Giá hàng hóa vẫn tăng “phi mã”, mặc cho giá xăng đã giảm


(CHG) Với lý do giá xăng tăng cao, hầu hết các mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ đồng loạt tăng giá “chóng mặt”. Nhưng hiện giá xăng đã giảm mạnh xuống mức dưới 30000 đồng/lít, vậy mà chưa thấy có mặt hàng hay dịch vụ nào có dấu hiệu giảm giá. 

Giá các mặt hàng vẫn ở mức cao

Việc giảm thuế bảo vệ môi trường kéo theo giảm giá xăng dầu trên 3.000 đồng/lít kể từ ngày 11/7 là một trong những giải pháp tích cực của Chính phủ nhằm giảm áp lực lên đời sống sinh hoạt của tiền người dân, cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Giá hàng hóa vẫn tăng “phi mã”, mặc cho giá xăng đã giảm. Ảnh: TTXVN

Giá hàng hóa vẫn tăng “phi mã”, mặc cho giá xăng đã giảm. Ảnh: TTXVN 

Thế nhưng hiện đang tồn tại một nghịch lý, đó là khi giá xăng tăng thì hàng hóa thi nhau tăng theo giá xăng. Nay giá xăng đã giảm thì hàng hóa, dịch vụ đặc biệt là giá cước vận tải, taxi chưa hề có thông tin giảm giá. Mặc dù việc giảm giá xăng dầu, lĩnh vực đầu tiên được tác động là vận tải, taxi.

Theo các chuyên gia, xăng dầu cũng chỉ chiếm 0,17% trong việc tính chỉ số CPI. Chính vì thế, xăng, dầu cũng chỉ là một trong nhiều mặt hàng đầu vào thiết yếu tác động đến hàng hóa trên thị trường dù trên thực tế, việc xăng dầu giảm giá sẽ tác động đến dịch vụ hàng hóa, cụ thể là dịch vụ vận tải và một số ngành sản xuất sử dụng dầu DO.

Mặt khác, việc giá hàng hóa không giảm nguyên nhân là bởi giá cả hầu hết các sản phẩm hàng hóa đều đã vận hành theo cơ chế thị trường, nên việc tăng hay giảm giá sẽ phụ thuộc vào cung cầu. Do đó không thể áp đặt mệnh lệnh hành chính để hạ giá thành hàng hóa, dịch vụ. 

Một nguyên nhân nữa, đó là việc các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt với lượng hàng tồn kho đang ở mức cao, các nguyên vật liệu khác ngoài xăng không giảm. Điều này khiến các doanh nghiệp phải “đắn đo” khi tính đến việc giảm giá bán lẻ. 

Ngoài ra, cũng cần tính đến việc các doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt với việc giải quyết lượng hàng tồn kho đang ở mức khá cao, các nhiên, nguyên, vật liệu khác ngoài xăng giá không hề giảm… Đây chính là các yếu tố khiến doanh nghiệp buộc phải cân nhắc trước khi giảm giá bán lẻ.

Đối với các doanh nghiệp vận tải, trong suốt thời gian dài phải duy trì giá cước dịch vụ, không tăng giá khiến nhiều hãng xe “kiệt sức” không còn đủ sức để bù vào giá nhiên liệu, nhân công, bến bãi khi giá xăng cứ liên tục tăng. 

Chính vì vậy, dù giá xăng dầu giảm nhưng "chưa đủ sức" để kéo các mặt hàng, chi phí vận tải giảm giá. Theo TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, giá xăng dầu "hạ nhiệt" đã vơi bớt nỗi lo tác động tăng giá, giảm áp lực lạm phát vì xăng dầu là nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế. 

Tuy nhiên thực tế qua nhiều đợt tăng và giảm giá xăng cho thấy, các mặt hàng từng tăng theo xăng trước đây sẽ khó giảm. Đó là chưa kể dù giảm sâu, nhưng giá xăng dầu hiện vẫn đang ở mức cao, giá đầu vào nguyên vật liệu của nhiều ngành hàng sản xuất đã tăng từ lâu trong khi việc tăng giá bán lại cần có thời gian điều chỉnh dài. Do vậy, với mức giảm giá xăng dầu lần này, chưa thể kỳ vọng sẽ có đợt giảm giá hàng hóa tương ứng.

Hy vọng kìm đà tăng lạm phát

Theo Viện Nghiên cứu thị trường giá cả Bộ Tài chính, yếu tố đầu vào là giá xăng dầu có tác động đến mọi ngành kinh tế, từ các ngành ảnh hưởng trực tiếp như hàng không, phương tiện giao thông vận tải… cho đến ảnh hưởng gián tiếp như hoạt động sản xuất và tiêu dùng nào cần chuyên chở hay phân phối nguyên vật liệu, hàng hóa.

Ngoài ra, một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, tâm lý lo ngại giá xăng ảnh hưởng đến cuộc sống vẫn đang thường trực trong cuộc sống người dân. Trên thực tế, việc điều hành giá xăng dầu trong thời gian qua cũng đã được Chính phủ tính toán kỹ lưỡng và có những điều chỉnh. Vấn đề được tính toán nhiều nhất là việc cắt giảm các khoản thuế liên quan đến xăng dầu.

Lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ rất chặt chẽ. Lạm phát tăng cao ở một số trường hợp, đặc biệt có thể đi đôi với tăng trưởng mạnh lên, nhưng trong trường hợp này, nếu lạm phát tăng cao do giá dầu tăng, chắc chắn ảnh hưởng đến tăng trưởng theo chiều hướng tiêu cực.

Bên cạnh tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm, giá xăng dầu tăng còn làm tăng giá hàng hóa trong khâu lưu thông, tạo áp lực lên lạm phát, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước.

Theo đó, giá xăng dầu tăng sẽ tác động trực tiếp đến những ngành tiêu thụ xăng dầu như vận tải, đánh bắt cá xa bờ, logistics... Sau những khó khăn vì đại dịch, lại thêm khó khăn vì giá nhiên liệu tăng không ngừng, đầu năm đến nay xăng dầu đã nhiều lần điều chỉnh tăng giá, ngư dân không mặn mà ra biển. Hay đối với logistics và vận tải, chi phí xăng dầu chiếm khoảng 30-35%, khi giá xăng dầu tăng cao cũng khiến chi phí tăng lên.

Về tác động gián tiếp, bất kỳ sản phẩm nào sau khi sản xuất cũng phải đưa đến tay người tiêu dùng, nên khi giá cước vận chuyển tăng sẽ khiến giá thành sản phẩm bán ra tang theo, ảnh hưởng đến sức mua. Áp lực tăng lạm phát năm 2022 là rất lớn, việc giảm giá xăng dầu sẽ kìm đà tăng này, đây là dấu hiệu đáng mừng.

Trong giai đoạn nền kinh tế đang tiếp tục phục hồi sau đại dịch. Việc  điều hành giá xăng dầu của cơ quan quản lý phải sát thực tế, linh hoạt, tập trung nhất quán vào mục tiêu để làm sao doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, người dân có thu nhập tốt. Từ đó mới có thể kích cầu tiêu dùng, từ kích cầu chuyển sang kích cung, đưa nền kinh tế trở lại đà tăng trưởng./.

 

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3