Hà Nội: Khuyến cáo của cơ quan chức năng khi khách hàng đi làm đẹp


(CHG) Làm đẹp là một nhu cầu chính đáng của mỗi người. Nhưng người có nhu cầu làm đẹp mà lại đặt niềm tin “nhầm chỗ” thì hậu quả xảy ra sẽ vô cùng tai hại. Bởi lẽ đó, ông Nguyễn Quang Trung, trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược , Sở Y tế Hà Nội đã đưa ra khuyến cáo cụ thể để người có nhu cầu làm đẹp có thể tự mình tránh được rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Hãy chọn lựa và cẩn trọng khi đi làm đẹp...

Sau khi Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có loạt bài liên quan đến Bệnh viện đa khoa Hồng Hà bị “tố” làm hỏng ngực sau phẫu thuật thẩm mỹ, và bài viết về Trung tâm thẩm mỹ DrD sau khi nâng mũi cho khách hàng, không đạt hiệu quả thẩm mỹ, biến dạng khi định hình thành bụng. Chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng phòng Quản lý hành nghề, Sở Y tế Hà Nội với mong muốn ghi nhận lời khuyến cáo từ phía cơ quan chức năng đối với người dân khi chọn lựa cơ sở để “làm đẹp”, hoặc cải thiện khiếm khuyết của bản thân. 

Đơn tố cáo sai phạm trong phẫu thuật thẩm mỹ do Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà và Trung tâm thẩm mỹ viện DrD.

Đơn tố cáo sai phạm của Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà và Trung tâm thẩm mỹ viện DrD trong phẫu thuật thẩm mỹ 

Theo khuyến cáo của ông Nguyễn Quang Trung, trước khi có ý định đi làm đẹp, hoặc phẫu thuật thẩm mỹ: “…khách hàng nên tìm hiểu kỹ dạng phẫu thuật dự kiến mình sẽ làm, và phẫu thuật loại nào để biết mình phải đến đâu.

Các dạng tiểu phẫu vùng mặt, vùng cổ, có thể đến phòng khám, phẫu thuật thẩm mỹ để thực hiện. Làm về da, chăm sóc, spa thông thường thì mình có thể đến các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ thông thường.

Riêng phẫu thuật thẩm mỹ về ngực, về bụng, về mông… khách hàng phải tới các bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, hoặc bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, đã được cấp phép để thực hiện. 

Bởi tạo hình thành bụng, nâng ngực… là những kỹ thuật tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, kể cả thực hiện những kỹ thuật này ở bệnh viện vẫn có thể có rủi ro. Tuy nhiên, khi thực hiện ở các bệnh viện thì có các phương tiện cấp cứu đầy đủ, sẽ đảm bảo an toàn tính mạng cho chính bản thân mình”.

Ông Trung cũng cho biết thêm: “ khi dự kiến tới phòng khám, hoặc trung tâm thẩm mỹ, khách hàng nên tìm hiểu nơi đó có được cấp phép hay không. Điều đó có thể nhận biết ngay từ biển hiệu bên ngoài: thông tin về bác sỹ; thông tin về giờ làm việc; có địa chỉ rõ ràng… 

Tại khu vực tiếp đón của phòng khám, hoặc trung tâm thẩm mỹ, phải niêm yết giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề, thậm chí cả ảnh của người hành nghề, cũng như bảng niêm yết giá dịch vụ của cơ sở… bác sỹ thăm khám phải đeo biển tên, và xem bác sỹ đó có giống với ảnh niêm yết hay không. 

Khi dự kiến làm dịch vụ, phía trung tâm thẩm mỹ (hoặc bệnh viện) phải xuất trình được năng lực về phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật đã được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt”. Ông Trung nhấn mạnh thêm “Khách hàng bỏ tiền ra sử dụng dịch vụ, thì hoàn toàn có quyền yêu cầu bên cung cấp dịch vụ xuất trình năng lực…”

Thực tế cho thấy, tại mốt số trung tâm thẩm mỹ, thường sử dụng nhân viên tư vấn dịch vụ cho khách hàng (rất ít khi bác sỹ tư vấn trực tiếp). Những nhân viên này có thể “tay ngang”, được đào tạo dạng “cấp tốc”, hoặc là những tư vấn viên có học ngành y, nhưng mới ra trường, mục đích của đội tư vấn viên là lôi kéo được càng nhiều khách càng tốt.

Nếu xảy ra sự cố khi phẫu thuật, phía các trung tâm thẩm mỹ, cũng như một số bệnh viện thường căn cứ vào một loại giấy tờ kiểu như một dạng: “Phiếu đồng thuận phẫu thuật” (phiếu thường được ký trong lúc khách hàng đang “trong cơn say làm đẹp”, thậm chí có khi phiếu chỉ lập có một bản, chỉ có phía trung tâm, hoặc bệnh viện giữ), hòng “rũ” trách nhiệm của bác sỹ.

Hình ảnh vi phạm của Bệnh viên Đa khoa Hồng Hà và Trung tâm thẩm mỹ DrD trong thời gian qua.

Hình ảnh vi phạm của Bệnh viên Đa khoa Hồng Hà và Trung tâm thẩm mỹ DrD trong thời gian qua.

Bệnh viện đa khoa Hồng Hà và thẩm mỹ Dr từng có “vết” trong hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ

Khách hàng đang sống trong thời buổi công nghệ 4.0, bởi vậy trước khi muốn tham gia dich vụ làm đẹp tại một cơ sở nào đó, có thể tìm kiếm từ khóa trên các mạng xã hội hoặc google. 

Ví dụ: gõ từ khóa về Bệnh viện đa khoa Hồng Hà hoặc từ khóa về thẩm mỹ DrD, kết quả hiển thị dành cho hai đơn vị đó là những bài báo liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong việc phẫu thuật thẩm mỹ, cũng như những lời phản ánh của khách hàng khi làm đẹp tại nơi đây. 

Những đơn vị đã từng có “vết”, đã từng được báo chí đăng tải, khách hàng nên cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn, đặt niềm tin vào dịch vụ làm đẹp nơi đây. (Theo tìm hiểu của phóng viên, Sở Y tế Hà Nội ra Quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật số: 850/QĐ-SYT, ngày 03/6/2022, đối với một bác sỹ gây mê của bệnh viện Hồng Hà)

Ngành dịch vụ làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ đang “nở rộ” khắp nơi. Chính vì lẽ đó, khi có nhu cầu làm đẹp, khách hàng cần tìm hiểu kỹ thông tin và lựa chọn cho mình một cơ sở làm đẹp đáng tin cậy để gửi gắm niềm tin.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc những thông tin liên quan đến vụ việc này.

Cắt mí mắt làm đẹp thành nạn nhân mắt thủng 4 lỗ

Ngày 4/8, Ths.BS Nguyễn Đức Trường Xuân, Bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết, nữ bệnh nhân 41 tuổi đã cắt mí mắt thẩm mỹ tại một thẩm mỹ viện tư ở quận Gò Vấp.

"Trong lúc chích tê để cắt tạo mí, đầu nhọn của kim tiêm đâm 2 lỗ xuyên vào củng mạc - lớp ngoài bảo vệ của mắt cũng là phần màu trắng của mắt và 2 lỗ kim ở giác mạc - lòng đen của mắt. Lực đâm kim mạnh đến nỗi gây lủng và vỡ thủy tinh thể", Ths.BS Trường Xuân cho biết.

Ths.BS Nguyễn Đức Trường Xuân và ê-kip phẫu thuật đã tiến hành khâu 2 lỗ ở củng mạc, 2 lỗ giác mạc cho bệnh nhân. Tuy nhiên thị lực của bệnh nhân khó bảo tồn.

Nữ bệnh nhân này cho biết, chi phí làm đẹp cắt 2 mí mắt là 4 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí điều trị tai biến thẩm mỹ đối với những ca này có thể gấp nhiều lần và hậu quả về sức khỏe là không thể bù đắp được.

                                                                                          Theo Báo điện tử Sức khoẻ và Đời sống

Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ngãi: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/04/2024, ban hành các Quyết định xử phạt 2 cơ sở kinh doanh có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, với tổng số tiền 15.000.000đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ 28 tấn đường kính trắng có dấu hiệu gian lận thời hạn sử dụng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, tạm giữ 28.000 kg đường kính trắng hiệu Mitr Phol. Bản tự công bố sản phẩm số: 12/TP/2022 ngày 03/08/2022 thể hiện thời hạn sử dụng sản phẩm là 02 năm kể từ ngày sản xuất, nhưng trên bao bì hàng hóa ghi NSX: 03/07/2022, HSD: 03/07/2025.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ số lượng lớn chiếc xe điện hai bánh có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, phát hiện tạm giữ 54 chiếc xe điện cùng 156 bình ắc quy các loại hiệu Tokyo có nhãn bằng tiếng nước ngoài không có dấu hợp quy, không có tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.

Xem chi tiết
2
2
2
3