Tiêu dùng số: Nâng cao nhận thức về giao dịch Thương mại điện tử


(CHG) Ngày 10/10/2022, được chọn làm này Chuyển đổi số Quốc gia. Dịp này, Bộ thông tin và Truyền thông chính thức phát động Chương trình tháng 10 - Tháng tiêu dùng số - nhằm khuyến khích, thúc đẩy người dân sử dụng kênh số, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ số nhiều hơn, được hưởng thụ lợi ích trực tiếp do chuyển đổi số mang lại.


Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
 trên thương mại điện tử
Mặc dù Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng đã ra đời, được tuyên truyền và tổ chức thực hiện từ nhiều năm nay, nhưng không ít người tiêu dùng vẫn bị xâm phạm quyền lợi trước tình trạng nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, khi giao dịch qua thương mại điện tử.
Trong thời gian qua, với các giao dịch thương mại điện tử, các khiếu nại, phản ánh chủ yếu tập trung vào nhóm hành vi như: Hàng nhận được không giống với quảng cáo về mẫu mã, chất lượng; thông tin sai về xuất xứ hàng hóa, giá cả; giao hàng hỏng nhưng không bồi thường, hoặc đổ lỗi cho đơn vị vận chuyển; giao hàng chậm, hủy đơn hàng không lý do… Đáng lưu ý, cùng với việc phát triển của thương mại điện tử, bán hàng qua mạng xã hội xuất hiện các rủi ro như lừa đảo, đánh tráo hàng… ngày càng nhiều, và khó xử lý.
Nói về nguyên nhân khiến người tiêu dùng ngại tố cáo hành vi vi phạm, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, thực tế người Việt Nam có tâm lý ngại va chạm, nên đa số chưa dám lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, việc giải quyết các khiếu nại không thành công là do người tiêu dùng không đủ chứng cứ chứng minh quyền lợi bị xâm hại, hoặc đưa ra đòi hỏi đền bù quá mức…
Thực tế đã triển khai nhiều hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng thực tế tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng đã và đang xảy ra phổ biến, và ngày càng phức tạp hơn. Người tiêu dùng chưa có thói quen lưu giữ hóa đơn, chứng từ để bảo đảm chứng cứ khi phản ánh, khiếu nại hành vi xâm phạm quyền lợi của chính mình.
Về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, ông Trần Việt Hùng cho biết: Đã thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền đến người tiêu dùng về cách thức mua hàng, như cần lưu ý đến chất lượng, nguồn gốc sản phẩm; hàng hóa phải niêm yết giá cả rõ ràng; đồng thời, lưu giữ hóa đơn, chứng từ đầy đủ. Đặc biệt, kêu gọi người tiêu dùng giúp cơ quan nhà nước xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm bằng cách phản ánh sai phạm với cơ quan quản lý.
Để hạn chế tình trạng nêu trên, thời gian tới cần hỗ trợ các doanh nghiệp đưa các chính sách, quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp… Đồng thời, cảnh báo và hướng dẫn người tiêu dùng về cách thức mua hàng, các dấu hiệu nhận biết hàng thật, hàng giả; quy trình phản ánh, khiếu nại khi quyền của người tiêu dùng bị xâm hại hoặc khi phát hiện vi phạm. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ; xây dựng cơ chế phối hợp, xử lý vi phạm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
 

 
Ảnh minh hoạ.
Nâng cao nhận thức về tiêu dùng số cho người dân
Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm nay, Bộ Thông tin và truyền thông chính thức phát động Chương trình Tháng 10 - Tháng tiêu dùng số với các chương trình ưu đãi sử dụng sản phẩm, dịch vụ số nhắm đến hai nhóm đối tượng: Nhóm đã và đang sử dụng dịch vụ số (nhằm tăng thêm thời lượng sử dụng cho họ) và Nhóm đối tượng người dùng mới (nhằm khuyến khích người dân tham gia kênh số, sử dụng sản phẩm dịch vụ số).
Để sử dụng, người sử dụng truy cập webite của Cổng thông tin điện tử Chuyển đổi số quốc gia tại địa chỉ: dx.gov.vn. Trang Web đăng tải thông tin các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho người dùng nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ như: Viễn thông, Thương mại điện tử, thanh toán số, tên miền, chữ ký số, an toàn thông tin mạng, giao thông, giáo dục, y tế và Sách điện tử...
Các ưu đãi này được áp dụng từ ngày 1/10 đến 31/10, đây cũng là nơi các doanh nghiệp có thể chủ động đăng ký tham gia chương trình. Hiện nay có hơn 50 doanh nghiệp tham gia chương trình, trong đó có cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Huy Dũng nhận định, các cơ quan nhà nước cùng cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng người dân trong tiến trình chuyển đổi số bằng cách đồng loạt có chính sách ưu đãi sử dụng sản phẩm, dịch vụ số. 
Đây không phải là các chương trình ưu đãi, giảm giá đơn thuần. Mục đích của các chương trình nhằm nâng cao khả năng kỹ năng số cho người dân. Các nhóm kỹ năng số này bao gồm: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến, mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến, tự bảo vệ trước nguy cơ trực tuyến trên không gian mạng, thúc đẩy học tập từ xa, khám chữa bệnh từ xa.
Ngày chuyển đổi số quốc gia đánh dấu ý nghĩa của chuyển đổi số như là một phương thức phát triển mới của đất nước trong thời gian tới, mở ra những không gian mới cho sự phát triển. Chuyển đổi số không phải là thêm một việc mới , mà chuyển đổi số là thêm một cách làm mới cho những việc hiện tại.
Thời gian qua, các Tổ công nghệ số cộng đồng trên toàn quốc đã và đang “ Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số. 
Qua quá trình sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số, người dân sẽ có kỹ năng số. Có kỹ năng số sẽ thúc đẩy tiêu dùng số, hình thành thị trường số từ đó phát triển kinh tế- xã hội số.
Năm 2022 là năm đầu tiên tổ chức Ngày chuyển đổi số trên phạm vi toàn quốc. Chương trình Tháng 10 - Tháng tiêu dùng số là một trong những sáng kiến hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10, nhằm khuyến khích, thúc đẩy người dân sử dụng kênh số, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ số nhiều hơn, qua đó được hưởng thụ lợi ích trực tiếp do chuyển đổi số mang lại.

 
Phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, chỉ đạo tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện việc cung cấp thông tin của các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ các nền tảng xuyên biên giới theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
Có trách nhiệm xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử; thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong thương mại điện tử theo quy định của Luật Quản lý Thuế.
Chỉ đạo ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khi tham gia phối hợp thu thuế và thu các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam theo quy định của Luật Quản lý Thuế.
Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp với cơ quan thuế các cấp trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại địa bàn; chỉ đạo cơ quan thuế trên địa bàn cùng các sở, ban, ngành địa phương rà soát, thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.
Chỉ đạo các sở, ban, ngành địa phương phối hợp với cơ quan thuế triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, triển khai các biện pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử để tạo thói quen tiêu dùng văn minh.
 
 
 
 
 
Còn lại: 1000 ký tự
Từ chiến thắng lịch sử đến khát vọng phát triển đất nước hùng cường

Với mỗi người con đất Việt, đến khát vọng phát triển ngày 30/4/1975 không chỉ là ngày của điểm hẹn lịch sử với dân tộc còn là động lực phát triển của đất nước.

Xem chi tiết
Kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam

​CHG - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với nhiều quốc gia và khu vực kinh tế, trong đó có những cam kết về tiêu chuẩn an toàn môi trường sinh thái, nên việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam là xu hướng tất yếu nhằm hướng tới phát triển bền vững.

Xem chi tiết
Tỉnh Quảng Bình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển trong bối cảnh hội nhập quốc tế

CHG - Những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, kinh tế biển của địa phương vẫn còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hiệu quả, do đó, trong thời gian tới, cần có các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm phục vụ phát triển kinh tế biển.

Xem chi tiết
Phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên và doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước ở thành phố Cần Thơ hiện nay

​CHG - Thời gian qua, Đảng bộ thành phố Cần Thơ luôn quan tâm đến công tác phát triển đảng viên nói riêng và trong học sinh, sinh viên và trong doanh nghiệp ngoài nhà nước nói chung. Theo đó, đội ngũ đảng viên trong học sinh, sinh viên và trong doanh nghiệp ngoài nhà nước có sự phát triển quan trọng, góp phần tăng cường, bổ sung đội ngũ cán bộ, đảng viên cho thành phố, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Xem chi tiết
Pháp luật về đốt rác phát điện ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Đề tài Pháp luật về đốt rác phát điện ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp do Phan Thị Mỹ Hạnh - Phạm Thị Thu Hằng - Nguyễn Thị Hoài (Sinh viên Khóa 46 - Trường Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3