(CHG) Kiểm tra các mẫu thạch dừa, trân châu tại một cơ sở ở Hà Nội chuyên cung cấp nguyên liệu trà sữa, Đội Quản lý thị trường số 11 phát hiện chất bảo quản có thể gây chứng tăng động cho trẻ nhỏ trong nguyên liệu pha chế trà sữa.
Hình ảnh trà sữa chân trâu
Trà sữa vượt hàm lượng chất bảo quản
"Cơn sốt" trà sữa trân châu trên khắp Đông Nam Á đã mang lại cho ngành thực phẩm này doanh thu khổng lồ, lên tới 3,7 tỷ USD ( khoảng 86.000 tỷ đồng/ năm). Trong đó Việt Nam đứng thứ 3, chỉ sau Indonesia, Thái Lan về tiêu thụ trà sữa trân châu.
Theo thống kê, người Việt chi khoảng 362 triệu USD (tương đương khoảng 8.400 tỷ đồng) để uống trà sữa trong những năm qua. Tại nước ta, trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng, với 23% và hầu hết tập trung vào đối tượng nữ chiếm khoảng 53%, trẻ em khoảng 35%.
Cả nước có khoảng 1.500 quán trà sữa với 100 thương hiệu đang cạnh tranh khốc liệt và con số này có xu hướng tăng nhanh do một loạt thương hiệu mạnh khác du nhập.
Thị trường Việt Nam hiện cũng có rất nhiều thương hiệu trà sữa như: Thé, Gong Ga, The Alley, Ding Tea... Đối tượng sử dụng sản phẩm đồ uống này ngày càng mở rộng về độ tuổi cũng như tần suất đặt mua ngày càng nhiều. Vấn đề được đặt ra khi nhu cầu tăng, liệu chất lượng có đảm bảo hay không?
Thời gian qua, Đội Quản lý thị trường số 11, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan chức năng, tiến hành kiểm tra một đại lý chuyên cung cấp nguyên liệu dùng để pha chế trà sữa trên địa bàn phường Phú Lãm, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
Cơ quan quản lý thị trường đã lấy mẫu một số sản phẩm thạch dừa, trân châu tươi, trân châu 3Q, để giám sát chất lượng khi lưu thông trên thị trường.
Trong đó, đoàn kiểm tra đã lấy 6 mẫu thạch trân châu các loại. Căn cứ vào phiếu kiểm định chất lượng của Viện kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia, toàn bộ 6 mẫu thạch trân châu trên đều có chất bảo quản Mesodac vượt quá chỉ tiêu so với công bố của doanh nghiệp và vượt quá công bố của Thông tư 24/BYT.
Riêng mẫu thạch dừa 3Q có chỉ số chất bảo quản Natyri Benzoat và Kali Sorbat đều vượt ngưỡng hơn 2 lần so với hàm lượng mà cơ sở sản xuất tự công bố.
Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, đại lý này đã bị xử phạt 48 triệu đồng về hành vi buôn bán sản phẩm không đúng với tiêu chuẩn công bố. Đồng thời phải thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm thuộc các lô hàng sản xuất bị phát hiện vi phạm.
Hiện cơ quan quản lý thị trường đang tiếp tục làm việc với doanh nghiệp sản xuất để điều tra, truy xuất, cửa hàng, đại lý đã phân phối tiêu thụ số nguyên liệu pha chế trà sữa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm kể trên, để giám sát, thu hôi, xử lý theo quy định.
Các sản phẩm này đều do Công ty TNHH Minh Hạnh FOOD có địa chỉ tại thôn Bình Phú, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên phân phối, có hóa đơn chứng từ và bản công bố chất lượng sản phẩm.
Đội QLTT số 11 phát hiện nguyên liệu làm trà sữa không rõ nguồn gốc
Có thể gây thừa cân, béo phì ở trẻ em
Theo PGS.TS.Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, Natyri Benzoat có nguy cơ gây dị ứng, gtăng động cho trẻ nhỏ, nếu dùng phối hợp với vitamin C hoặc sản phẩm có sẵn vitamin C. Kali Sorbat dễ tạo điều kiện gây ra 1 chất gây ung thư là Benzen, hoặc gây viêm nếu quá liều, như gây viêm toàn bộ đường tiêu hóa của cơ thể.
Hai chỉ số chất bảo quản Natri Benzoat và Kali Sorbat đều vượt ngưỡng hơn 2 lần so với hàm lượng mà cơ sở sản xuất tự công bố
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, nguy hiểm nhất trong cốc trà sữa chính là hạt trân châu.
Hạt trân châu là hạt làm từ bột sắn, nhưng một số người muốn làm cho nó trở nên hấp dẫn hơn nên họ cho phẩm màu vào, tạo nên những hạt trân châu xanh, đỏ và cả màu đen…. Đây mới là điều đáng nghi ngại.
Người tiêu dùng ăn những hạt trân châu có chứa phẩm màu này, không phải màu thực phẩm mà phẩm màu công nghiệp hay bất cứ loại chất gì khác, cũng rất dễ gây ngộ độc. Nếu nguyên liệu pha trà sữa là bột màu, hương liệu công nghiệp, đường hóa học… thì rất độc hại. Dùng nhiều sẽ gây tổn thương lớn cho gan và thận, thậm chí suy gan, thận ở những cơ địa trẻ có đề kháng yếu.
Còn theo TS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng, trong trà sữa, dinh dưỡng không đa dạng nên nếu uống nhiều sẽ gây hại. Ngoài ra, người ta thường sử dụng nhiều loại phụ gia để pha chế như chất tạo bọt, tạo mùi, tạo màu, chất chống vón, làm ngọt… Nếu những loại phụ gia này kém chất lượng thì khả năng gây ngộ độc sẽ cao, dễ gây tổn thương gan, thận.
Ngoài ra, trà sữa có chứa caffein - chất kích thích thần kinh, nếu dùng lâu dài sẽ gây nghiện nhẹ. Trà sữa có rất nhiều đường, dùng lâu ngày sẽ gây ra cảm giác thèm đường, tạo ra thói quen sử dụng đường không tốt cho sức khỏe. Trẻ sử dụng nhiều trà sữa dễ mắc chứng béo phì.
Trẻ em "nghiện" trà sữa sẽ phải đối mặt với thừa cân, béo phì, thậm chí là ngộ độc… rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Cha mẹ nên điều chỉnh thói quen uống trà sữa thường xuyên của trẻ, thay bằng các loại đồ uống tươi, có nhiều chất dinh dưỡng với thành phần tự nhiên.
Vụ việc phát hiện các hóa chất bảo quản Mesodac, Natyri Benzoat và Kali Sorbat cùng các thông tin về phẩm màu nêu trên là lời cảnh báo người tiêu dùng về chất lượng của trà sữa trên thị trường hiện nay.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết