Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết


(CHG) Theo Bộ Y tế, tính tới ngày 17/11 cả nước đã xảy ra 46 vụ ngộ độc thực phẩm, 601 người bị ngộ độc, trong đó có 14 người tử vong. Riêng trong tháng 11/2022, ghi nhận 3 trường hợp tử vong do ngộ độc. Vào những dịp Lễ, Tết nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra, do đó Cục An toàn phẩm đã đưa ra những lưu ý, các biện pháp an toàn thực phẩm.

Cảnh báo về ngộ độc thực phẩm gia tăng trong dịp nghỉ lễ, tết. Ảnh minh hoạ.

Một năm có nhiều ca ngộ độc thực phẩm 
Một sự việc 34 khách du lịch Đà Nẵng bị ngộ độc thức ăn hồi tháng 8.2022 là vụ việc thu hút sự quan tâm của dư luận. Tại thời điểm đó, bệnh viện 199, Bộ Công an đóng tại Thành phố Đà Nẵng tiếp nhận, cấp cứu 34 người trong trạng thái nghi ngộ độc thực phẩm như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, không sốt. Nghi ngờ ngộ độc thực phẩm nên bác sỹ đã tiến hành cấp cứu, xử lý an toàn.
Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận thông tin từ đoàn khách. Theo đó, đoàn khách gồm 120 người từ thị trấn Đông Triều, Quảng Ninh đến Thanh phố Đà Nẵng du lịch từ 7h sáng ngày 01/8/2022, lưu trú tại khách sạn Golden Sea, 242 đường Võ Nguyên Giáp, Sơn Trà, Đà Nẵng.
Ngày 1/8, đoàn ăn trưa tại nhà hàng M.P ở 85 đường Hồ Nghinh, quận Sơn Trà với các món ăn chủ yếu là hải sản. Tối cùng ngày, đoàn ăn tại nhà hàng T.S ở số 148 Nguyễn Tri Phương, quận Hải Châu. Trong thực đơn cũng phần lớn là các món hải sản chế biến, ngoài ra có thêm món gà nấu Cung đình, rau cải xào nấm, Đà điểu lúc lắc, canh rong biển nấu tôm và đậu non, dưa cà muối, cơm niêu, tráng miệng và trà đá.
Sáng ngày 2/8, liên tục có 34 người nhập viện cấp cứu với các triệu chứng tương tự nhau như: đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, không sốt, được cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh viện 199. 
Qua kiểm tra 2 nhà hàng mà đoàn khách đã ăn trưa và tối, Đoàn kiểm tra phát hiện có hiện tượng vi phạm như bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị không bảo đảm vệ sinh; không bảo quản riêng biệt giữa thực phẩm sống và thực phẩm đã qua chế biến chín dẫn đến nguy cơ nhiễm chéo, đồng thời nhà hàng chưa xuất trình các hồ sơ, giấy tờ pháp lý theo quy định.

Mới đây, vụ ngộ độc xảy ra tại Trường Ischool Nha Trang khiến 1 học sinh tử vong lại làm dư luận dấy lên lo ngại về nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Để tránh tình trạng ngộ độc, theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, người tiêu dùng cần thận trọng lựa chọn thực phẩm, chỉ mua sản phẩm rõ nguồn gốc, bảo đảm an toàn. 

Đặc biệt, dịp nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2023, các lễ hội đang đến gần, người dân không nên uống rượu khi không biết rõ nguồn gốc; không uống rượu ngâm lá, rễ cây, phủ tạng động vật hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân…

Tại Hà Nội, UBNND Thành phố đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm cấp huyện, kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và lễ hội Xuân năm 2023. 

Trong đó, cấp xã sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm, kiểm tra tại các lễ hội, cơ sở phục vụ, dịch vụ, cơ sở bán lẻ, chợ và thức ăn đường phố trên địa bàn xã, phường, theo phân cấp.

UBND TP.Hà nội cũng yêu cầu, các đoàn thanh, kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, các sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định hoặc có các vi phạm khác không được phép lưu thông trên thị trường. 
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm không được tiếp tục hoạt động, trước khi có biện pháp khắc phục…
Tại TP. Hồ Chí Minh, đây là địa bàn thu hút đông đảo người dân mua sắm, sử dụng các loại thực phẩm trong dịp cao điểm Lễ Tết, do đó hệ thống các siêu thị của TP Hồ Chí Minh sẽ chủ động tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào, cũng như có yêu cầu khắt khe với các đối tác cung cấp hàng hóa để đảm bảo an tòan thực phẩm đối với nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới. 
Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch công tác bảo đảm An toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa lễ hội Xuân 2023. Theo đó, Thành phố sẽ thành lập các đoàn kiểm tra chuyên ngành, liên ngành tập trung kiểm tra những doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm cũng như các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết như thịt và các sản phẩm từ thịt, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, rau, củ, quả, thực phẩm đông lạnh nhập khẩu… Hoạt động thanh kiểm tra này sẽ diễn ra xuyên suốt trong thời gia trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão, từ 15/12/2022-12/3/2023 trên khắp địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Những trường hợp vào viện do ngộ độc thực phẩm. Ảnh: VOV
Những khuyến cáo tới người tiêu dùng
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ y tế), một trong những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm là người dân nên lưu ý khi mua và chế biến các loại thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc như các loại hải sản, rau và hoa quả tươi… Bởi trong các loại hải sản, rau, thịt tươi sống đều có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Chẳng hạn như thịt heo, thịt bò sống cũng có thể nhiễm khuẩn salmonella, E.coli, yersinia và nhiều loại vi khuẩn khác. Do đó, cần phải có biện pháp chế biến và bảo quản phù hợp để bảo đảm vệ sinh và an tòan thực phẩm.
Bảo quản thực phẩm đúng cách
Chúng ta thường có thói quen bỏ những loại thực phẩm mua thừa vào tủ lạnh. Tuy nhiên, thực tế, mỗi loại thực phẩm sẽ có một cách bảo quản khác nhau. Do đó, nếu muốn phòng tránh ngộ độc thực phẩm thì bạn cần biết cách bảo quản thực phẩm đúng và an toàn. Việc thực hiện các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm là vô cùng cần thiết trong ngày Tết.
Chế biến thực phẩm an toàn
Khi chế biến thực phẩm bạn cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn nguyên liệu. Nên chọn những loại thực phẩm tươi ngon và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Theo đó, những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thường rất dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nóng bức.
Cẩn thận khi ăn uống bên ngoài
Lựa chọn quán ăn, nhà hàng phải đảm bảo an toàn thực phẩm. Phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu nên đặc biệt thận trọng khi ăn uống bên ngoài.
Có thể lựa chọn những hàng quán quen, có bếp ăn, sạch sẽ, bát đĩa, đồ dùng được giữ sạch và thức ăn cũng được chế biến cẩn thận.
Phòng ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch
Khi đi du lịch, bạn cần phải hết sức cẩn thận để tránh ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là khi du lịch ở những vùng xa xôi, hẻo lánh… Một số cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch bạn nên lưu ý như chuẩn bị các loại đồ khô, thực phẩm đóng gói và tiệt trùng, nên ưu tiên lựa chọn các loại thức ăn nóng và nấu chín.
Nên tránh ăn các loại đồ tươi sống, hạn chế ăn thức ăn đường phố và các loại trái cây bóc vỏ được bày bán sẵn.
Những lưu ý nêu trên tuy là những biện pháp để phòng tránh bị ngộ độc thực phẩm thường ngày, nhưng vào thời điểm mua sắm và vui chơi lễ hội trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán người tiêu dùng dễ bỏ qua. Theo khuyến cáo từ các cơ quan chức năng, việc thường xuyên quan tâm và áp dụng những biện pháp an toàn để phòng tránh bị ngộ độc thực phẩm sẽ giúp người tiêu dùng an toàn trong những ngày nghỉ lễ, Tết bên gia đình.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3