Người tiêu dùng thông thái, "tấm khiên" chống gian lận


(CHG) Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và thương mại điện tử, người tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước một “ma trận” hàng hóa với đủ loại hình thức, mẫu mã và nguồn gốc xuất xứ. Song song với sự tiện lợi mà mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử mang lại, một thực tế đáng lo ngại đang len lỏi trong từng cú click chuột: đó là hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhập lậu và những chiêu trò gian lận thương mại ngày càng tinh vi.


Khi hàng hóa “lên mây”, sự kiểm soát lại “rơi xuống đất”.

Khi hàng hóa "lên mạng", niềm tin lại "xuống dốc"
Trong những năm gần đây, tình trạng buôn bán hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Zalo, Instagram... diễn ra ngày càng phức tạp. Mỗi ngày, chỉ cần vài thao tác đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể mở “cửa hàng online” và chào bán mọi loại sản phẩm, từ mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, quần áo, giày dép cho đến thuốc điều trị bệnh. Thậm chí, có những sản phẩm được quảng cáo là “xách tay chính hãng”, nhưng thực chất là hàng nhập lậu không qua kiểm định, hoặc là hàng nhái tinh vi đến mức người tiêu dùng khó lòng phân biệt.


 Tiktoker “Mailystyle” bị cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính về việc kinh doanh hàng hóa nhập lậu.


Mỹ phẩm mang thương hiệu
 “Lina Skin” của hot girl Nguyễn Diệu Thảo có dấu hiệu chứa C
orticoid.

Một ví dụ điển hình là vụ việc Tiktoker “Mailystyle” bị cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính về việc kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Hay vụ việc mỹ phẩm mang thương hiệu “Lina Skin” của hot girl Nguyễn Diệu Thảo có dấu hiệu chứa Corticoid (phóng viên của Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả đã gửi nội dung trao đổi thông tin nhưng người này chọn giải pháp im lặng), một chất thuộc nhóm độc B, gây nguy hại cho da khi sử dụng lâu dài, vẫn được rao bán tràn lan trên mạng, khiến không ít người “tiền mất tật mang”.

Biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo quảng cáo không đúng sự thật về công dụng của sữa Hiup .

Không chỉ mỹ phẩm, thị trường sữa và thực phẩm chức năng cũng đang bị “băm nát” bởi vô số thương hiệu “tự phong”, thiếu kiểm định nhưng được quảng bá rầm rộ bởi các KOLs, người nổi tiếng. Nhiều nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu thản nhiên tiếp tay cho gian thương bằng cách “lên sóng” quảng cáo những loại sữa “thần kỳ”, “tăng chiều cao”, “giúp bé thông minh”… mà thực chất không hề có cơ sở khoa học, thậm chí chưa được cấp phép lưu hành.
Khi hàng hóa “lên mây”, sự kiểm soát lại “rơi xuống đất”. Nhiều trang bán hàng trực tuyến không đăng ký kinh doanh, không thông báo với Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 52 Luật Giao dịch điện tử năm 2023, nhưng vẫn hoạt động công khai suốt thời gian dài. Một số sàn thương mại điện tử thiếu kiểm duyệt nội dung đăng tải, dễ dàng cho phép các gian thương mượn danh “đổi trả dễ dàng”, “hàng chính hãng” để đánh lừa người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật dù đã có những bước hoàn thiện, như Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023, Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm thương mại, hay các quy định liên quan đến quảng cáo, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc… nhưng khâu thực thi lại chưa đủ mạnh, chưa đủ nhanh để theo kịp tốc độ phát triển của thương mại điện tử. Các chế tài xử phạt còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.
Trong khi đó, chính người tiêu dùng cũng đang trở thành "mắt xích yếu" trong chuỗi giám sát chất lượng hàng hóa. Tâm lý sính ngoại, ham rẻ, tin vào những lời quảng cáo có cánh khiến nhiều người mua hàng mà không cần kiểm tra kỹ lưỡng, không tìm hiểu nguồn gốc, không đọc kỹ thông tin thành phần hay giấy phép sản phẩm.
“Tấm khiên” chống gian lận
Trước bối cảnh đó, hơn bao giờ hết, người tiêu dùng cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cơ bản để trở thành “người tiêu dùng thông thái”. Không ai có thể bảo vệ bạn tốt hơn chính bạn!

Người tiêu dùng nên cảnh giác trước "ma trận" quảng cáo không đúng sự thật của nhiều người nổi tiếng, KOL, KOC... vì tiền mà đánh mất lương tri.

Trước hết, người tiêu dùng cần học cách đọc nhãn sản phẩm một cách cẩn thận. Theo quy định của pháp luật, hàng hóa lưu thông trên thị trường phải có nhãn ghi đầy đủ các thông tin như: tên hàng hóa, thành phần, công dụng, ngày sản xuất- hạn sử dụng, tên và địa chỉ của tổ chức chịu trách nhiệm sản phẩm. Việc sản phẩm thiếu thông tin hoặc thông tin không khớp với đăng ký có thể là dấu hiệu vi phạm.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng chỉ mua hàng ở những nơi uy tín, có địa chỉ rõ ràng, được đăng ký với cơ quan chức năng. Đối với mua sắm online, nên ưu tiên những sàn thương mại điện tử có chính sách đổi trả minh bạch, có công cụ đánh giá người bán và bảo vệ người tiêu dùng. Không nên mua hàng từ những fanpage, livestream vô danh hoặc những cá nhân không xác định được nhân thân.
Người tiêu dùng cần cảnh giác với các chiêu trò quảng cáo thổi phồng. Không có loại sữa nào giúp trẻ cao thêm 5cm- 7cm chỉ sau vài tháng. Không có loại mỹ phẩm nào “trị sạch nám, tàn nhang” sau 7 ngày sử dụng. Hãy luôn tỉnh táo trước các thông điệp quảng cáo có tính chất kỳ diệu, phi thực tế. Tìm hiểu thêm các thông tin khoa học từ các nguồn chính thống như Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm, hay các cơ quan báo chí chính thống.
Đặc biệt, hãy biết cách khiếu nại và tố cáo khi quyền lợi bị xâm phạm. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định rõ: người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin trung thực, được lựa chọn sản phẩm an toàn, được đảm bảo quyền đổi trả, bảo hành. Khi gặp phải hàng giả, hàng kém chất lượng, đừng ngần ngại liên hệ đường dây nóng của các cơ quan chức năng, Tổng đài Chống hàng giả 1900066689, hoặc gửi đơn phản tới các cơ quan có thẩm quyền gần nhất.
Hãy nhớ rằng: "Tiền bạn bỏ ra phải đi kèm với trách nhiệm lựa chọn sản phẩm đúng đắn."
Giáo dục tiêu dùng, bài học cần đưa vào nhà trường
Trên thực tế, khái niệm “tiêu dùng thông thái” nên được phổ cập ngay từ cấp học phổ thông như một nội dung giáo dục kỹ năng sống. Những kiến thức căn bản như cách đọc nhãn hàng hóa, phân biệt thật giả, quyền lợi người tiêu dùng, cách khiếu nại, tố cáo... cần được giảng dạy chính thống và bài bản, thay vì chỉ trông chờ vào các chiến dịch truyền thông rải rác.

Hãy tự trang bị cho mình kiến thức, kinh nghiệm để trở thành người tiêu dùng thông thái.

Đồng thời, việc xây dựng một thế hệ người tiêu dùng có tri thức cũng sẽ tạo nên áp lực ngược trở lại thị trường, buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ đúng quy định, sản xuất chân chính và minh bạch hơn.
Không thể có một thị trường trong sạch nếu chỉ có sự cảnh giác từ phía người tiêu dùng. Các doanh nghiệp làm ăn chân chính cần lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ mình khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh. Cần tích cực tham gia các chương trình bảo vệ thương hiệu, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc tố giác các hành vi làm nhái, làm giả sản phẩm của mình.
Đồng thời, minh bạch hóa toàn bộ chuỗi cung ứng, công khai giấy phép, chứng nhận chất lượng, áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc… chính là những “chứng chỉ niềm tin” mà người tiêu dùng hiện đại rất quan tâm.
Thế kỷ XXI là kỷ nguyên của tiêu dùng thông minh. Một cú click chuột có thể mang lại món hời, nhưng cũng có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Trong một thị trường mà thật, giả lẫn lộn, niềm tin không thể trao bừa bãi.
Người tiêu dùng cần tự trang bị kiến thức, tỉnh táo trước mỗi quyết định mua sắm, và dũng cảm lên tiếng khi quyền lợi bị xâm phạm. Đừng để bản thân trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa dối chỉ vì thiếu thông tin hoặc cả tin vào quảng cáo.
Bởi cuối cùng, chính bạn (người tiêu dùng) là người nắm giữ quyền lực lớn nhất trên thị trường. Vì vậy, hãy là người tiêu dùng thông thái, để bảo vệ chính bạn và cộng đồng.

Còn lại: 1000 ký tự
Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube

(CHG) Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.

Xem chi tiết
Ngăn chặn hàng giả: Cuộc chiến cần sự chung tay từ cộng đồng

(CHG) Dưới đây là bài phỏng vấn giữa Phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại với bà Nguyễn Thị Thu Hoài – Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, về vấn nạn thuốc giả, sữa giả, thực phẩm chức năng giả… đang lan tràn hiện nay

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Phát hiện hơn 20 tấn giá đỗ ngâm chất cấm có thể gây tử vong

(CHG)-Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá thành công chuyên án đấu tranh làm rõ, bắt xử lý bốn vụ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với quy mô rất lớn. Đặc biệt điểm đến của một số thực phẩm này là Bách Hóa xanh khiến người tiêu dùng hoang mang.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3