(CHG) Sau khi Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại (ngày 11/8/2022) có bài viết “Nghi vấn cửa hàng kinh doanh xăng dầu Bình Thúy bán xăng kém chất lượng”, ngày 19/8/2022, phía Sở Công thương thành phố Hà Nội mới có công văn gửi tới toà soạn trả lời về sự việc trên.
Xử lý thông tin chưa kịp thời?
Sự việc cửa hàng kinh doanh xăng dầu Bình Thúy bán xăng kém chất lượng cho người tiêu dùng khu vực phụ cận xã Tân Lập, huyện Đan Phượng được chia sẻ rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội và một số các diễn đàn, với tốc độ chóng mặt.
Sau khi xảy ra vụ việc, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 20 Cục QLTT Hà Nội cùng một số cơ quan liên quan có mặt tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu Bình Thúy kiểm tra sự việc và lấy mẫu xăng đi kiểm nghiệm.
Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Bình Thúy và công văn của Sở Công thương
Thông tin từ phía cơ quan QLTT (xin không nêu tên) cho biết: “Phía Cục QLTT Hà Nội đang quyết liệt xử lý vụ việc một cách nhanh nhất có thể để lấy lại niềm tin cho người tiêu dùng nơi đây. Đồng thời có thể xử lý vi phạm của cửa hàng kinh doanh xăng dầu Bình Thúy với số tiền lên tới 700 triệu đồng”.
Trong lúc lực lượng QLTT cùng một số cơ quan chức năng liên quan thể hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình, kịp thời nắm bắt thông tin về việc cửa hàng kinh doanh xăng dầu Bình Thúy kinh doanh xăng kém chất lượng thì phía Sở Công thương Hà Nội có phần chậm trễ trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin về vụ việc?
Ngày 15/8/2022, chúng tôi có liên hệ và đặt lịch làm việc với phía Sở Công thương Hà Nội với nội dung: Trao đổi thông tin về hồ sơ pháp lý của cửa hàng kinh doanh xăng dầu Bình Thúy. Cụ thể là tìm hiểu về việc cửa hàng xăng dầu Bình Thúy có đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho người tiêu dùng hay không?
Qua trao đổi trên điện thoại, bà Hoàng Thị Thục - Chánh văn phòng sở cho hay: “Để trả lời câu hỏi trên, PV làm việc với phòng Quản lý Thương mại vì lĩnh vực kinh doanh xăng dầu là do bên đó phụ trách".
Liên hệ với Phòng Quản lý thương mại, phóng viên nhận đươc câu trả lời từ một cán bộ của phòng này: "Chúng tôi sẽ trả lời bằng công văn, vì thẩm quyền phát ngôn thuộc lãnh đạo Sở và chánh văn phòng Sở" (?).
Trụ sở Sở Công thương Hà Nội
Chậm còn hơn không
Ngày 19/8/2022, Toà soạn Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại nhận được công văn số 3765 từ phía Sở Công thương thành phố Hà Nối với nội dung: Cung cấp thông tin về cửa hàng xăng dầu Bình Thúy, đã được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, thời hạn Giấy chứng nhận đến hết ngày 30/8/2023.
Trong công văn cũng nêu: “Ngày 18/8/2022, Sở Công thương đã có văn bản gửi Cục Quản lý thị trường Hà Nội và UND huyện Đan Phượng về việc kiểm tra hoạt động kinh doanh của cửa hàng xăng dầu Bình Thúy”.
Liên hệ qua điện thoại với bà Hoàng Thị Diệu Hồng (Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công thương Hà Nội) về việc chậm trễ tiếp nhận thông tin vụ việc cửa hàng kinh doanh xăng dầu Bình Thúy kinh doanh xăng kém chất lượng, phía bà Hồng từ chối trả lời với lý do đang bận việc.
Phải sau 17 ngày, kể từ ngày xảy ra sự việc cửa hàng kinh doanh xăng dầu Bình Thúy kinh doanh xăng kém chất lượng cho người tiêu dùng bị phát hiện, Sở Công thương Hà Nội - cơ quan quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Hà Nội mới ra văn bản gửi các cơ quan có liên quan để kiểm tra sự việc. Sự chậm trễ của cơ quan quản lý Nhà nước như vừa nêu liệu có phù hợp?
Thời gian qua, giá xăng dầu tăng phi mã, kéo theo giá cả dịch vụ và các mặt hàng thiết yếu tăng cao, tác động trực tiếp đến đời sống của người tiêu dùng. Lợi dụng vào điều đó, một số “gian thương” kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu bất chấp các quy định của pháp luật, sẵn sàng buôn bán xăng dầu lậu, xăng dầu kém chất lượng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Việc tiếp nhận thông tin và vào cuộc có phần chậm chễ như cách làm của phía Sở Công thương thành phố Hà Nội trong vụ nêu việc trên sẽ không tránh khỏi thắc mắc, hiểu lầm của người dân về việc thực hiện chức năng, trách nhiệm kiểm tra giám sát đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết