Buôn lậu qua tuyến hàng không tăng đột biến trong quý 3


(CHG) Trong khi các tuyến “truyền thống” như đường bộ, đường sắt, đường biển giảm về số vụ vi phạm, hoạt động buôn lậu qua tuyến hàng không lại có chiều hướng tăng đột biến trong quý 3/2023.
Hơn 1.000 vụ vi phạm qua tuyến hàng không trong quý 3
Theo Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), quý 3/2023, lực lượng kiểm soát Hải quan đã phát hiện các vụ việc vi phạm liên quan đến khai báo hải quan, thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan nhằm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, ma túy, động vật hoang dã, tiền tệ qua biên giới; nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, trong đó nổi lên một số mặt hàng trọng điểm với phương thức thủ đoạn tinh vi.

Biểu đồ: Thái Bình.
Quý 3, toàn ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ, xử lý 4.835 vụ vi phạm, tổng trị giá hàng vi phạm 2.350,7 tỷ đồng, tăng 126 vụ và trị giá hàng vi phạm tăng 1.688,6 tỷ đồng so với cùng kỳ 2022.
Hết tháng 9, toàn Ngành đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 12.903 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 5.025 tỷ đồng; cơ quan Hải quan đã khởi tố 26 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 85 vụ; số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là 384,7 tỷ đồng.
Về kết quả đấu tranh với tội phạm ma túy, hết tháng 9, ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng (Công an, Bộ đội Biên phòng) phát hiện, bắt giữ 200 vụ, 217 đối tượng, trong đó cơ quan Hải quan chủ trì 90 vụ, tang vật thu được khoảng 1,4 tấn ma túy các loại.
Đáng chú ý, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới tăng đột biến ở tuyến hàng không về cả số vụ và trị giá hàng hóa vi phạm so với cùng kỳ năm 2022.
Cụ thể, trong quý 3, toàn Ngành đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 1.069 vụ vi phạm qua tuyến hàng không, tổng trị giá tang vật vi phạm hơn 802,3 tỷ đồng, tăng tăng 856 vụ, và tăng hơn 759 tỷ đồng trị giá hàng vi phạm so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thống kê, tỷ lệ số vụ bắt giữ qua tuyến hàng không chiếm hơn 22% trong tổng số vụ vi phạm do toàn Ngành phát hiện trong quý 3, trong khi con số này của cùng kỳ năm ngoái chỉ là 4,5%.
Các vụ việc vi phạm trên tuyến hàng không liên quan đến khai báo hải quan, thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan nhằm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, ma túy, động vật hoang dã, tiền tệ qua biên giới; nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Vi phạm trên bộ, trên biển giảm số vụ nhưng tăng trị giá
Trên tuyến đường biển, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới giảm về số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa vi phạm. Trong quý 3, toàn Ngành phát hiện, bắt giữ, xử lý 1.157 vụ vi phạm qua tuyến này, tổng trị giá hàng vi phạm gần 395 tỷ đồng, giảm 338 vụ, nhưng trị giá hàng hoá tăng 215,785 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.
Tượng tư, trên tuyến đường bộ, đường sắt cũng giảm về số lượng vụ việc bắt giữ và xử lý nhưng tăng về trị giá hàng vi phạm. Địa bàn bàn tập trung ở các khu vực giáp biên giới Trung Quốc, Lào và Campuchia; hàng hoá vận chuyển trái phép qua biên giới chủ yếu là pháo nổ, thuốc lá điếu, đường kính, hàng bách hoá...
Trong quý 3 có 2.535 vụ, tổng trị giá hàng vi phạm gần 1.150 tỷ đồng được phát hiện qua tuyến đường bộ, đường sắt, giảm 466 vụ so với cùng kỳ năm 2022, nhưng trị giá hàng vi phạm tăng 710 tỷ đồng.
Đặc biệt, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại tại tuyến đường bộ nổi lên hiện tượng doanh nghiệp lợi dụng việc khai sai tên hàng, mã HS đối với hàng hoá là nguyên liệu may mặc (vải sợi, sợi,...), nguyên liệu sản xuất thuốc, mặt hàng sữa tươi (thành phần có đường và không đường) để trốn thuế...
Một điểm đáng chú ý khác là, hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp, có chiều hướng gia tăng ở tuyến hàng không, chuyển phát nhanh, tuyến biên giới đường bộ, tuyến biển cả số vụ việc, số lượng tang vật vi phạm.
Tại tuyến hàng không tập trung chủ yếu qua cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng với nguồn cung từ các nước châu Âu, châu Mỹ. Trong đó có sự chuyển dịch từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ra sân bay quốc tế Nội Bài sau đó vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt vào phía Nam với các loại ma túy tổng hợp, các loại tân dược có chứa chất gây nghiện, hướng thần, cần sa...
Liên quan đến vi phạm qua tuyến hàng không, những ngày cuối tháng 9, lực lượng Hải quan liên tiếp phát hiện các vụ nhập lậu iPhone 15 Pro Max.
Ngày 23/9/2023, trong quá trình soi chiếu hành lý xách tay đối với hành lý của một nam hành khách quốc tịch Thái Lan nhập cảnh trên chuyến bay từ Bangkok (Thái Lan) đến Việt Nam, qua cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng (Cục Hải quan Đà Nẵng) phát hiện 20 điện thoại iPhone 15 Pro Max 256 GB (máy đã tháo hộp) cùng 20 hộp và bộ phụ kiện; tổng trị giá ước tính khoảng 700 triệu đồng.
Trước đó, liên tiếp trong 2 ngày 22-23/9, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Cục Hải quan TP HCM) và Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) đồng chủ trì phối hợp với các lực lượng thực hiện bắt giữ 2 lô hàng gồm 36 chiếc iPhone 15 Pro Max nhập lậu qua sân bay Tân Sơn Nhất. Hàng hóa được vận chuyển trên các chuyến bay từ Singapore và Thái Lan về Việt Nam.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Nai: Phát hiện hơn 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết đang thu giữ 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được phát hiện của một cơ sở kinh doanh và báo cáo trình Cục QLTT tỉnh xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Hai đơn vị kinh doanh xăng dầu tại Bình Thuận bị xử phạt 60 triệu đồng

(CHG) Ngày 13/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai đơn vị kinh doanh xăng dầu do vi phạm về điều kiện trong hoạt động kinh doanh.

Xem chi tiết
VĨNH LONG: Đẩy mạnh việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi…

(CHG) Trao đổi với PV, Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết địa phương quyết liệt triển khai các biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ em nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 05 tuổi, trong đó có công tác đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi…

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tăng cường kiểm tra, quản lý chất lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

(CHG) Ngày 7/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) đang tiếp tục điều tra vụ việc kinh doanh hàng cấm là phân bón chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Xử phạt 5 cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 6/9, Đội Quản lý Thị trường (QLTT) Số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái với tổng số tiền phạt lên đến 20 triệu đồng. Các cơ sở này bị phát hiện kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Xem chi tiết
2
2
2
3