Người tiêu dùng cần năng cao nhận thức và trang bị kỹ năng tiêu dùng tài chính


(CHG) Trong thời gian dịch bệnh Coivd-19, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã ghi nhận rất nhiều vụ xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính.
Tại tọa đàm: “Bảo vệ người tiêu dùng tài chính: Thực trạng và giải pháp” do Báo Công Thương tổ chức sáng ngày 19/10, ông Hồ Tùng Bách, Phó Trưởng phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian dịch bệnh COVID-19, khi nhu cầu tài chính của người dân tăng cao đột biến, Cục đã ghi nhận rất nhiều vụ việc xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực này.
Tại Việt Nam có một bộ phận không nhỏ người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ, cũng như chưa được trang bị kỹ năng tiêu dùng tài chính. Trong khi đó, ngoài các ngân hàng, công ty tài chính hoạt động tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh thì ngày càng có nhiều đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, hoặc lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người dân để thực hiện các hành vi lừa đảo, thậm chí xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Bộ Công an triệt phá ổ nhóm cho vay qua app, lãi suất tới 2.000%/năm. Ảnh: CA.
Năm 2020, Cục đã tiếp nhận hơn 1.500 vụ việc khiếu nại, trong đó số vụ việc khiếu nại trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng chiếm tỷ lệ gần 10% (giá trị tuyệt đối khoảng 150 vụ việc), đứng vị trí thứ 2 trong nhóm hàng hóa, dịch vụ có nhiều khiếu nại gửi tới Cục.
Sang năm 2021, số lượng vụ việc khiếu nại về tài chính, ngân hàng gia tăng, chiếm 8% trong tổng số gần 2.600 vụ việc khiếu nại gửi tới Cục (giá trị tuyệt đối khoảng 200 vụ việc). Tuy nhiên, xét về vụ việc, nhóm hàng hóa liên quan đến bảo hiểm, tài chính, ngân hàng chỉ đứng vị trí thứ 7 trong tổng số 21 nhóm hàng hóa, dịch vụ có khiếu nại.
Trong đó, nổi bật là các hành vi thu nợ, nhắc nợ kèm theo hành vi quấy rối, đe dọa, thậm chí gọi điện thu nợ nhầm người không có khoản vay với các công ty tài chính, ngân hàng.
Thống kê sơ bộ của Bộ Công Thương cho thấy, trên không gian mạng hiện có hơn 200 ứng dụng cho vay trực tuyến thông qua website, qua các ứng dụng app trên điện thoại di động, trong đó có nhiều app cho vay tiền không được cơ quan Nhà nước quản lý, dẫn đến nhiều trường hợp người tiêu dùng bị “sập bẫy tín dụng đen”. Do đó, quyền lợi của người tiêu dùng thường bị xâm hại. Thực trạng này ngày càng phổ biến, gây nhức nhối trong xã hội.
Để bảo vệ người tiêu dùng, tránh trở thành nạn nhân trong các giao dịch tài chính, “ngân hàng, tín dụng đen”, bên cạnh việc cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng, việc tư vấn chủ động của hoạt động tài chính tiêu dùng rất quan trọng bởi đôi lúc, trong hoàn cảnh cần vay tiền gấp, người tiêu dùng có thể bỏ qua việc tìm hiểu thông tin.
Khi đó, nếu nhân viên tư vấn thể hiện sự nhiệt tình, chủ động tư vấn và cung cấp thông tin thì sẽ là một biện pháp tốt để tăng cường bảo vệ quyền lợi của khách hàng, giúp khách hàng hiểu được và lựa chọn được gói vay phù hợp. Đồng thời, tránh được các rủi ro phát sinh mà người tiêu dùng không lường trước được do không hiểu đầy đủ thông tin dẫn đến những hệ quả về sau.
Ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam chia sẻ: “Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và người tiêu dùng tài chính nói riêng hiện được nhiều cơ quan tham gia, nên trước hết người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ dịch vụ, cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo, đồng thời khi thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm, lập tức phản ánh tới các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì chắc chắn quyền lợi của người tiêu dùng sẽ được đảm bảo tốt hơn”.
Ông Hồ Tùng Bách mong muốn, thời gian tới, người tiêu dùng sẽ có thêm kiến thức, biết thêm những rủi ro có thể phát sinh khi sử dụng dịch vụ tiêu dùng. Đặc biệt, trong sự phát triển công nghệ thông tin hiện nay, hình thức cho vay trên môi trường trực tuyến có nhiều mô hình biến tướng hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Đồng thời, người tiêu dùng biết được các thông tin, để lựa chọn các đơn vị, công ty có uy tín trong lĩnh vực này, hay hiểu rằng có hệ thống quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Hệ thống đó là các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức xã hội như Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ người tiêu dùng khi họ có những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực tiêu dùng tài chính.
Ngoài ra, hiện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đang vận hành Tổng đài tư vấn hỗ trợ người tiêu dùng với đầu số18006838. Khi có bất cứ vấn đề gì không chỉ trong lĩnh vực tiêu dùng tài chính mà những vấn đề liên quan đến thực thi pháp luật trong lĩnh vực tiêu dùng nói chung, người tiêu dùng có thể liên hệ tới tổng đài của Cục để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.
Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Lắk: Cục Quản lý thị trường tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ đợt 2 và chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh

(CHG) Sáng ngày 15/11/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ đợt 2 năm 2024 cho toàn thể công chức của Cục nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ công chức làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường của đơn vị, qua đó nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc mà lực lượng gặp phải trong quá trình thực thi công vụ và chào mừng ​kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024).

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Bất động sản tăng trưởng nhờ lực đẩy “gián tiếp” của dòng vốn FDI

(CHG) - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 quý đầu năm 2024 tại Việt Nam tập trung vào các địa phương có lợi thế về hạ tầng, nhân lực, thủ tục hành chính và năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư như Bắc Ninh, Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…

Xem chi tiết
Chủ tịch Thaco: “Việt Nam có thể sản xuất đến 40% linh kiện phụ tùng cho khối FDI”

(CHG) - Mục tiêu của Thaco trong năm 2024, sẽ xuất khẩu đạt giá trị gần 140 triệu USD thông qua đơn hàng từ các doanh nghiệp FDI.

Xem chi tiết
2
2
2
3