Công khai kinh doanh hàng nhập lậu
Ngày 26/4/2023, Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã đăng tải bài viết: “Nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại hệ thống Đồ sơ sinh Ếch Cốm: https://kythuatchonghanggia.vn/chong-hang-gia/nhieu-san-pham-khong-ro-nguon-goc-xuat-xu-tai-he-thong-do-so-sinh-ech-com-18014.
Ngày 10/5/2023, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội (QLTT) nhận văn bản văn bản số 78/CV-TCCHG ngày 09/5/2023 của Tạp chí CHG về một số kiến nghị liên quan đến các bài viết đăng tải trên Tạp chí. Cục QLTT đã yêu cầu xác minh thông tin phản ánh của Tạp chí CHG.
Qua xác minh thông tin, kiểm tra tại Hệ thống đồ sơ sinh Ếch Cốm thuộc Công ty TNHH Minh Khôi EC Việt Nam (địa chỉ trụ sở chính: số 783 Trương Định, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội), đoàn kiểm đã phát hiện tại Cơ sở số 148 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội và Cơ sở số 268 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội (thuộc Công ty TNHH Minh Khôi EC Việt Nam) đang bày bán, kinh doanh một số hàng hóa thực phẩm các loại do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ liên quan chứng minh nguồn gốc, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Đoàn kiểm tra ghi nhận kết quả: Công ty TNHH Minh Khôi EC Việt Nam thực hiện hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Ngày 20/5 Tổng đài Chống hàng giả tiếp tục nhận thông tin từ phía người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội về việc cửa hàng Ếch Cốm địa chỉ 101B1 Phạm Ngọc Thạch đang kinh doanh nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Ngày 25/5/2023, phóng viên Tạp chí CHG tiếp tục khảo sát tại cửa hàng trên và nhận thấy thông tin của người tiêu dùng là hoàn toàn có cơ sở.
Cửa hàng Ếch Cốm 101B1 Phạm Ngọc Thạch.
Tờ hướng dẫn sử dụng ghi rõ công dụng của thuốc ho Prospan ở mục chỉ định.
Hộp giấy Prospan ghi số đăng ký theo quy tắc dành cho thuốc.
Ông Hồ Quang Thái, Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, theo Điều 7 thông tư Số: 03/2016/TT-BYT Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về hoạt động kinh doanh dược liệu như sau: Điều kiện đối với cơ sở bán lẻ dược liệu 1. Về cơ sở vật chất: a) Có địa điểm cố định, diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 25m2, riêng biệt; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm, bảo đảm phòng chống cháy nổ; phải có khu vực trưng bày, khu vực bảo quản dược liệu. b) Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm: - Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc. - Nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ dược liệu, hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió. - Thiết bị bảo quản phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì dưới 30°C, độ ẩm không vượt quá 75%. 2. Về nhân sự: a) Có đủ nhân viên trình độ phù hợp với công việc được giao, trong đó có ít nhất có một người trình độ từ dược tá trở lên. b) Tất cả nhân viên phải thường xuyên được đào tạo, tập huấn chuyên môn, cập nhật những quy định mới của nhà nước về bảo quản, quản lý dược liệu. 3. Cơ sở bán lẻ chỉ được bán các dược liệu được mua tại các cơ sở có đủ điều kiện kinh doanh dược liệu; có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có bao bì, ghi nhãn theo quy định tại Khoản 1, Mục B, Phần II Thông tư số 04/2008/TT-BYT ngày 12/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn ghi nhãn thuốc; không được bán các dược liệu có độc tính chưa qua chế biến theo quy định tại Thông tư số 33/2012/TT-BYT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Danh mục dược liệu có độc tính sử dụng làm thuốc tại Việt Nam. Theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, cơ sở kinh doanh bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc không được phép lưu hành sẽ bị phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng. Ngoài ra, cơ sở kinh doanh thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng. Không có chứng chỉ hành nghề dược phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng. |
LTS: Chiều ngày 23/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp quyết liệt và không khoan nhượng: "Tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần 'mỗi ngày đều là cao điểm', đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả." Thông điệp ấy không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là mệnh lệnh xuất phát từ thực tiễn bức bối, nguy hiểm và đầy nhức nhối của tình trạng hàng giả, thuốc giả, thực phẩm giả đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe nhân dân, làm suy yếu nền kinh tế, phá hoại uy tín của doanh nghiệp chân chính và bào mòn niềm tin vào thể chế quản lý nhà nước.
Xem chi tiết(CHG) UBND TP. Đà Nẵng vừa có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Công an chính thức công bố danh sách 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả về chất lượng, đồng thời cho biết đang mở rộng điều tra đối với 72 sản phẩm khác của hai doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thực phẩm dinh dưỡng.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm các quy định về nhãn mác và chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Điển hình là các vụ làm giả sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
Xem chi tiết