(CHG) Hiện nay trên thị trường, hàng giả, hàng nhái không chỉ mạo danh các sản phẩm xa xỉ mà cả các mặt hàng thiết yếu như dược phẩm, thực phẩm, nước uống... Vì vậy việc áp dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc hàng hoá là hết sức cần thiết và cấp bách.
Với một thị trường mà các loại hàng hoá không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan, người tiêu dùng khó có thể tránh khỏi những mối họa mà thực trạng này gây ra. Trên thực tế, có không ít người phải đối mặt với sự đe dọa từ chính những hàng hoá mà họ đang sử dụng hằng ngày.
Mối nguy hại từ hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh minh hoạ |
Nhiều người tiêu dùng vẫn luôn tin vào những lời quảng cáo của người bán và cho rằng những sản phẩm họ mua có nguồn gốc rõ ràng. Vì vậy, họ không ngần ngại mua với số lượng lớn, nhiều người còn mua để làm quà biếu, tặng đồng nghiệp, bạn bè.
Thế nhưng, không một ai dám khẳng định chắc chắn rằng, các hàng hóa được bày bán tràn lan trên thị trường có bảo đảm về nguồn gốc và chất lượng hay không? Mặt khác, một thủ đoạn tinh vi hơn được các cơ sở sản xuất sử dụng để đánh lừa người tiêu dùng về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm chính là sử dụng tem, nhãn rởm.
Dù rất có ý thức trong việc lựa chọn thực phẩm có dán tem nhãn đầy đủ, thế nhưng người tiêu dùng vẫn không thể tránh khỏi việc “mua nhầm” những sản phẩm kém chất lượng trên thị trường.
Trước vấn nạn hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang diễn ra phức tạp, ngày càng tinh vi, việc áp dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc hàng hóa là hết sức cần thiết. Nó được coi là giải pháp hiệu quả, vừa giúp nhà sản xuất bảo vệ sản phẩm của mình, vừa đáp ứng yêu cầu minh bạch từ khâu sản xuất đến quá trình bảo quản, vận chuyển... đến tay người tiêu dùng.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, để đối phó với nạn hàng giả, Bộ đang yêu cầu các sở khoa học và công nghệ tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc đối với tất cả loại hàng hóa. Việc này không chỉ để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái nhằm bảo vệ người tiêu dùng, mà còn xuất phát từ thực tế, nhiều sản phẩm của Việt Nam không xuất khẩu được do chưa triển khai việc truy xuất nguồn gốc.
Hơn nữa, các cơ quan chức năng đang gặp nhiều khó khăn trong việc chống hàng giả, gian lận thương mại, một phần do nhiều doanh nghiệp vẫn còn sử dụng các biện pháp chống hàng giả cũ, trong khi công nghệ làm hàng giả ngày càng tinh vi.
Cũng theo Thứ trưởng, Bộ đã chỉ đạo Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ cùng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng triển khai các công nghệ truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Hiện tại, có một số giải pháp tem chống hàng giả, hàng nhái đang được đưa vào áp dụng như công nghệ QR code, công nghệ nước, công nghệ phát sáng, chỉ hologram, số nhảy… Trong đó, tem chống giả điện tử QR code và công nghệ Blockchain được xem là những giải pháp toàn diện dành cho doanh nghiệp trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái.
Người tiêu dùng chỉ cần mở điện thoại quét mã QR dán trên khóa là màn hình sẽ hiển thị thông tin về chủng loại, tiếp đó cào lớp nhũ bạc để quét tem xác thực thứ hai trên điện thoại sẽ hiển thị hình ảnh và thông tin xác nhận.
Mỗi sản phẩm chỉ có một mã duy nhất, do đó khách hàng có thể nhận được thông báo chính xác, đó có phải là hàng chính hãng hay không, kèm theo là mẫu điền thông tin bảo hành điện tử. Giải pháp này góp phần hạn chế nạn hàng giả, hàng nhái tấn công sản phẩm của doanh nghiệp.
Về phía người tiêu dùng, chỉ với chiếc điện thoại thông minh được cài đặt phần mềm và vài thao tác đơn giản là có thể kiểm tra nguồn gốc sản phẩm khi đi mua sắm. Người tiêu dùng từ đó có thể yên tâm hơn bởi nắm được các thông tin cần thiết trên mỗi sản phẩm, từ nguồn gốc, tiêu chuẩn, quy trình sản xuất cho tới quá trình phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thế Tiệp - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống giả, trong công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại này thì cần có những giải pháp cụ thể, thiết thực, tiện lợi và an toàn cho người dân ví dụ như: Tuyên truyền để nhà sản xuất gắn tem truy xuất nguồn gốc hoặc chống hàng giả cho sản phẩm của mình, qua đó người dân có thể dể dàng tương tác với nhà sản xuất, nhà quản lý thông qua việc cảnh báo, nhận xét về chất lượng sản phẩm thông qua việc soi quét nào tem truy xuất nguồn gốc. Xây dựng các kênh tiếp nhận thông tin phản anh của người dân trên môi trường mạng hoặc hotline. Cần có chính sách bảo vệ người dân cũng như hậu thưởng cho người dân dũng cảm tố giác tội phạm gian lận thương mại, đặc biệt là hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang tràn lan trên thị trường.
Kì 2: QR code có thể sử dụng như tem chống hàng giả hay không?
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết