Cụ thể hóa chính sách để người tiêu dùng được tiếp cận thông tin về sản phẩm


(CHG) Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thống nhất cao với sự cần thiết ban hành luật này; đồng thời thảo luận, tập trung cho ý kiến vào nhiều nội dung để hoàn thiện dự thảo luật như: Chế tài để xử lý hành vi xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng; các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh...
ĐBQH LẠI THẾ NGUYÊN: Cần bảo đảm nguyên tắc tự nguyện trong giao dịch 
Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên.
Góp ý vào Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên đề nghị bổ sung khái niệm người tiêu dùng bao gồm cả cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, bởi các tổ chức này cũng phải mua hàng hóa để tiêu dùng, sinh hoạt của tổ chức mình nên bổ sung khái niệm vào dự án luật là thỏa đáng.
Tại khoản 4, Điều 3 giải thích từ ngữ, có nêu: “sản phẩm hàng hóa khuyết tật là sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng…”, tuy nhiên đại biểu Lại Thế Nguyên cho rằng: cách giải thích nêu trên là đúng nhưng chưa đủ, vì sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật không chỉ không bảo đảm an toàn cho người dùng mà còn không bảo đảm về chất lượng, ảnh hưởng đến công dụng của sản phẩm, hàng hóa mà người tiêu dùng mong muốn khi bỏ tiền ra mua sản phẩm. Do đó, cần bổ sung cách giải thích khoản này trong dự thảo luật.
Về nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khoản 5, Điều 4 dự thảo luật viết “giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bảo đảm sự bình đẳng”, ĐBQH Lại Thế Nguyên đề nghị bổ sung thêm một nguyên tắc nữa là giao dịch ngoài bảo đảm sự “bình đẳng” còn phải bảo đảm nguyên tắc “tự nguyện”, tức là giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bảo đảm tự nguyện và bình đẳng. Đây bản chất là giao dịch dân sự nên ngoài bình đẳng ra phải có cả tự nguyện.
Tại Khoản 1 Điều 15 quy định về quyền của người tiêu dùng trong dự thảo viết “được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, bảo vệ thông tin, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp”. Theo đại biểu, tại khoản này, người tiêu dùng ngoài quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, bảo vệ thông tin, quyền, lợi ích hợp pháp khác thì cũng cần bổ sung thêm một quyền rất quan trọng nữa là được sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tốt nhất theo thỏa thuận giao dịch.
ĐBQH MAI VĂN HẢI: Cần cụ thể hóa các chính sách trong dự thảo luật
Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải.
Theo ĐBQH Mai Văn Hải, những chính sách trong dự án luật rất chung chung, do đó nên nghiên cứu để thiết kế lại nội dung của chính sách. Trước hết, cần cụ thể theo hướng những chính sách để người tiêu dùng được tiếp cận thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và cũng nên nghiên cứu chính sách áp dụng khoa học công nghệ, chính sách để tạo sự liên kết trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Không nên quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho người tiêu dùng.
Liên quan đến quy định trách nhiệm của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị nên nghiên cứu giao nhiệm vụ cho MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội. Do đó, dự án luật nên nghiên cứu thiết kế một chương để giao trách nhiệm cho MTTQ và các đoàn thể chính trị trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
ĐBQH CAO THỊ XUÂN: Tăng chế tài xử lý hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng
ĐBQH Cao Thị Xuân - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phát biểu thảo luận tổ.
Tại tổ thảo luận, ĐBQH Cao Thị Xuân đề nghị tăng chế tài để xử lý hành vi xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng nhằm tạo được tính răn đe và sự nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời, đề nghị chỉ nên giao trách nhiệm cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các phương thức và giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải được quy định một cách phù hợp nhất và dễ thực hiện nhằm giải quyết được những vấn đề tồn tại, bất cập lâu nay.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/chuyen-muc-hoi-dong-nhan-dan/-cu-the-hoa-chinh-sach-de-nguoi-tieu-dung-duoc-tiep-can-thong-tin-ve-san-pham-i305706/

Còn lại: 1000 ký tự
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3