(CHG) Thời đại công nghệ số 4.0, thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng chủ lực, đang phát triển mạnh mẽ. Lợi dụng tâm lý người tiêu dùng, nhiều đối tượng đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản dưới hình thức tuyển cộng tác viên online.
Chiêu trò “tuyển cộng tác viên làm việc online”
Theo báo cáo toàn cảnh kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) nửa đầu năm 2022 của Công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn vừa được công bố mới đây, Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia trong bối cảnh phát triển vượt bậc sau đại dịch Covid-19.
Về thương mại điện tử, dữ liệu của Metric.vn cho thấy, 4 sàn thương hiệu nổi bật nhất Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo.
Tính từ tháng 11/2021 đến tháng 5/2022, Shopee chiếm thị phần lớn nhất thị trường Việt Nam hiện nay, với doanh số lên tới 43.118 tỷ đồng, chiếm 72% thị phần. Đứng thứ 2 là Lazada với 20,9% thị phần, tương ứng 12.539 tỉ đồng. Còn lại là Tiki và Sendo.
Theo số liệu Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), đà tăng trưởng của TMĐT đạt trên 20% trong năm 2021 với quy mô trên 16 tỉ USD. Dự báo mức tăng trưởng sẽ cao hơn nhiều trong năm 2022 nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19.
Nhiều hội nhóm "tuyển cộng tác viên online" xuất hiện trên mạng xã hội
Tính từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, có tới một nửa trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn. Có 99% người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai. Điều này cho thấy mức độ gắn bó rất cao với các dịch vụ, sản phẩm kỹ thuật số của người tiêu dùng Việt Nam.
Hãng Statista nhận định, thị trường Thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và có thể cán mốc 39 tỉ USD vào năm 2025.
Với tốc độ phát triển của thương mại điện tử như trên, trong bối cảnh kinh tế sau đại dịch Covid-19 còn chưa được khắc phục hết, các đối tượng lừa đảo đã thừa cơ, lách luật, lợi dụng tâm lý cả tin của người tiêu dùng để thực hiện các hành vi lừa đảo công nghệ cao với nhiều thủ đoạn tinh vi. Một trong số đó là “tuyển cộng tác viên” cho các sàn thương mại điện tử.
Để tiếp cận “con mồi”, những đối tượng lừa đảo đã tạo ra nhiều nội dung “tuyển cộng tác viên làm việc tại nhà. Lương 3-5 triệu. Không yêu cầu máy tính, kinh nghiệm, có thể dễ dàng kiếm thêm thu nhập một cách đơn giản, quan tâm nhắn tin qua zalo”. Thậm chí có những lời quảng cáo, mời gọi thiết lập chuỗi bán hàng đa cấp, thu nguồn tiền thụ động từ mạng lưới cộng tác viên khác.
Những đối tượng này thường tự giới thiêu là nhân viên của bộ phận chăm sóc khách hàng của các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada... cần tuyển người chốt đơn hàng, kiểm hàng, trả lời tin nhắn…
Người tham gia chỉ cần cung cấp tài khoản internet banking để nhận “hoa hồng” là có thể bắt đầu công việc. Họ sẽ được gửi một đường link sản phẩm trên Shopee có giá tiền và một số tài khoản ngân hàng “của hệ thống”.
Để tăng độ tin cậy, những đối tượng này yêu cầu người mua chuyển tiền vào cùng lời hứa hẹn chỉ 3-5 phút bên công ty nhập hệ thống và đánh giá đơn hàng 5 sao thì sẽ hoàn lại tiền gốc và tiền hoa hồng cho người mua.
Các đơn hàng sau sẽ ngày càng có giá trị cao, lên đến vài chục triệu đồng. Tất cả giao dịch đều thông qua internet banking. Đến khi không thể rút vốn hay hoa hồng, người tham gia mới biết mình bị lừa đảo.
Một tin nhắn mời chào tham gia làm cộng tác viên
Đối phó với chiêu trò lừa đảo
Trước thực trạng bị mạo danh với mục đích lừa đảo người dùng, đại diện các sàn thương mại điện tử cho biết, dù đã nhiều lần đưa ra cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như các kênh truyền thông lớn, song không thể loại bỏ được những tin nhắn bài đăng mạo danh này.
Theo đại diện Shopee, sàn thương mại điện tử này không thực hiện bất kỳ giao dịch hoặc cung cấp thông tin nào bên ngoài ứng dụng và website/trang thông tin chính thức của Shopee, khuyến khích người dùng nhanh chóng báo cáo với Shopee khi nhận thấy bất cứ hoạt động nào đáng ngờ.
Theo báo cáo mới nhất của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, trong quý 1/2022, Cục an toàn thông tin đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý gần 3.700 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin, tăng gần 3% so với quý 4/2021.
Các đối tượng tấn công mạng lừa đảo thường xuyên phát tán mã độc, lừa đảo qua chat, qua email nhằm chiếm đoạt thông tin người dùng. Nhiều vụ việc liên quan đến lừa đảo dưới hình thức tuyển làm cộng tác viên online.
Theo các chuyên gia, để nhận diện hình thức lừa đảo trực tuyến này, người dân cần chú ý đến một số điểm như: Hầu hết nguồn liên hệ của các thông báo, tin nhắn, cuộc gọi, bài đăng… đều không xác định rõ ràng, thậm chí cả địa chỉ đăng ký máy chủ từ nước ngoài…
Bộ Công an cho biết, hành vi sử dụng mạng internet để môi giới việc làm nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, sẽ bị xử lý theo điều 290 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
Tất nhiên, để tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức “tuyển cộng tác viên online”, người dân cần chủ động nâng cao nhận thức, kiến thức thông qua các phương tiện truyền thông, cần nhận diện các phương thức, thủ đoạn phạm tội mới. Đồng thời, nếu nhận được thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật này, cần trình báo cơ quan công an để tiếp tục điều tra, xác minh và xử lý vụ việc.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết