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung nghiên cứu tiếp tục xử lý những khó khăn, vướng mắc: Tiếp tục rà soát tham mưu sửa đổi, bổ sung, ban hành thay thế, từng bước hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan, đảm bảo sự đồng bộ, chặt chẽ, toàn diện, thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, với nhóm mặt hàng chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả năng lực hoạt động của hệ thống kiểm nghiệm nhà nước, các cơ sở kiểm tra chất lượng đặc biệt là nhóm mặt hàng điều chỉnh của Chị thị 17, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cả về đội ngũ cán bộ kỹ thuật, trang thiết bị và nguồn kinh phí được bố trí đảm bảo; chủ động đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, giám sát chất lượng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền… phát hiện xử lý kịp thời mọi sai phạm. Phối hợp các ngành, lực lượng chức năng đặc biệt các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, kịp thời đưa ra khuyến cáo, dấu hiệu nhận biết đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.
Ngày 29/3/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 319/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025. Đề án cho thấy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp tự giác, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng. Bảo đảm hoạt động thương mại điện tử minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững tại Việt Nam
Theo các chuyên gia, với những biện pháp như nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các lực lượng chức năng, truyền thống nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, sự nỗ lực của các nhãn hàng, các doanh nghiệp làm ăn chân chính… thì việc tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý phải được xác định là giải pháp then chốt.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về an toàn dữ liệu cá nhân
Sự bùng nổ của thương mại điện tử và các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến tạo thuận lợi cho người tiêu dùng, nhưng cũng đang làm gia tăng mối lo về an toàn dữ liệu cá nhân.
Ngày 15/2, thảo luận về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đa số các Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cần làm rõ khái niệm người tiêu dùng là cá nhân, tổ chức; quy định rõ về “bán hàng trực tuyến”, các thủ tục rút gọn trong xét xử của Toà án đối với các vụ việc tranh chấp trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…
Theo báo cáo của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do Chủ nhiệm Lê Quang Huy trình bày tại Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khoá XV, đã có 171 ý kiến phát biểu góp ý về dự thảo luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Một trong những vấn đề dược dư luận và người tiêu dùng quan tâm là bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
 Dữ liệu cá nhân khi mua hàng cần được bảo vệ. Ảnh: Tấn Đạt
Dự thảo Luật đã quy định về giao dịch trên không gian mạng, trên nền tảng số… bổ sung, hoàn thiện nhiều cơ chế để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng như quy định chung về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng; trách nhiệm cụ thể của tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian; xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số…
Bên cạnh đó, dự thảo Luật còn có các quy định về trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, giao kết, chấm dứt hợp đồng, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hoá khuyết tật, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, không đúng công bố. 
Đồng thời, nội dung này cũng được điều chỉnh theo pháp luật về thương mại điện tử cũng như pháp luật có liên quan.
Nhiều ý kiến cũng đề nghị quy định rõ trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong trường hợp cung cấp dịch vụ không bảo đảm chất lượng, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng. 
Tổng Thư ký Quốc hội-ông Bùi Văn Cường cho rằng, đối với việc thu thập và sử dụng thông tin người tiêu dùng, cần cân nhắc để phù hợp với các giao dịch trực tuyến bởi thông tin cá nhân về địa chỉ, điện thoại phải được điền vào để thực hiện giao dịch, do đó, cần phải có quy định phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Đối với hoạt động tiếp thị, quảng cáo, tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng dữ liệu cá nhân của khách hàng được thu thập qua hoạt động kinh doanh của mình khi có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu. Việc xử lý dữ liệu cá nhân của khách hàng để kinh doanh tiếp thị, giới thiệu sản phẩm phải được sự đồng ý của khách hàng, trên cơ sở biết rõ nội dung, phương thức, tần suất giới thiệu sản phẩm.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nghị định quy định chặt chẽ về bảo vệ dữ liệu và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; đồng thời có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.
Theo Nghị định, dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể. Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
Nghị định cũng quy định rõ, tổ chức, cá nhân liên quan tới xử lý dữ liệu phải áp dụng các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn tình trạng thu thập dữ liệu trái phép từ hệ thống, dịch vụ của mình. Việc thiết lập các phần mềm, biện pháp kỹ thuật hoặc tổ chức thu thập, chuyển giao, mua, bán dữ liệu cá nhân khi không có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu là vi phạm pháp luật.
Nghị định cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu, cùng với đó là trách nhiệm của cơ quan, chủ thể, cá nhân trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Ngoài ra, Nghị định này còn áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, và những cơ quan, cá nhân tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam./.

Nước ta hiện có khối lượng người dùng internet rất lớn, với hơn 70% dân số, trong đó có 55% người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến; 72 triệu người dùng mạng xã hội, tất cả sẽ tạo ra một khối dữ liệu khổng lồ trên môi trường trực tuyến. Cần phải triển khai ngay các giải pháp để bảo đảm an ninh an toàn cho khối dữ liệu này nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho người tiêu dùng trong trường hợp dữ liệu bị đánh cắp hoặc bị tấn công.

(Còn nữa)
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3