Những “khách quen” của loạt doanh nghiệp, quán bia vỉa hè xuất hoá đơn trăm tỷ


Một trong những “khách quen” của loạt doanh nghiệp, quán bia xuất hóa đơn trăm tỷ là Viện Khoa học công nghệ mỏ - VINACOMIN, Vicem Bút Sơn

Tuần nào cũng “tiếp khách”, mỗi bữa 4-9 triệu đồng

Viện Khoa học công nghệ mỏ - VINACOMIN là đơn vị hoạt động công nghệ thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam.

Ghi nhận của phóng viên, trong năm 2022, VINACOMIN có tên trên gần 100 hoá đơn của loạt doanh nghiệp, quán bia vỉa hè xuất hoá đơn trăm tỷ mà Báo Công Thương phản ánh trước đó. Tổng giá trị dịch vụ thể hiện trên các hoá đơn này khoảng trên 700 triệu đồng, trung bình mỗi hoá đơn từ 5 – 9 triệu đồng.

Cụ thể, năm 2022, VINACOMIN có tên trên 21 hoá đơn do Công ty TNHH Thương mại dịch vụ ẩm thực T.M xuất ra; 26 hoá đơn do Công ty TNHH Thương mại dịch vụ tổng hợp Đ.T.P xuất ra; 9 hoá đơn do Công ty TNHH Dịch vụ truyền thông quảng cáo thương mại K. xuất ra; 14 hoá đơn do Công ty TNHH Dịch vụ thương mại tổng hợp P.H xuất ra; 14 hoá đơn Công ty TNHH Tổng hợp T.N Hà Nội xuất ra…

Những “khách quen” của doanh nghiệp, quán bia vỉa hè xuất hoá đơn trăm tỷ
Một trong những nhà hàng, quán bia vỉa hè xuất hoá đơn trăm tỷ Báo Công Thương ghi nhận.

Trong đó, Công ty T.N. có địa điểm kinh doanh tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội; mặt hàng kinh doanh là dê, ghi nhận thực tế của phóng viên cũng là dê. Tuy nhiên, 14 hoá đơn xuất ra lại thể hiện là tôm hấp, thịt sốt chua, nem nướng, bò cuốn cái… Đơn cử như hoá đơn số 2835 xuất ra ngày 15/12/2022, các mặt hàng sử dụng gồm tôm hấp số lượng 1,8; thịt sốt chua ngọt 4 đĩa; thịt nướng 4 đĩa; rau xào 4 đĩa…Tổng giá trị trên hóa đơn là 8,95 triệu đồng.

Công ty Đ.T.P có địa chỉ kinh doanh tại phường La Khê, quận Hà Đông; hồ sơ theo đăng ký là Trung tâm tổ chức sự kiện – nhà hàng 19xx. Ghi nhận thực tế của phóng viên, đây chỉ là quán bia vỉa hè, bên trong có bán thêm một số món ngỗng.

Tuy nhiên, hoá đơn xuất ra lại không hề có bia, ngỗng mà chỉ có các món như lẩu thập cẩm, nem nướng, cá sốt chanh leo, bò xào lăn với nước suối, nước ngọt. Đơn cử như hoá đơn số 2146, các dịch vụ sử dụng gồm 3 nồi lẩu thập cẩm, 3 đĩa nem nướng, 3 đĩa cá sốt chanh leo, 6 lon nước ngọt, 10 chai nước lọc… Tổng giá trị hoá đơn là 8,3 triệu đồng.

Để làm rõ thông tin này, ngày 8/6/2023, phóng viên Báo Công Thương đã có buổi làm việc với ông Vũ Thái Nam, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính; bà Lê Thị Dung Hạnh, Kế toán trưởng và bà Nguyễn Thanh Thuỷ, Phó phòng Tổ chức Hành chính Viện Khoa học công nghệ mỏ - VINACOMIN.

Tại buổi làm việc, bà Hạnh xác nhận VINACOMIN có sử dụng hoá đơn của các Công ty K, T.N, Đ.T.P, P.H như Báo Công Thương phản ánh. Bà Hạnh khẳng định doanh nghiệp có đi tiếp khách, sử dụng dịch vụ ăn uống. “Theo phản hồi của các cá nhân trong Viện thì có sử dụng dịch vụ và lấy hoá đơn thanh toán”, bà Hạnh nói.

Như vậy, nếu thông tin bà Hạnh cung cấp là đúng, trong năm 2022, gần như tuần nào cán bộ, nhân viên VINACOMIN cũng ghé qua quán dê để ăn hải sản, qua quán bia vỉa hè để ăn lẩu, uống nước ngọt, với số tiền từ 4-9 triệu đồng. Trong năm 2022, chỉ một số quán như Báo Công Thương chỉ ra, số tiền cán bộ, nhân viên VINACOMIN chi tiêu đã lên tới hơn 700 triệu đồng.

Những bữa ăn xa xỉ của xi măng Vicem Bút Sơn

Trong năm 2022, Xí nghiệp tiêu thụ xi măng Vicem Bút Sơn cũng là một “khách quen” của loạt nhà hàng, quán bia vỉa hè và độ chơi cũng hơn hẳn Viện Khoa học công nghệ mỏ - VINACOMIN.

Ghi nhận của Báo Công Thương cho thấy, năm 2022 Vicem Bút Sơn đã “ăn tiêu” hết hơn 1,2 tỷ đồng tại các nhà hàng, quán bia vỉa hè này, mỗi bữa trung bình gần 14 triệu đồng, được thể hiện ở 86 hoá đơn đỏ.

Cụ thể, năm 2022 có tên trên 29 hoá đơn do Công ty TNHH Thương mại dịch vụ ẩm thực T.M xuất ra; 18 hoá đơn do Công ty TNHH Thương mại dịch vụ tổng hợp Đ.T.P xuất ra; 11 hoá đơn do Công ty TNHH Dịch vụ truyền thông quảng cáo thương mại K. xuất ra; 14 hoá đơn do Công ty TNHH Dịch vụ thương mại tổng hợp P.H xuất ra; 14 hoá đơn Công ty TNHH Tổng hợp T.N Hà Nội xuất ra…

Trong đó, 29 hoá đơn của Công ty T.M có tổng giá trị dịch vụ khoảng 400 triệu đồng; 18 hoá đơn của Công ty Đ.T.P tổng giá trị hơn 160 triệu đồng; 11 hoá đơn của Công ty K. tổng giá trị hơn 260 triệu đồng; 14 hoá đơn Công ty P.H xuất giá tổng giá trị hơn 210 triệu đồng và 14 hoá đơn Công ty T.N xuất ra với tổng giá trị hơn 210 triệu đồng.

Hồ sơ cho thấy, Công ty K. đăng ký 2 địa điểm kinh doanh, một tại phường Quang Trung, quận Hà Đông; một tại phường Phúc La, quận Hà Đông, TP Hà Nội. Địa chỉ tại phường Quang Trung là quán đồ Nhật, người dân xung quanh cho biết thường xuyên đóng cửa, không hoạt động kinh doanh. Địa chỉ tại phường Phúc La, phóng viên đã dành nhiều ngày tìm kiếm nhưng chưa thể thấy.

Trong 11 hoá đơn Công ty K. xuất ra có tên Vicem Bút Sơn, thì cả 11 hoá đơn này đều không thể hiện các hàng hoá đã sử dụng, mà chỉ thể hiện đơn giản là “dịch vụ ăn uống”. Các hoá đơn các đơn vi khác xuất ra có tên Vicem tương tự như phân tích ở trên, chỉ có số tiền là lớn hơn, trung bình khoảng gần 14 triệu đồng/hoá đơn.

Sau thông tin phản ánh, cơ quan chức năng có thẩm quyền đã cử cán bộ trực tiếp làm việc với Báo Công Thương để tiếp nhận nguồn tin có dấu hiệu gian lận thương mại, vi phạm pháp luật. Báo Công Thương đã phối hợp, cung cấp các thông tin liên quan để phục vụ việc xác minh của cơ quan có thẩm quyền.

Ghi nhận của Báo Công Thương chiều 20/8, nhiều công ty, quán bia xuất hóa đơn trăm tỷ đã bất ngờ thông báo tạm dừng hoạt động, có đơn vị thì đổi tên.

Cụ thể, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ tổng hợp Đ.T.P đã đổi tên thành Công ty TNHH Thương mại và phát triển dịch vụ S.A.D; Công ty TNHH TMDV phát triển M.A đổi tên thành Công ty TNHH TMDV phát triển D.M.

Các công ty: TNHH thương mại tổng hợp và truyền thông T.B; TNHH dịch vụ truyền thông quảng cáo thương mại K. và TNHH Tổng hợp T.N Hà Nội thông báo tạm ngừng hoạt động.

Trong danh sách các công ty khả nghi có hoạt gian lận thương mại phóng viên Báo Công Thương ghi nhận, chỉ còn duy nhất Công ty TNHH dịch vụ thương mại tổng hợp P.H là còn trạng thái hoạt động.

Báo Công Thương sẽ tiếp tục thông tin./.

Nguồn: BÁO CÔNG THƯƠNG

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3