Ngọc Hiền Pearl Farm có đang kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?


(CHG) Theo khoản 13 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường; không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất; hoặc xuất xứ của hàng hóa... Tại Ngọc Hiển Pearl Farm (đường Trần Hưng Đạo, Dương Tơ, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), một trung tâm kinh doanh ngọc trai và đồ lưu niệm nổi tiếng tại thành phố Phú Quốc, hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán công khai.

Thời gian qua, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có tuyến bài viết liên quan đến một số đơn vị có dấu hiệu vi phạm và vi phạm các quy định kinh doanh hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Phú Quốc: “Khách du lịch bất ngờ về giá “hàng hiệu” bày bán tại trung tâm Long Beach”; “Lộ cộ” về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa tại siêu thị K+ Mart, siêu thị Bùi Mart, siêu thị Hải Sơn Mart và siêu thị Dugong Mart” và bài: “Góc khuất” trung tâm kinh doanh đồ lưu niệm Việt Phú”. Tuyến bài viết là kết quả quá trình khảo sát của phóng viên khi tiếp nhận thông tin do người tiêu dùng (khách du lịch) gửi tới Quỹ Chống hàng giả.

Trung tâm Ngọc Hiển Pearl  Farm, đường Trần Hưng Đạo, Dương Tơ, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.  

Với tinh thần trách nhiệm của nhóm phóng viên trong quá trình thực hiện đề tài, với mong muốn tuyến bài viết góp phần cung cấp thêm những thông tin bổ ích tới cơ quan chức năng nơi đây. Giúp các cơ quan chức năng có góc nhìn đa chiều vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa nhập lậu... và gian lận thương mại đang xuất hiện tại địa phương.
Với những luận điểm, luận cứ, những ý kiến sắc bén của các chuyên gia trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, sau khi kết thúc tuyến bài viết liên quan đến quá trình khảo sát thực tế tại thành phố Phú Quốc sẽ là những ý kiến, kiến nghị, cũng như đưa ra một số giải pháp gửi tới UBND tỉnh Kiên Giang. Điều đó sẽ góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh hàng tiêu dùng, đồ lưu niệm dành cho khách du lịch, cũng như xây dựng hinh ảnh đẹp về Phú Quốc trong lòng mỗi du khách.
Tuyến bài viết thẳng thắn “điểm mặt”, “chỉ tên” những đơn vị kinh doanh gian dối, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng nhằm trục lợi, chính vì vậy đã đón nhận được rất nhiều ủng hộ từ độc giả trên cả nước. Một trong những đơn vị liên tiếp bị người tiêu dùng “réo tên” thời gian qua chính là Ngọc Hiền Pearl Farm một trung tâm kinh doanh ngọc trai, đồ lưu niệm khá nổi tiếng trên địa bàn thành phố Phú Quốc.

La liệt hàng hóa vi phạm

Phòng trưng bày những hiện vật của Ngọc Hiển Pearl.

Khảo sát thực tế của phóng viên Tạp chí CHG (theo tài liệu bàn giao từ Quỹ Chống hàng giả), Ngọc Hiền Pearl Farm nằm ở vị trí vô cùng đắc địa, với cơ sở hạ tầng, phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm rộng hàng nghìn mét vuông, cùng đội ngũ nhân viên tư vấn bán hàng vô cùng nhiệt tình và chuyên nghiệp.
Nhân viên tư vấn sản phẩm tại Ngọc Hiển Pearl Farm tận tình, chuyên nghiệp.
Với sự sắp xếp bài bản, khoa học, cùng sự đầu tư cơ sở hạ tầng hoành tráng, góp phần tôn thêm vẻ sang trọng, quý phái, đẳng cấp của những sản phẩm ngọc trai và đồ lưu niệm đang bày bán tại đây.
Sản phẩm ngọc trai tại trung tâm Ngọc Hiền Pearl Farm có muôn vàn loại giá từ vài trăm nghìn đến vài trăm triệu/01 sản phẩm (bộ sản phẩm) tùy vào màu sắc, mẫu mã, chất lượng.
Tại quầy trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm da cá sấu, rất nhiều hàng hóa có dấu hiệu vi phạm và vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng.
Đúng như người tiêu dùng thông tin, bên cạnh những quầy hàng giới thiệu và bán sản phẩm ngọc trai là gian hàng bày bán giày, dép, túi da nam, túi da nữ, ví, dây thắt lưng nam, khăn thời trang... với giá cả vô cùng đắt đỏ.
Sản phẩm được cho là làm từ da cá sấu có giá vô cùng đắt đỏ bày bán tại trung tâm Ngọc Hiển Pearl Farm.

Theo quan sát của phóng viên, những sản phẩm trên đều có 01 miếng giấy nhỏ, màu bạc, giống nhãn của hàng hóa. Một mặt của miếng giấy có ghi mã vạch, cùng dòng chữ số và chữ cái la tinh, mặt còn lại ghi dòng chữ NgocHien Peart, cùng tên sản phẩm và giá tiền của sản phẩm.

Thắc mắc về việc những sản phẩm tại đây mặc dù có giá vô cùng đắt đỏ nhưng lại không thể hiện bất kỳ thông tin gì trên nhãn hàng hóa, một nhân viên tư vấn của trung tâm này cho biết: “Những sản phẩm (túi xách, ví da, giày- dép, dây thắt lưng, mặt dây thắt lưng...) bày bán tại đây được làm từ da cá sấu, do công ty bên em (Công ty Ngọc Hiền) sản xuất thủ công tại xưởng ở thành phố Hồ Chí Minh, cho nên không ghi nơi sản xuất”.

Trên sản phẩm có 01 mảnh giấy màu bạc ghi thông tin rất sơ sài về sản phẩm bày bán tại Ngọc Hiển Pearl Farm.

Những sản phẩm làm từ “da cá sấu”, được bày bán tại trung tâm Ngọc Hiền Pearl Farm không thể hiện thông tin về tên và địa chỉ của tổ chức chịu trách nhiệm trên nhãn hàng hóa; xuất xứ hàng hóa, cũng như không ghi thành phần hoặc thành phần định lượng; thông số kỹ thuật; thông tin cảnh báo sản phẩm; hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; năm sản xuất... Điều đó khiến không ít du khách tham quan, mua sắm băn khoăn về chất lượng, cũng như nguồn gốc xuất xứ của những sản phẩm đang bày bán tại trung tâm này.

Sản phẩm khăn thời trang có biểu tượng của hãng Louis Vuitton, cùng biểu tượng con cá sấu trên mặt dây thắt lưng nam bày bán tại Ngọc Hiền Pearl Farm.

Bên cạnh đó, theo quan sát của phóng viên, tại đây còn bắt gặp một số sản phẩm là khăn thời trang mang biểu tượng của hãng Louis Vuitton (nhân viên tại đây giới thiệu là hàng “thường”, không phải hàng của hãng) cũng như biểu tượng con cá sấu trên mặt dây thắt lưng nam. Bởi vậy, người tiêu dùng hoài nghi: liệu trung tâm này có đang sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang thương hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, cũng như đang xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đơn vị khác?
Theo ông Nguyễn Đức Lợi, Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả: “Căn cứ vào những hình ảnh (do người tiêu dùng và phóng viên cung cấp), trung tâm Ngọc Hiền Pearl Farm đang kinh doanh một số sản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật trong việc ghi nhãn hàng hóa (Khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 111/2021 quy định về nhãn hàng hóa). Có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam”.
Cũng theo ông Lợi: “Tại Điều 3 Nghị định 43 có giải thích rất cụ thể: “Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sả


Sản phẩm quà tặn lưu niệm được bày bán tại trung tâm Ngọc Hiền Pearl Farm.

Ngọc Hiền Pearl Farm là trung tâm kinh doanh các sản phẩm ngọc trai, quà tặng, đồ lưu niệm nổi tiếng dành cho khách du lịch trong và ngoài nước. Việc đơn vị này kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm và vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng sẽ ảnh hưởng không chỉ tới danh tiếng của doanh nghiệp, mà còn làm “xói mòn” niềm tin của những du khách đã từng mua đồ lưu niệm tại đây.
Những thông tin tiêu cực về các sản phẩm quà tặng, đồ lưu niệm dành cho khách du lịch, người tiêu dùng đang bày bán tại trung tâm Ngọc Hiền Pearl Farm không chỉ diễn ra tại những sản phẩm được làm từ nhóm nguyên liệu làm từ da (da cá sấu). Mà người tiêu dùng còn tố một số dấu hiệu vi phạm liên quan đến sản phẩm ngọc trai của trung tâm này và một số đơn vị khác, trong đó có Long Beach Center.
Vì vậy, rất mong các cơ quan chức năng liên quan tại thành phố Phú Quốc khẩn trương vào cuộc, xác minh, kiểm tra và xử lý vụ việc một cách nghiêm túc.

Nhằm đưa thông tin khách quan đa chiều về việc một số đơn vị có dấu hiệu kinh doanh sản phẩm hàng hóa vi phạm và vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, ngày 6/8/2024 phóng viên Tạp chí CHG đã cung cấp một số thông tin tới Đội Quản lý thị trường thành phố Phú Quốc (Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang), trong đó có hình ảnh, sản phẩm hàng hóa của trung tâm Ngọc Hiền Pearl Farm. Sau khi xem các hình ảnh (về túi da, giày da, ví da, dây thắt lưng, mặt thắt lưng...) cũng như quan sát trực tiếp sản phẩm, một cán bộ của Đội Quản lý thị trường số 4 cho biết: “Da cá sấu mà không để công ty nào sản xuất hết...”.
Mặc dù phía đồng chí cán bộ trên không thể đưa ra nhiều ý kiến vì lý do quy chế phát ngôn của phía Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, chỉ một câu nói của cán bộ Đội Quản lý thị trường số 4 đủ thấy đơn vị Ngọc Hiền Pearl Farm đang có vi phạm hay không.
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3