(CHG) Công nghệ blockchain có những ưu điểm vượt trội so với công nghệ dữ liệu cổ điển hiện nay. Khi áp dụng công nghệ chống hàng giả bằng blockchain, chi phí đối với doanh nghiệp sẽ rất thấp, còn người tiêu dùng được miễn phí.
Công nghệ blockchain có những ưu điểm vượt trội so với công nghệ dữ liệu cổ điển hiện nay như cho phép tạo ra những dữ liệu hoàn toàn không thể bị hack được, không thể thay đổi can thiệp được, có tính minh bạch tuyệt đối, có tính ứng dụng phi biên giới. Khi áp dụng công nghệ chống hàng giả bằng blockchain, chi phí đối với doanh nghiệp sẽ rất thấp, còn người tiêu dùng sẽ là miễn phí.
Xác thực nguồn gốc hàng hoá, chống hàng giả thông qua công nghệ blockchain |
Một nhóm start-up tại Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia TP. HCM mới đây đã nghiên cứu thành công giải pháp Deep Signature, đem lại “chữ ký” duy nhất giúp xác thực hàng hóa đúng nguồn gốc, khiến hành vi làm hàng giả trở nên bất khả thi.
Nguyên lý hoạt động của Deep Signature là sử dụng một blockchain cơ bản bất kỳ, từ đó tạo ra các giao dịch mã hóa ghi lên dữ liệu của mạng lưới blockchain. Công nghệ này cho phép nhà sản xuất có thể chủ động tạo ra những mã ID riêng cho sản phẩm của mình mà từ đó, người tiêu dùng có thể xác minh sản phẩm này đúng của nhà sản xuất phát hành ra không hay là một sản phẩm giả. Hoặc sản phẩm tuy là mang mã thật của nhà sản xuất phát hành nhưng có đúng nó hiệu quả hay không.
PGS. TS Nguyễn Đình Quân - Trường ĐH Bách Khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM, người sáng lập nhóm nghiên cứu, mô tả: “Cơ chế chống hàng giả của giải pháp Deep Signature là cung cấp cho nhà sản xuất một phần mềm. Trên phần mềm nhà sản xuất có thể kích hoạt các mã ID sản phẩm, mỗi một sản phẩm có một mã ID riêng của nó.
Khi nhà sản xuất kích hoạt nó thì nó được mã hoá trên blockchain, sau đó người tiêu dùng có thể xác minh mã này đúng của nhà sản xuất phát hành ra không, nghĩa là sản phẩm thật được xác minh lần đầu hay mã này không phải do nhà sản xuất phát hành ra tức là hàng giả và trong trường hợp nếu như mã của nhà sản xuất phát hành ra nhưng bị người nào đó sao chép lại để đưa lên sản phẩm giả thì phần mềm sẽ cho biết mã này không còn hợp lệ nữa bởi vì đã được sử dụng trước đây”.
Theo đó, ước tính chi phí cho nhà sản xuất tạo ra một mã ID sản phẩm để chống hàng giả rơi vào khoảng từ 100-200 đồng, có nghĩa là rẻ hơn rất nhiều so với những công nghệ hiện nay đang có mặt trên thị trường. Cũng mã đó giờ kích hoạt thêm lần nữa trên deep signature sẽ trở thành một mã sản phẩm được bảo vệ bởi công nghệ blockchain.
Điều này sẽ giúp chúng ta được một thị trường minh bạch hơn, lành mạnh hơn, có thể loại trừ được những hành vi thao túng làm hàng giả kể cả hàng lậu hay những mặt hàng hiện nay đang bị làm nhái rất nhiều.
“Giải pháp Deep Signature của chúng tôi hi vọng cung cấp cho các nhà sản xuất bất kể là quy mô như thế nào, bất kể là ở đâu cũng có thể tạo ra giải pháp chống hàng giả gần như tuyệt đối của mình và giải pháp này cho phép nhà sản xuất chủ động đưa những thông tin hình ảnh về sản phẩm của mình để từ đó thông điệp trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua phần mềm mà người tiêu dùng sử dụng để xác thực sản phẩm. Giải pháp Deep Signature của chúng tôi chạy trên lõi công nghệ đó là công nghệ blockchain”, ông Quân chia sẻ.
Thị trường công nghệ chống hàng giả trên thế giới có giá trị vốn hóa lên hàng trăm tỷ USD trong những năm gần đây. Thương mại điện tử, kinh doanh phân phối theo mạng lưới toàn cầu khiến nguy cơ hàng giả nhái theo hàng chính hãng là rất cao. Cả hai phía người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất đều đứng trước nguy cơ tổn thất và gặp nhiều hệ quả xấu nếu hàng giả hoành hành, do vậy nhu cầu chống hàng giả và xác thực hàng chính hãng do đó là một nhu cầu không chỉ rất thường nhật trong cuộc sống, mà còn có tính cấp thiết, nhân văn.
Có thể khẳng định, việc kiểm soát và ứng dụng công nghệ vào chống hàng giả được cho là giải pháp hữu hiệu, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trong thời đại 4.0 hiện nay.
(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) Vừa qua, cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng do Cục thuế tỉnh Sóc Trăng chủ trì đã tiến hành nhắc nhở, hướng dẫn kê khai, nộp thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử.
Xem chi tiết(CHG) Những năm qua, công tác phòng chống hàng giả và gian lận thương mại luôn được được các cấp chính quyền quan tâm, xử lý quyết liệt, trong đó có hành vi gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái rao bán trên mạng xã hội.
Xem chi tiết(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra phát hiện 49 vụ vi phạm kinh doanh thông qua trang mạng xã hội, đã xử lý phạt tiền, tịch thu và buộc tiêu hủy tang vật gần 1.750 triệu đồng lĩnh vực thương mại điện tử.
Xem chi tiết