Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hiup có phải là sữa giúp tăng chiều cao?


(CHG) Thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đang quảng cáo, rao bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hiup trên các website, mạng xã hội với tên gọi sữa tăng chiều cao và được thổi phồng công dụng như “thần dược”, có dấu hiệu lừa dối người dùng để trục lợi. Đáng chú ý, còn có hiện tượng một số nghệ sĩ, người nổi tiếng tham gia quảng bá, giới thiệu, thổi phồng công dụng của sản phẩm này. Những hành vi này cần phải lên án, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Những năm gần đây, mạng xã hội phát triển, kéo theo đó là hoạt động bán hàng online càng ngày càng sôi động. Quá nhiều người bán hàng online, từ đó dẫn đến không kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm khi bán ra thị trường và nhiều người bán hàng quảng cáo thông tin không rõ ràng về sản phẩm, gây hiểu nhầm và người tiêu dùng bị rơi vào ma trận thông tin trái chiều về xuất xứ, công dụng của sản phẩm dẫn đến nhiều hậu quả.
Trước thực trạng trên các cơ quan chức năng đã phải lên tiếng và chỉ ra vấn đề là nhiều doanh nghiệp đang có tình trạng đăng ký sản phẩm thực phẩm chức năng một đằng, nhưng sản xuất một nẻo. Trong đó, có nhiều đơn vị đã lợi dụng hình ảnh các y bác sĩ, người nổi tiếng, diễn viên để thổi phồng tác dụng của thực phẩm chức năng. Thế nhưng, tình trạng trên vẫn diễn ra phổ biến.
Vừa qua, một số người tiêu dùng đã thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về việc một số đối tượng đưa ra những lời quảng cáo ''có cánh'' để quảng cáo, rao bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hiup trên các trang mạng với tên gọi sữa tăng chiều cao và được thổi phồng công dụng như “thần dược”, có dấu hiệu lừa dối người dùng để trục lợi. Quỹ đã chuyển thông tin tới Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại.
Khảo sát của phóng viên trên website: hiupchinhhang.vn cho thấy, sản phẩm này được sản xuất tại Chị nhánh Hà Nam - Công ty TNHH Sản Xuất DP Công Nghệ Cao NanoFrance; đơn vị đăng ký công bố, chịu trách nhiệm về tính pháp lý của sản phẩm là Công ty TNHH Kinh doanh và công nghệ ALAMA Việt Nam có địa chỉ tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Sản phẩm được bán với mức giá 890.000/hộp. Website này đã dùng nhiều hình ảnh của  bác sĩ, người tiêu dùng, các nghệ sĩ, người nổi tiếng để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hiup sai quy định. Cụ thể, Mc Vân Hugo giới thiệu: “Con trai của Vân uống Hiup sau 3 tháng tăng từ 1m50 lên 1m53”, Diễn viên Thanh Hương còn đưa ra cách giới thiệu sản phẩm khiến người tiêu dùng lầm tưởng đây là 1 loại sữa của Hoa Kỳ có tác dụng tăng chiều cao: “Con mình uống vào mê luôn, mê luôn Hiup Hoa Kỳ, khi sử dụng con của Hương tăng được 3 cm”… Những clip quảng cáo trên đã được sử dụng và đăng tải trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hiup như một loại sữa giúp tăng chiều cao.
Theo PGS, TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm: “Các vi phạm về quảng cáo TPCN ngày càng phức tạp dù chúng tôi thường xuyên kiểm tra, xử lý. Việc kiểm tra, xử lý các quảng cáo vi phạm trên internet và mạng xã hội gặp rất nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian. Người dân cần nêu cao cảnh giác, khi có bệnh thì nên đến bệnh viện để khám và điều trị sớm, không nên tự ý mua thuốc hay các sản phẩm TPCN quảng cáo trôi nổi”.
Luật sư Đặng Văn Cường, Chánh văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: “Nghệ sĩ, người nổi tiếng ký hợp đồng quảng cáo cho các nhãn hàng, doanh nghiệp là hết sức bình thường, giúp họ có thêm thu nhập chính đáng. Tuy nhiên, khi tham gia quảng cáo, nghệ sĩ phải có trách nhiệm và tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật để quảng cáo đúng luật, mang lại hiệu ứng tích cực. Nếu nghệ sĩ, người nổi tiếng vô tình hay cố ý vi phạm quy định của Luật Quảng cáo, quảng cáo các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bị cấm hoặc thực hiện các hành vi bị cấm trong quảng cáo, quảng cáo khi chưa biết rõ công dụng, giá trị của sản phẩm, quảng cáo sai sự thật... thì sẽ gây hệ lụy rất xấu cho xã hội và mất danh tiếng, thậm chí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hiup như trên đang gây ảnh hưởng đến việc mua và lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng. Thiết nghĩ các cơ quan quản lý cần đồng loạt vào cuộc nhằm chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm xảy ra bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3